Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực
Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Sáng nay (28/11), tại Hà Nội Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội thảo khoa học “Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013- 2020″. Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phan Đình Trạc chủ trì hội thảo.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: TTXVN)
Tại Hội thảo, các tham luận tập trung làm rõ những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập đến nay; chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của tình trạng tham nhũng trong thời gian qua. Các tham luận cũng phân tích, đánh giá, rút ra những vấn đề mang tính lý luận và những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong công tác phòng, chống tham nhũng. Từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp vừa có tính đột phá, vừa toàn diện, căn bản, lâu dài không chỉ cho nhiệm kỳ Đại hội 13 mà còn cho cả chặng đường dài cam go quyết liệt của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, dù đạt rất nhiều cố gắng nhưng thể chế về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam vẫn còn những sơ hở, bất cập.
“Muốn đấu tranh chống tham nhũng được phải là cả hệ thống pháp luật . Tôi đơn cử, việc mua sắm thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid19 có nằm trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng đâu, nhưng nó vẫn tham nhũng. Bởi vì pháp luật về mua sắm đó nó rất hổng,” ông Nguyễn Đình Quyền nói.
Ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. (Ảnh: Thanh Niên)
Kết luận Hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phan Đình Trạc nhấn mạnh, tham nhũng tồn tại ở hầu hết các quốc gia chứ không phải chỉ có Việt Nam. Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Vì vậy, phòng chống tham nhũng được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên vừa khó khăn, phức tạp, vừa cấp bách lâu dài, phải được tiến hành ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ, các giải pháp và phải thực hiện kiên quyết, kiên trì có trọng tâm, trọng điểm và không ngoại lệ.
Video đang HOT
Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng phải gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn phòng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tham nhũng. Phải tăng cường kiểm soát, giám sát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Với yêu cầu mọi quyền lực phải được kiểm soát bằng cơ chế, phải được ràng buộc trách nhiệm, quyền lực đến đâu, trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn, lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Góp ý Văn kiện Đại hội XIII: Chủ nghĩa quan liêu dung dưỡng nạn tham nhũng
Chủ nghĩa quan liêu sản sinh ra tệ độc đoán, chuyên quyền, duy ý chí, gia trưởng phong kiến, xa dân, thói đặc quyền, đặc lợi, là miếng đất dung dưỡng nạn tham nhũng lãng phí.
Tại hội nghị lấy ý kiến các Hội đồng tư vấn của MTTQ đối với các dự thảo văn kiện Đại hội XIII vào hôm 28/10, PGS.TS Trần Hậu, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường cho rằng, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhiệm kỳ qua cần đi sâu vào nguồn gốc của hiện tượng tham nhũng, lãng phí.
Ảnh: Minh Đạt
Không xem nhẹ chống tham nhũng vặt
Đó chính là chủ nghĩa quan liêu. Chủ nghĩa quan liêu sản sinh ra tệ độc đoán, chuyên quyền, duy ý chí, gia trưởng phong kiến, xa dân, thói đặc quyền, đặc lợi, là miếng đất dung dưỡng nạn tham nhũng lãng phí.
Bên cạnh đó, trong cuộc chống tham nhũng cần kiên quyết xử lý những vụ tham nhũng lớn, nhưng không xem nhẹ chống tham nhũng vặt. Tuy là tham nhũng vặt nhưng ảnh hưởng nhức nhối đối với cuộc sống hàng ngày của người dân và lòng tin của họ không hề nhỏ, nếu để tích tụ lâu ngày thì hậu quả sẽ lớn.
"Phải chăng chúng ta mới dừng việc chống tham nhũng vặt ở việc giáo dục, vận động,... mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào hơn về mặt pháp lý", ông Trần Hậu nói.
PGS.TS Trần Hậu
Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Đối ngoại Kiều bào Phạm Xuân Sơn đề nghị cần phải có một mục riêng hoặc một phần riêng đánh giá về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng. Các đại hội lần trước cũng đã nhận diện ra nguy cơ tham nhũng.
Mặc dù đến nay chưa thể làm cho những người thoái hóa "không dám tham nhũng", "không muốn tham nhũng", "không thể tham nhũng" nhưng rõ ràng những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ này là rất ấn tượng. Qua đó góp phần củng cố niềm tin của toàn đảng toàn dân đối với Đảng và Nhà nước.
Theo ông Sơn, trong phần dự thảo báo cáo chính trị có đưa nội dung chống tham nhũng vào một mục trong công tác xây dựng Đảng nhưng còn mờ nhạt. Trong khi đó, điều mà dư luận hân hoan nhất, phấn khích nhất chính là chống quốc nạn tham nhũng.
"Dư luận, người dân mong muốn trong kỳ Đại hội tới công tác phòng chống tham nhũng cần tiếp tục triển khai quyết liệt, toàn diện và cũng mong những người có bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, liêm khiết, tâm huyết, kiên quyết, kiên trì với cuộc chiến này", ông Sơn nhấn mạnh.
GS. Phan Trung Lý, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, để chống tham nhũng thành công, phải kiểm soát quyền lực thật tốt. Bên cạnh đó, cần có chế tài thật rõ, thật nghiêm về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, phải thu hồi triệt để thì mới ngăn chặn được tham nhũng.
Ông Lý cũng đề nghị, dự thảo văn kiện cần có cơ chế để người dân làm chủ cũng như làm rõ vai trò của Mặt trận trong việc phát huy quyền làm chủ của dân. Đặc biệt, cần mở rộng phạm vi, vai trò của Mặt trận nhất là trong hoạt động giám sát phản biện xã hội để Mặt trận làm hết khả năng, năng lực của mình trong hiện nhiệm vụ của Đảng giao.
Phải đặt tòa án vào trọng tâm của cải cách tư pháp
GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN, cho rằng trong dự thảo Báo cáo Chính trị, vấn đề cải cách tư pháp được đề cập chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực thi Hiến pháp 2013.
"Báo cáo Chính trị và sau đó là Nghị quyết Đại hội XIII cần phải làm mọi cách để cải cách tư pháp phải đúng trọng tâm, trọng điểm là hướng tới tòa án", GS Hạnh đề nghị.
GS.TS Lê Hồng Hạnh
Vì vậy Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng XIII cần phải làm thế nào để đặt tòa án vào trọng tâm của cải cách tư pháp. Trong tòa án thì vị trí độc lập của thẩm phán, độc lập của hoạt động xét xử được coi là linh hồn của cải cách tư pháp và phải tìm mọi cách, mọi phương thức để đảm bảo được điều đó.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN cho rằng, nhiều ý kiến nói độc lập tư pháp là "tam quyền phân lập", làm ảnh hưởng tới tính thống nhất quyền lực của nhà nước, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng là không đúng. Ngược lại, nếu Đảng tạo dựng được trong thể chế nhà nước một hệ thống tòa án nghiêm minh, công lý, công bằng thì vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ tốt hơn.
Để có được những thẩm phán độc lập, theo GS Hạnh cần phải lựa chọn, bố trí những người có nghề thực sự và chuyên tâm vào việc mang lại công lý cho người dân.
Đã thi hành án 15 ngàn tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn Kết quả thi hành đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chuyển biến rất tích cực với việc thi hành xong trên 15 ngàn tỷ đồng. Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2021 chiều 27/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025