Thầm lặng chắp cánh ước mơ cho học trò nơi biên giới
Đội ngũ giáo viên đang ngày đêm bám trụ tại các trường giáp biên giới đã và đang hy sinh cả tuổi thanh xuân, chấp nhận xa gia đình, con cái để dạy dỗ, chăm sóc và chắp cánh ước mơ cho học trò vươn xa
Đường lên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tung Qua Lìn (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) nằm trong khu vực biên giới Việt – Trung xa tít tắp, chìm trong màn mưa cuối thu, đầu đông. Anh tài xế giàu kinh nghiệm đi đường đèo dốc phải thừa nhận đây là một trong những tuyến đường hiểm trở nhất anh từng đi với những đoạn dốc cheo leo, nhỏ hẹp.
Xa con triền miên để gần trò dạy dỗ
Cô Lù Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tung Qua Lìn, đón chúng tôi và dẫn qua trạm y tế xã đo nhiệt độ để phòng chống Covid-19 theo quy định khi đến vùng biên giới. Cô Hương là người dân tộc Thái, cô đã có 16 năm bám trụ với các trường vùng cao của huyện Phong Thổ và với ngôi trường giáp ranh biên giới này, cô làm quản lý được 5 năm. 500 học sinh của trường gồm 90% là dân tộc Mông, 10% là dân tộc Hà Nhì, phần lớn thuộc diện nghèo, vốn tiếng Việt vô cùng hạn chế.
“Đây chưa phải là mùa rét, chứ vào đông nhiều lúc nhiệt độ xuống 0 độ C, nhìn các con đến trường mặt lấm lem, người đỏ ửng lên vì áo không đủ ấm, thương vô cùng” – cô Hương vừa nhìn lũ trẻ đứng nép sát vào nhau ở sân trường khi thấy người lạ đến vừa nói.
Cô Lù Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tung Qua Lìn, trao quà cho học sinh nghèo
30 giáo viên của ngôi trường này chắc chắn phải có thật nhiều bản lĩnh và tình yêu thương học sinh mới vượt qua được cảnh quanh năm quanh quẩn nơi ngôi trường xa xôi bao bọc là đồi núi, sương mù, giá lạnh… Ngôi trường dù đã được xây kiên cố 2 tầng nhưng dãy phòng công vụ cho giáo viên vẫn là mái ngói đơn sơ, mỗi phòng chỉ có một chiếc giường, tủ quần áo và bàn làm việc. Khi học sinh tan học ra về, tiếng nói cười xa dần cũng là lúc các thầy cô thẫn thờ trong sự vắng lặng và hắt hiu.
Vậy mà nhiều giáo viên nguyện gắn bó cả tuổi thanh xuân ở vùng cao như cô giáo Hoàng Thị Doan, quê Thái Bình. Sinh năm 1980, từ khi ra trường cô đã viết đơn tình nguyện lên ngôi trường biên giới này và gắn bó cho tới nay đã 18 năm. Từ ngôi trường này, cô được một đồng nghiệp yêu thương và nên vợ chồng, cùng bền bỉ bám trụ để dạy dỗ bọn trẻ vùng cao. Hai vợ chồng mấy tháng mới về nhà một lần vì đường sá xa xôi, hiểm trở. “Bà ngoại phải từ quê lên thị xã trông cháu thay cho bố mẹ đi dạy các con ở đây. Thời gian dành cho con mình rất ít ỏi…” – cô Doan rưng rưng.
Cô Bùi Thị Nương, người dân tộc Mường từ tỉnh Hòa Bình, lên dạy học ở đây cũng gần chục năm. “Các em rất hiếu học nhưng vào mùa vụ phải phụ cha mẹ làm nương. Vào mùa giáp hạt ở đây thường có mưa đá, mất mùa…, nhiều em đi học mà không có cái ăn. Cha mẹ các em thì lo làm nương nên không quan tâm chuyện học hành của con. Nếu không yêu thương, quan tâm, các em sẽ bỏ học mất…” – đó là lý do cứ níu chân cô Nương ở lại dù con của cô mới tròn 1 tuổi.
Học trò phải dậy đi học từ 5-6 giờ, vượt qua quãng đường 4-5 km nên hầu hết thầy cô của trường phải dậy sớm, đi xe máy xuống bản đón các em. “Học sinh rất dễ bỏ học vì đường sá xa xôi và thời tiết khắc nghiệt. Các em dân tộc Mông hình thể vốn bé nhỏ, phải đi học khi trời còn chưa sáng nên thầy cô không đành lòng để các em đi bộ” – cô Lù Thị Lan Hương nói.
Bám trụ vì thương học trò
Để đến được Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Nà Hỳ 2 (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; giáp biên giới Việt – Lào), chúng tôi phải vượt qua rất nhiều đồi núi, cầu treo, suối, thác…, có lúc phải đi bộ rồi được thầy cô của trường đi xe máy ra đón. Học sinh của trường có 70% là dân tộc Mông và 30% là dân tộc Dao. Trường còn có 8 điểm trường nằm rải rác trong các bản, làng. Học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 ở lại trường cuối tuần mới về nhà, nên tuổi thơ và sự lớn khôn của các em gắn với thầy cô giáo.
Cô Lưu Thị Luyến, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Nà Hỳ 2, đang trong giờ lên lớp. Cô Luyến đã 8 năm xa nhà, xa con để gắn bó với các em học sinh nơi đây
Cô Lưu Thị Luyến, người dân tộc Thái, về nhận công tác tại trường được 8 năm. Cô nhớ lại thời gian đầu về trường rất khó khăn khi giao tiếp với học trò do bất đồng ngôn ngữ, phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều để các em tiếp thu bài học. Cũng như bao thầy cô khác, cô Luyến phải xa con từ khi con mới lọt lòng đến nay bé đã học lớp 3. Mỗi năm cô chỉ được gặp con vào dịp hè và Tết, còn lại thì dành tất cả cho học sinh vùng biên. “Niềm vui nhen lên khi học sinh tiếp thu được bài, nghe các cháu ê a… là tạm quên nỗi buồn xa nhà, nhớ con” – cô Luyến bộc bạch.
Cô Dương Thị Tuyết, quê ở Phú Thọ, cho hay khi biết trường thiếu giáo viên, cô đã làm đơn tình nguyện xin về trường. “Học sinh ở đây rất hiền và ngoan. Nhiều em nhà cách trường 15 km nên giáo viên thường xuyên phải đến các gia đình để vận động, cho các em được ở lại trường học chữ. Thầy cô phải quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các em như con để các em bớt trống trải phải xa nhà khi còn quá nhỏ” – cô Tuyết chia sẻ.
Do học sinh chỉ có được một chiếc áo trắng đồng phục nên giáo viên ở đây tan học phải giặt áo cho các em mỗi ngày, mỗi cô giặt 30-40 chiếc áo phơi khô để hôm sau các em mặc lại. Từ miếng cơm, giấc ngủ đến chuyện học hành đều một tay các thầy cô ở đây lo. Cô Lò Thị Thùy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Nà Hỳ 2, cho biết 90% học sinh thuộc diện hộ nghèo, rất khó khăn. Các con không được học mẫu giáo, vào lớp 1 chưa biết cách phát âm nên giáo viên rất vất vả.
Video đang HOT
“Đối với học sinh vùng cao, cha mẹ cho con đi học là sự giằng xé giữa cái ăn và con chữ. Khi nhìn thấy các con đến trường, thấy các con chịu đọc, chịu viết, chúng tôi mừng lắm vì đội ngũ giáo viên đã phần nào bù đắp cho cuộc sống vốn rất thiếu thốn của các em. Nhiều em mơ ước được đi Hà Nội học đại học và vươn xa, đó là động lực để chúng tôi nỗ lực bám trụ, chắp cánh ước mơ cho các em…” – cô Lò Thị Thùy xúc động nói.
Chia sẻ, biểu dương sự nghiệp trồng người nơi “rẻo cao”
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 tuyên dương các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số đã được Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc… tổ chức tối 17-11 tại TP Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã động viên, chia sẻ với các thầy giáo, cô giáo tại lễ tuyên dương.
Những nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và giảng dạy, những quan tâm trăn trở đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước, sự phát triển của quê hương… đã được các thầy giáo, cô giáo chia sẻ trong chương trình. Năm nay, các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, biểu trưng của chương trình và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và nhiều phần thưởng giá trị cùng hình thức khen thưởng khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thứ trưởng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi gặp mặt các giáo viên tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020. Trò chuyện với các đại biểu, bà Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực cho sự nghiệp “trồng người” nơi rẻo cao của các thầy giáo, cô giáo.
Đối với những đóng góp, kiến nghị của các đại biểu, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh khẳng định sẽ giao các vụ chức năng của Ủy ban Dân tộc tổng hợp, rà soát, tham mưu với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, làm căn cứ điều chỉnh các chính sách bảo đảm phù hợp, thiết thực để đồng hành, hỗ trợ lực lượng giáo viên dân tộc thiểu số. Bà Hoàng Thị Hạnh cũng đã trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” tặng 63 đại biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.
Y.Anh
Cảm động học sinh vùng cao băng rừng, "hứng" mạng học trực tuyến
Để đảm bảo kế hoạch học tập của nhà trường, nhiều học sinh THPT ở vùng cao miền núi phía Bắc phải băng rừng nhiều km, leo mỏm đá "hứng" sóng để học trực tuyến.
Nơi nào có sóng, ở đó thành lớp học
Từ bản Háng Á - Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cứ đều đặn 7h30 và 13h30 mỗi ngày, Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) lại mở điện thoại vào học trực tuyến với thầy cô trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập. Cứ nơi nào "bắt" được mạng internet, sóng 3G, 4G, chỗ đó đều thành lớp học. Có hôm, Thỷ phải đi bộ hơn 3km đường rừng để "hứng" mạng từ bản bên kia sườn núi.
Ở bản Bản Nát - Quài Cang (huyện Tuần Giáo, Điện Biên), nữ sinh Lường Thị Thắm (dân tộc Thái) hằng ngày vừa chăn bò, cắt cỏ, vừa tranh thủ học tập.
Học sinh Lường Thị Thắm tranh thủ học online.
Sau khi tự học tài liệu được thầy cô gửi đến, Thắm cố ý đuổi bò lên núi xa hoặc leo đồi vài km đến mỏm đá cao để bắt sóng 3G và tham gia lớp học tương tác.
Có hôm vừa cắt cỏ cho bò, vừa nghe thầy cô giảng, Thắm bị lưỡi liềm cứa nhẹ vào tay. "Đau mà vẫn vui vì em vẫn được học với thầy cô, để thực hiện tiếp ước mơ vào đại học", nữ sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nói.
Thắm cho biết, với những học sinh vùng núi như em, điều kiện tiếp cận với con chữ thường ngày vốn đã gian nan, khi phải nghỉ đến trường vì dịch Covid-19, mọi việc còn vất vả hơn nhiều phần.
Học sinh phải tham giúp việc cho gia đình, có em nghỉ học nhiều, bố mẹ bắt tảo hôn.
Ngoài việc học theo chính sách của trường, nữ sinh này còn thi THPT quốc gia để xét tuyển vào khối trường Quân đội nên em khá lo lắng.
"Học sinh miền núi chúng em vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít bạn có laptop, điện thoại di động cấu hình thấp, đường truyền internet, wifi lại càng không có do hạ tầng kết nối không đảm bảo.
Ở nhà em, sóng điện thoại khá yếu, nhiều lúc không có vạch sóng nào. Việc học online vì thế gặp nhiều khó khăn nhưng em tìm kiếm khắp nơi có sóng 3G tốt, tranh thủ vừa làm việc phụ giúp gia đình, vừa học trực tuyến", Lường Thị Thắm nói.
Thắm phải leo mỏm đá cao để sóng ổn định hơn khi học.
Thầy cô gọi điện giảng bài trực tiếp
Thắm cho biết, mình được nhà trường hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Office 365 Education, Shub Classroom, Quizizz và các biện pháp tương tác, kết nối khác với giáo viên.
Do nghỉ học bất ngờ, học sinh không mang giáo trình ở trường nội trú về, nên để hỗ trợ các em học tập, nhà trường đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn tự học với nội dung tinh giản từ chương trình gốc, để gửi học sinh tự học tập.
Một ngày các thầy cô bố trí mỗi lớp thành 2 nhóm, tổ chức 2 ca sáng - chiều để dạy trực tuyến cho học sinh.
"Có vài lần vì mất mạng, mạng yếu mà trễ học nhưng thầy cô luôn ân cần động viên, giúp đỡ em vượt qua khó khăn.
Các bài giảng online được thầy cô truyền tải một cách ngắn gọn, dễ hiểu nên hỗ trợ tốt việc tự học của chúng em", Thắm bày tỏ.
Không có mạng internet, không điện thoại thông minh, thậm chí ở bản Huổi Moi, Nà Hỳ huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nơi học sinh Sùng Seo Hòa (dân tộc H'Mông đang sinh sống), điện lưới quốc gia còn không có. Đang mùa khô, suối nước cạn, việc nạp điện thoại và đèn pin cũng trở thành điều khó khăn.
Để hỗ trợ học trò, các giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương gửi tài liệu hướng dẫn tự học qua qua bưu điện cho Seo Hòa rồi gọi điện thoại giảng bài trực tiếp. Cũng theo cách đó, khi làm bài tập, bài kiểm tra xong Hoà gửi bưu điện xuống cho cô thầy.
"Có lúc vì công việc và hoàn cảnh gia đình, em muốn nghỉ học. Những lúc ấy, thầy cô giáo lại gọi điện động viên, hướng dẫn giảng giải cụ thể cho em.
Giàng A Anh phải hẹn với giáo viên khi đến được chỗ có sóng sẽ gọi điện trao đổi bài.
Một học sinh khác của trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, người dân tộc H'Mông - em Giàng A Anh ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái do không có điện lưới nên buổi tối phải dùng đèn dầu học bài.
Sóng điện thoại kém nên cô trò phải hẹn nhau đúng 8h sáng, sau khi A Anh đến được chỗ có sóng liên lạc, sẽ gọi điện trao đổi bài.
Do không có điện lưới nên Giàng A Anh phải dùng đèn dầu học bài.
Không để lại phía sau bất cứ học sinh nào
Hiệu phó Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương - TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nhà trường hiện có gần 900 học sinh đến từ 18 tỉnh miền núi phía Bắc theo học.
100% các em là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Khoảng 30% học sinh của trường sinh sống ở địa bàn thuận lợi trong tiếp cận sóng 3G, intenet; 70% các em ở vùng bắt được sóng 3G nhưng chỉ vào được gmail, zalo, facebook nhưng không thể tiếp cận ứng dụng học trực tuyến có tương tác.
2-3% học sinh không có điện thoại thông minh, ở vùng không có internet và điện lưới quốc gia.
Từ tháng 2/2020, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đã xây dựng các phương án dạy học từ xa phù hợp với địa phương. Đó là bộ tài liệu hướng dẫn học sinh tự học theo các modul và video hỗ trợ.
Hệ thống tài liệu tự học được đăng trên không gian học tập trực tuyến chung của nhà trường, gửi email tới từng học sinh và sử dụng phương thức truyền tải khác, để đảm bảo toàn bộ người học đều tiếp cận được.
Với những học sinh ở vùng không có điện lưới, internet, tài liệu được gửi đến bằng đường bưu điện và giáo viên gọi điện kiểm tra.
Với những học sinh ở vùng không có điện lưới, internet, tài liệu được gửi đến bằng đường gửi bưu điện và được thầy cô liên lạc kiểm tra trước khi học trực tuyến.
Cứ 2 ngày một lần, nhà trường sẽ xét công nhận kết quả học tập cho học sinh theo từng modul, để nắm bắt khó khăn của các em.
"Chúng tôi quyết tâm không để lại phía sau bất cứ học sinh nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu", TS Nguyễn Tuấn Anh nói.
Trước đó, từ tháng 2 và tháng 3, toàn bộ giáo viên nhà trường đã được tập huấn về phương pháp, kỹ thuật dạy học từ xa, phù hợp với học sinh miền núi.
Học sinh cũng có một tuần được thầy cô hướng dẫn sử dụng các ứng dụng học tập tương tác trực tuyến trên không gian mạng và phương pháp học từ xa khác.
Qua 2 tuần, nhà trường đã tổ chức thành công 594 tiết dạy, 297 video hỗ trợ học sinh học được ghi lại.
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đang thực hiện chính sách hỗ trợ 300.000 đồng cho mỗi học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nạp thẻ điện thoại kết nối mạng 3G, 4G.
Những em không có điện thoại kết nối mạng được hỗ trợ điện thoại để có thiết bị học tập từ xa.
Quỳnh Nguyễn
Trường học trên bản Mông nỗ lực truyền tải nội dung SGK mới cho HS lớp 1 Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, 97% dân số là người dân tộc Mông. HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang tập viết chữ. Ảnh: TG Xuất phát điểm thấp ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đằng sau màn trở mặt "xé couple" sốc nhất lịch sử showbiz: Hóa ra 2 ngôi sao hàng đầu không ai vô tội!
Sao châu á
15:01:32 05/05/2025
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết
Thế giới
14:57:06 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025
Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin
Lạ vui
14:53:02 05/05/2025
Ngao Thuỵ Bằng nên duyên "chị gái" Bạch Lộc liền cạo đầu đi tu, visual hú hồn
Hậu trường phim
14:52:35 05/05/2025
Khuyết điểm khó giấu của Hòa Minzy
Sao việt
14:52:21 05/05/2025
Windows sẽ bắt đầu khởi chạy Word ngay sau khi máy tính bật
Thế giới số
14:33:37 05/05/2025
Nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long là 'con ngoan, học giỏi'
Tin nổi bật
14:29:29 05/05/2025
Cha mẹ ly hôn và số phận bi thương của những đứa trẻ
Pháp luật
14:21:48 05/05/2025
Hát bản gốc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" Duyên Quỳnh thu bao nhiêu tiền?
Nhạc việt
14:01:34 05/05/2025