Thách thức cho ‘lá bài tẩy’ của Đài Loan trước Mỹ
Công nghệ chip bán dẫn tiên tiến không đơn thuần là lợi thế về kinh tế của Đài Loan mà còn là ‘lá bài tẩy’ liên quan mật thiết đến an ninh của đảo này.
Hôm qua (8.3), tờ South China Morning Post đưa tin TSMC dự kiến đầu tư nhà máy sản xuất chip trị giá 100 tỉ USD đang gây lo ngại ở Đài Loan vì có thể làm suy yếu sự thống trị của Đài Bắc trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đài Loan lo ngại
Tờ Nikkei Asia đưa tin Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức và Giám đốc điều hành của TSMC ngày 6.3 có cuộc họp báo chung để bảo vệ quyết định đầu tư trên. Ông Lại ca ngợi quyết định của TSMC là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Washington – Đài Bắc.
Tập đoàn TSMC đóng vai trò trong ngành chip toàn cầu. ẢNH: REUTERS
Đối với TSMC, thỏa thuận này có nghĩa là họ sẽ tránh được mức thuế khổng lồ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra cho ngành công nghiệp chip toàn cầu. Đối với Mỹ, điều đó có nghĩa là hàng chục ngàn việc làm xây dựng. Theo luật Đài Loan, TSMC bắt buộc phải có sự chấp thuận của chính quyền đối với bất kỳ khoản đầu tư nước ngoài nào trên 1,5 tỉ USD. Nhà lãnh đạo Lại cho biết chính quyền sẽ xem xét thỏa thuận với “lợi ích quốc gia”. Tờ The Guardian dẫn lời đại diện cơ quan kinh tế Đài Loan ngày 5.3 cho hay cơ quan này vẫn chưa nhận được đơn đăng ký của TSMC.
Video đang HOT
Nhưng theo phía đảng đối lập Đài Loan, thỏa thuận trên đã gióng lên hồi chuông báo động. Các thành viên phe Quốc dân đảng đối lập chỉ trích dự án của TSMC có thể làm suy yếu an ninh của Đài Loan, vì sẽ chuyển dịch mảng sản xuất chip tiên tiến qua Mỹ.
Lá bài quan trọng
Hôm qua (8.3), tờ Financial Times dẫn nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tự tin rằng Trung Quốc đại lục sẽ không sử dụng sức mạnh quân sự để thống nhất đảo Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan vẫn lo ngại cho sự đảm bảo an ninh của đảo này.
Trong khi đó, Đài Loan đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu, thậm chí lên đến gần 90% thị phần sản xuất chip bán dẫn tiên tiến toàn cầu. Tập đoàn TSMC của Đài Loan cũng đang dẫn đầu toàn cầu về sản xuất chip bán dẫn, đồng thời là nhà cung cấp cho các “trùm” công nghệ của Mỹ như Apple, NVIDIA… Riêng TSMC đã chiếm hơn 60% thị phần đúc chip toàn cầu.
Nếu Đài Loan bị cô lập hoặc bùng nổ xung đột ở eo biển Đài Loan thì nguồn cung cấp chip bán dẫn toàn cầu bị đổ vỡ. Hiện nay, chip bán dẫn đang đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi sản xuất toàn cầu khi hiện diện trong hầu hết các sản phẩm điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính… đến xe hơi, xe máy.
Chính vì thế, phương Tây nhiều năm qua lo ngại nguy cơ các cơ sở của TSMC ở Đài Loan bị Bắc Kinh kiểm soát nếu Trung Quốc đại lục kiểm soát hòn đảo. Đầu năm 2024, Bloomberg dẫn một số nguồn tin thân cận cho hay TSMC và Công ty ASML (Hà Lan) đã phải tích hợp khả năng điều khiển từ xa để vô hiệu hóa các thiết bị của những công ty này nếu Trung Quốc kiểm soát Đài Loan. Trong số 2 công ty trên, ASML là doanh nghiệp số 1 thế giới về cung cấp thiết bị dùng để sản xuất chip bán dẫn, nổi bật là máy quang khắc.
Vì thế, nếu xung đột nổ ra quanh eo biển Đài Loan hoặc Bắc Kinh thống nhất Đài Bắc thì sẽ là “thảm họa” cho Mỹ và đồng minh do bị ảnh hưởng bởi nguồn cung cấp chip bán dẫn.
Chính vì thế, việc duy trì sản xuất chip bán dẫn tiên tiến chính là một “lá bài tẩy” để Đài Loan khiến Mỹ và các đồng minh phương Tây phải bảo vệ đảo này.
Thẩm phán Mỹ phán quyết Trung Quốc đền 24 tỉ USD vì Covid-19
Tờ The New York Times hôm qua (8.3) đưa tin một thẩm phán liên bang ở bang Missouri (Mỹ) đã đưa ra một phán quyết trị giá hơn 24 tỉ USD đối với chính phủ Trung Quốc vì che đậy sự khởi đầu của đại dịch Covid-19, đồng thời âm thầm tích trữ thiết bị bảo hộ dẫn đến thiệt hại cho nước Mỹ. Các quan chức tư pháp Missouri tuyên bố sẽ thực thi phán quyết trên bằng cách tịch thu tài sản của Trung Quốc.
Vụ kiện này do văn phòng Tổng chưởng lý Missouri đệ trình vào tháng 4.2020 (ngay thời gian đầu của đại dịch), cáo buộc chính phủ Trung Quốc giữ lại thông tin về sự tồn tại và lây lan của SARS-CoV-2, rồi cắt nguồn cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C tuyên bố chính phủ nước ông sẽ không công nhận phán quyết.
Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới đầu tư thêm ít nhất 100 tỷ USD vào Mỹ
Ngày 3/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đến từ Đài Loan (Trung Quốc), sẽ đầu tư ít nhất 100 tỷ USD vào Mỹ để xây dựng các cơ sở sản xuất tiên tiến.
Biểu tượng của TSMC tại Viện sáng chế ở Hsinchu, Đài Loan (Trung Quốc), ngày 29/5/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Khoản đầu tư này là cam kết tài chính lớn nhất của một công ty tư nhân kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, đồng thời cũng là khoản đầu tư bổ sung cho các cam kết trước đó của TSMC tại Mỹ.
Khoản đầu tư mới sẽ được tập trung vào việc xây dựng 5 nhà máy chế tạo tiên tiến. Phần lớn số tiền này sẽ được dành cho bang Arizona, nơi TSMC đã cam kết đầu tư 65 tỷ USD để xây dựng 3 nhà máy, trong đó có một nhà máy đã bắt đầu sản xuất từ cuối năm 2024.
Với cam kết mới, tổng vốn đầu tư của TSMC vào Mỹ sẽ đạt khoảng 165 tỷ USD, trong đó có 3 nhà máy chế tạo, 2 cơ sở đóng gói tiên tiến và 1 trung tâm R&D lớn, tạo ra 40.000 việc làm xây dựng trong 4 năm tới.
Khoản đầu tư mới của TSMC là một phần trong xu hướng chung, phản ánh sự gia tăng áp lực yêu cầu công ty đa dạng hóa các địa điểm sản xuất, nhất là khi lo ngại về việc nguồn cung chip bán dẫn quan trọng của Đài Loan có thể bị gián đoạn. Tổng thống Trump cũng đã tăng cường sức ép lên các nhà sản xuất chip toàn cầu, khi công khai xem xét việc áp dụng mức thuế 25% đối với các loại chip bán dẫn sản xuất ngoài Mỹ.
Chip bán dẫn trên một bảng mạch điện. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc đặt quá nhiều nhà máy ở nước ngoài có thể làm suy yếu lợi thế công nghệ của Đài Loan. Tuy nhiên, giới chức tại Đài Loan cho biết sẽ xem xét lại khoản đầu tư hợp pháp để đảm bảo năng lực sản xuất tiên tiến không bị ảnh hưởng, từ đó duy trì vị thế chủ chốt của khu vực này trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
Liên minh bán dẫn Mỹ- Nhật Bản và mục tiêu cân bằng Hầu hết mọi người đều hiểu rằng công nghệ đã thay đổi cơ bản cuộc sống ở mọi nơi trên thế giới khi những chiếc điện thoại iPhone và mạng không dây 5G đang tạo ra những mạng lưới siêu kết nối. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu có một bộ phận rất quan trọng trong những thiết bị này, với kích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể đạt kỷ lục hơn 1.000 tỉ USD

Xe lao vào trại hè học sinh tại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển

Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào

Ông Trump ký sắc lệnh kiểm soát người nhập cư tại các 'thành phố trú ẩn'

Ai đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống Hàn Quốc ?

100 ngày đầu của chính quyền Trump 2.0
Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Hiểu Minh 1s 'đánh rơi' nhan sắc, cản bước loạt dự án điện ảnh?
Sao châu á
12:42:33 30/04/2025
Nghỉ lễ, về An Giang 'check-in'
Du lịch
12:40:14 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
Sức khỏe
12:19:52 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025
Bộ Công an thẩm tra lại vụ tai nạn khiến bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
11:51:13 30/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI lại khóa MXH gây xôn xao, dân tình nghi lại 'đâm chọt' ai đó?
Netizen
11:50:16 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025
Mách bạn ý tưởng trang trí góc ban công thư giãn tại nhà đón hè mát rười rượi
Sáng tạo
10:26:12 30/04/2025