Thách thức trong khai thông dòng chảy mới
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dự kiến hoàn thành trong năm nay, nhằm triển khai thêm đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu mà không cần trung chuyển qua U-crai-na. Tuy nhiên gần đây, dự án tiếp tục vấp phải sự phản đối của Mỹ và một số nước Liên hiệp châu Âu (EU), vốn lo ngại châu Âu gia tăng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
Triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại ức. Ảnh ROI-TƠ
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom của Nga và năm công ty của châu Âu. Khi hoàn thành, các đường ống này hằng năm có thể vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua biển Ban-tích đến ức, mà không đi qua lãnh thổ U-crai-na.
Tuy nhiên, việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một số quốc gia, trong đó có Mỹ, nước đang thúc đẩy những dự án tham vọng về xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang “lục địa già”. Mới đây, Mỹ cảnh báo các công ty ức liên quan Dòng chảy phương Bắc 2 có thể đối mặt các biện pháp trừng phạt nếu tiếp tục dự án. Oa-sinh-tơn cho rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 có thể được Nga sử dụng để tạo đòn bẩy kinh tế và chính trị. Tổng thống Mỹ .Trăm kêu gọi các nước châu Âu ủng hộ dừng dự án để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
Video đang HOT
Mới đây, Nghị viện châu Âu cũng thông qua nghị quyết phản đối Dòng chảy phương Bắc 2, cho rằng dự án này đe dọa an ninh năng lượng châu Âu, đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của U-crai-na trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu. Phía U-crai-na liên tục phản đối việc triển khai dự án. Các nhà phân tích cho rằng, nếu dự án Dòng chảy phương Bắc 2 hoàn thành, vai trò truyền thống của U-crai-na, như một quốc gia trung chuyển chính cho hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu, sẽ bị suy yếu. Ngoài ra, đối với U-crai-na, việc triển khai dự án còn gây ảnh hưởng nền kinh tế, do mất nguồn thu từ lệ phí trung chuyển khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, cả Nga và ức đều khẳng định, Dòng chảy phương Bắc 2 là một dự án kinh tế thuần túy, giúp bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định cho “lục địa già”. Bộ trưởng Ngoại giao ức H.Ma-át nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là hành động sai lầm để giải quyết tranh chấp về cung cấp năng lượng.
Các chuyên gia nhận định, ức kiên quyết bảo vệ Dòng chảy phương Bắc 2 là điều dễ hiểu. ối với nhiều nước EU, dự án hứa hẹn bảo đảm nguồn cung khí đốt từ Nga được thông suốt. Trong đó, ức được xem là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất, bởi khi dự án hoàn thành, Béc-lin có thể gia tăng vị thế tại châu Âu, với tư cách là quốc gia phân phối năng lượng của Nga tại EU. Vì vậy, mặc dù vấp phải sự phản đối của một số quốc gia và đảng phái trong nước, Chính phủ ức vẫn luôn “bật đèn xanh” cho dự án. Gần đây, giới chức ức phản đối mọi ý định rút khỏi Dòng chảy phương Bắc 2, sau khi một số nghị sĩ gợi ý sử dụng dự án để trừng phạt Nga liên quan vụ bắt giữ tàu U-crai-na cùng các thủy thủ tại biển A-dốp.
ối với Nga, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, trong bối cảnh xuất khẩu năng lượng tiếp tục chiếm vị trí không nhỏ trong nguồn thu ngân sách. Việc củng cố thị trường tiêu thụ năng lượng rộng lớn tại châu Âu là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của Mát-xcơ-va. Theo hãng tin RIA Novosti, năm 2018, xuất khẩu khí đốt của Nga tới châu Âu vượt ngưỡng 200 tỷ m3, mức cao nhất từ trước đến nay.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dự kiến được hoàn tất và đưa vào hoạt động muộn nhất vào cuối năm 2019. Bất chấp những mâu thuẫn hiện nay, việc xây dựng thêm đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga được kỳ vọng sẽ giúp châu Âu có nguồn cung ổn định với mức giá hợp lý, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho khu vực.
ức Hải
Theo NDĐT
Nga chỉ trích Nghị viện châu Âu kêu gọi ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng chỉ trích nghị quyết mới đây của Nghị viện châu Âu (EP) kêu gọi ngừng thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Moskva. Ảnh: Embrussia/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Zakharova nhấn mạnh: "Phản đối hợp tác năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hình thức hợp tác năng lượng, là sự điên rồ đối với châu Âu, nơi đang rất cần nguồn cung năng lượng".
Trước đó, EP đã thông qua nghị quyết phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vì cho rằng dự án này đe dọa an ninh năng lượng châu Âu, đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của Ukraine trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu. Điện Kremlin coi nghị quyết này là ví dụ cho thấy sự "cạnh tranh không lành mạnh".
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 lắp đặt hai nhánh đường ống có tổng công suất 55 tỷ m3/năm từ bờ biển của Nga chạy qua biển Baltic đến Đức. Các nước Đức, Thụy Điển và Pháp đã cấp phép xây dựng dự án này. Một số nước phản đối dự án, trước hết là Ukraine, quốc gia lo ngại mất thu nhập từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ, nước đang thúc đẩy những dự án tham vọng về xuất khẩu khí đốt hóa lỏng của mình sang châu Âu. Ngoài ra, các nước Latvia, Litva và Ba Lan cũng phản đối vì cho rằng dự án mang tính chất chính trị.
Nga nhiều lần kêu gọi các nước không coi đường ống dẫn khí đốt này làm công cụ gây ảnh hưởng. Theo Tổng thống Vladimir Putin, Moskva coi dự án này thuần túy mang tính chất kinh tế.
Dương Trí (TTXVN)
Theo Tintuc
Pháp - Đức thống nhất quan điểm về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 Ngày 8/2, Pháp và Đức đã đạt thỏa hiệp cho phép Berlin vẫn là nhà đàm phán chủ chốt với Nga liên quan dự án xây dựng đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Dự thảo được công bố hôm 8/2 cho thấy, Đức và Pháp - 2 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đảm bảo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025