Thăm Tiểu đoàn Bộ binh 860
Tiểu đoàn Bộ binh 860 (Lữ đoàn 950, đóng quân tại huyện đảo Phú Quốc , Kiên Giang) được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ huyện đảo… Đây là đơn vị phụ trách huấn luyện chiến sĩ mới (nhập ngũ tại Lữ đoàn 950) trong 3 tháng đầu tham gia quân ngũ.
Thiếu tá Mai Đình Tuấn, Tiểu đoàn trưởng cho biết: “Từ nhiệm vụ được giao, thời gian qua, đơn vị tiếp tục bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc” và yêu cầu “Nhanh, mạnh, chính xác”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu sát với địa hình hoạt động của đơn vị, lấy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu để huấn luyện. Thao trường, bãi tập, mô hình học cụ các loại, vật chất phục vụ cho huấn luyện được chuẩn bị đầy đủ.
Trong đó, tổ chức sửa chữa, làm mới một số vật chất, học cụ… đáp ứng yêu cầu huấn luyện cho các đối tượng, đảm bảo thống nhất theo từng chủng loại. Quá trình huấn luyện, đơn vị vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật vào điều kiện thực tế của địa hình, giúp người học dễ tiếp thu, nắm chắc nguyên tắc chiến thuật của từng đề mục, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra”.
Song song với nhiệm vụ chuyên môn, Tiểu đoàn còn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Đơn vị tăng cường giáo dục trực quan, quản lý tư tưởng bộ đội qua “Phiếu thông tin chiến sĩ”, “Sổ tay chiến sĩ”, các buổi chiếu phim tài liệu, phim về đề tài cách mạng Việt Nam, truyền thống Lữ đoàn; thực hiện cuộc vận động “Người con hiếu thảo nghĩa tình đồng đội”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”…
Chiến sĩ lao động tại Tiểu đoàn
Trong nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc. Mọi ý kiến, kiến nghị của bộ đội được giải đáp kịp thời, thỏa đáng theo quy định, tạo môi trường thuận lợi để CBCS phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tiểu đoàn còn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của CBCS: thường xuyên củng cố, tu bổ các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục- thể thao , vui chơi giải trí vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, lễ, Tết… thu hút đông đảo CBCS tham gia, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho họ.
Trong chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhiều tập thể, cá nhân được nhận tiền từ quỹ tăng gia sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán; tặng quà cho phụ nữ vào ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3); tặng quà trung thu cho con em sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; vận động đóng góp ủng hộ các quỹ an sinh xã hội do các cấp, ngành tổ chức; quyên góp hỗ trợ gia đình quân nhân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo… Những nghĩa cử ấy tuy nhỏ, nhưng chung tay góp sức ổn định cuộc sống gia đình, giúp CBCS thêm an tâm công tác, gắn bó với đơn vị.
Trong chuyến công tác ngắn tại đơn vị, tôi có dịp gặp trung sĩ Kiều Đỗ Công Toàn (sinh năm 1994, ngụ phường Bình Khánh , TP. Long Xuyên , An Giang), nhập ngũ tại Tiểu đoàn năm 2019. Đã học xong đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm, đi làm 2 năm, nhưng Toàn gác lại mọi thứ, tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Khi vào đơn vị, sau 3 tháng tân binh, bạn được quan tâm, cử đi đào tạo 6 tháng về kiến thức y học. Hiện nay, bạn đang là nhân viên y tá của đơn vị.
Toàn chia sẻ: “Nhập ngũ là bước ngoặt lớn của cuộc đời tôi, đòi hỏi phải có quyết tâm lớn, chấp nhận bước ra khỏi “vùng an toàn” từ trước đến nay. May mắn là gia đình khuyến khích, ủng hộ tôi hết lòng. Tôi vốn yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe , nay được tạo điều kiện hoạt động như thế, nên mọi thứ đều ổn thỏa. Mỗi khi được cấp trên khen ngợi, khi làm tốt công việc được giao, tôi thường gọi điện thoại về khoe với ba mẹ. Họ mừng lắm, vì nếu không vào bộ đội, có thể tôi sẽ không trưởng thành như thế. Nhìn lại 1 năm nhập ngũ vừa qua, đọng lại trong tôi là tình cảm đồng đội, anh em gắn kết, yêu thương nhau hết mực. Người này bệnh thì người kia lo. Có chuyện buồn vui, anh em cùng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ chân thành”.
Với vai trò là đàn anh đi trước, những ngày gần đây, Toàn thường xuyên được các tân binh vừa nhập ngũ (đặc biệt là đồng hương An Giang) hỏi chuyện. Vì bỡ ngỡ với môi trường mới, các bạn nhờ Toàn chia sẻ kinh nghiệm, chỉ dạy thêm trong sinh hoạt, lao động… Nhắn gửi đến các bạn, Toàn mong tất cả chú ý giữ gìn sức khỏe, an tâm tư tưởng trong 2 năm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước tại đơn vị, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ để gia đình hiểu rõ các bạn đang lao động, rèn luyện, sinh hoạt rất tốt.
Câu chuyện của Toàn, cùng những nụ cười của tân binh tôi được gặp, phút giây lao động, rèn luyện thể lực, sinh hoạt của CBCS tại Tiểu đoàn Bộ binh 860, quyết tâm của Đảng ủy, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn… trở thành dấu ấn tốt đẹp trong tôi, khi tạm biệt doanh trại. Ở nơi đó, mỗi CBCS đang ngày đêm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ bình yên cho từng khoảnh rừng, từng tấc đất quê hương.
GIA KHÁNH
Theo AGO
Hòa quyện 2 màu áo
Mấy năm nay, ông Đào Duy Sơn (56 tuổi, ngụ xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) và gia đình thường xuyên đến Phòng khám Đa khoa Quân - dân y tỉnh (hay còn gọi là Bệnh xá Quân y, phường Bình Khánh) để khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).
Một phần vì con ông từng tham gia nghĩa vụ quân sự, nên ông có tình cảm đặc biệt với các cán bộ, chiến sĩ quân đội. Một phần khác, ông và nhiều bà con rất tin tưởng những thầy thuốc áo lính ở đây.
Người dân đến Bệnh xá Quân y khám, chữa bệnh
7 giờ sáng, ông Sơn đã có mặt tại Bệnh xá Quân y. Sau ít phút chờ đợi, đến lượt ông được khám, lấy thuốc và có thể ra về. "Tôi hay mắc các bệnh như: đau dạ dày, nhức mỏi cơ thể. Trước đây, tôi chỉ ghé tiệm thuốc tây để mua uống đỡ cho qua cơn đau, rất ngại đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, được mọi người giới thiệu, tôi bắt đầu đến Bệnh xá Quân y để khám, điều trị. Tôi vừa được thanh toán BHYT, vừa được các y, bác sĩ nơi đây thăm khám tận tình, ân cần, niềm nở. Phòng khám sạch sẽ, thoáng mát. Quá trình điều trị, tôi thấy bệnh tình thuyên giảm nhiều. Chính vì vậy, gia đình tôi lựa chọn đến đây mỗi khi cần được chăm sóc sức khỏe"- ông Sơn cho biết.
Hiểu tâm tư của người bệnh, đặc biệt là bà con nhân dân, cán bộ, nhân viên trong bệnh xá luôn tâm niệm làm tốt nhiệm vụ được giao: "Bệnh nhân đến thì niềm nở, bệnh nhân ở thì tận tình chu đáo, bệnh nhân về thì dặn dò cặn kẽ". Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Văn Hồng tham gia quân ngũ năm 2001, vừa mặc áo lính, vừa mặc áo blouse trắng gần 20 năm, nhưng nhiệt huyết vẫn còn đó.
"Xác định trọng trách của một bác sĩ, tôi cố gắng tận tâm, phục vụ đồng chí, đồng đội và người dân hết khả năng có thể. Chỉ khi có sức khỏe tốt, đồng đội mới an tâm công tác, người dân mới sinh sống, làm việc ổn định. Chấp hành tốt sự phân công của cấp trên, tôi không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia KCB cho người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hay nước bạn Campuchia. Tôi rất tự hào vì mình là một người lính, một thầy thuốc" - BS Hồng chia sẻ.
Lúc mới thành lập, bệnh xá gặp khó khăn về nhân sự, một số mặt công tác chuyên môn. Thế nhưng, 5 năm gần đây, bệnh xá đã thực hiện nhiều hoạt động nổi trội: khám, điều trị cho hơn 200.000 lượt người (trong đó 112.417 lượt khám BHYT cho người dân); phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khám bệnh, phát thuốc cho 2.600 lượt người dân trên địa bàn tỉnh, 1.119 lượt người dân Campuchia...
Bên cạnh đó, có kế hoạch phối hợp theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh trong tỉnh, tuyên truyền cho nhân dân và lực lượng vũ trang cách phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; sẵn sàng bảo đảm ứng cứu kịp thời các tình huống dịch bệnh, thiên tai (nếu có).
Hơn 30 năm gắn bó với bộ quân phục và chiếc áo blouse trắng, thượng tá, BS. CKI Dương Tòng Chiến, Bệnh xá trưởng, nhớ nhất những chuyến đi "KCB lưu động" cho người dân nghèo, gia đình chính sách vùng khó khăn. Bữa cơm hàng ngày càng nặng lòng, vất vả, nên họ không đủ điều kiện, thậm chí không nghĩ đến việc lo cho sức khỏe của chính mình. Bệnh thì bệnh, lướt được tới đâu hay tới đó.
Vì vậy, mỗi khi có đoàn y, bác sĩ ở các nơi đến thăm, đặc biệt là bác sĩ quân y, họ mừng lắm, đến khám rất đông. Họ trân trọng tình cảm của bác sĩ, trân trọng từng viên thuốc được cấp phát, trả lại bằng nụ cười, bằng ánh mắt cảm kích và cái nắm tay thật chặt. Sau mỗi chuyến đi như thế, trong lòng mỗi bác sĩ quân y lại đầy thêm niềm tự hào, hạnh phúc với công việc mình đã chọn.
Những ngày này, đội ngũ làm ngành y nói chung, các y, bác sĩ, nhân viên Bệnh xá Quân y nói riêng, được nhận rất nhiều lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 - 27-2-2020).
BS Dương Tòng Chiến bày tỏ: "Tôi thấy rất phấn khởi, tự hào khi mình là một thầy thuốc mặc áo lính, góp phần nhỏ bé vào công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân. Điều mong muốn lớn nhất hiện nay của bệnh xá là được nâng cấp, mở rộng từ Phòng khám thành Bệnh viện Quân - dân y, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác khám bệnh, điều trị cho người dân TP. Long Xuyên và các khu vực lân cận; đưa ngành quân y tỉnh nhà ngày càng phát triển".
Các thầy thuốc áo lính như bác sĩ Chiến, Hồng... mặc trên người 2 màu áo. Trong họ, vừa có sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng của một quân nhân, vừa có sự tận tụy, hết lòng vì người bệnh. Những điều đó tạo nên "thương hiệu" của đội ngũ y, bác sĩ quân y trong lòng người dân!.
GIA KHÁNH
Theo AGO
Thành tựu 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở An Giang Qua 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang đã đạt nhiều thành tựu. Hàng năm đều hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu quan trọng do Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, đảm bảo an sinh xã hội trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025