Thất vọng vì học trực tuyến, sinh viên yêu cầu trường hoàn học phí

Sinh viên nhiều trường đại học tại Mỹ nộp đơn yêu cầu hoàn học phí. Họ nhận định lớp học online không đem lại trải nghiệm như mong muốn.

Sinh viên muốn có trải nghiệm thực tế tại trường nhưng phải tham gia học trực tuyến ở nhà vì dịch Covid-19. Họ yêu cầu hoàn một phần học phí do không nhận được chất lượng giáo dục như đã hứa.

Sinh viên chán nản vì học trực tuyến

Sinh viên gửi đơn khiếu nại phản ánh sự chán nản với lớp học trực tuyến. Họ cho rằng chất lượng giảng dạy trực tuyến thấp hơn nhiều so với học trên lớp vì vậy họ sẽ trả số tiền ít hơn học phí.

Grainger Rickenbaker, sinh viên năm nhất đệ đơn khiếu nại ĐH Drexel tại Philadelphia. Anh cho rằng lớp học trực tuyến kém hơn so với trên lớp, ít tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Một số lớp được dạy hoàn toàn bằng video ghi hình từ trước, không có bài giảng hay thảo luận trực tiếp.

Thất vọng vì học trực tuyến, sinh viên yêu cầu trường hoàn học phí - Hình 1

ĐH Drexel ở Philadelphia bị sinh viên năm thứ nhất khiếu nại vì lớp học online yếu kém. Ảnh: AP.

Theo đơn khiếu nại gửi tới ĐH California Berkeley, giáo sư chỉ tải bài tập lên mà không có video hướng dẫn. Một đơn khác cho biết ở ĐH Vanderbilt, các cuộc thảo luận gián đoạn, chất lượng và sự nghiêm túc học tập giảm đáng kể.

Trong đơn khiếu nại ĐH Purdue, một sinh viên kỹ thuật năm cuối thông tin việc đóng cửa trường ngăn cậu hoàn thành dự án cuối khóa – dựng một chiếc máy bay. Sinh viên này nêu quan điểm không khóa học online nào có thể đem lại kinh nghiệm thực tế.

ĐH Chicago nhận hàng trăm chữ ký từ sinh viên yêu cầu giảm 50% học phí, nếu không họ sẽ từ chối đóng tiền học kỳ này, bắt đầu từ ngày 29/4.

Ít nhất 26 trường đại học nhận được đơn khiếu nại tập thể yêu cầu hoàn học phí. Các đơn chủ yếu hướng đến trường đại học tư thục như Brown, Columbia và Cornell, cùng các trường công lập lớn, bao gồm Michigan State, Purdue và ĐH Colorado, Boulder.

Nhà trường lên tiếng

Nhiều trường hoàn phí nhà cửa và ăn uống, số ít trường trả lại tiền học. Họ nêu lý do sinh viên vẫn học cùng giảng viên và được cấp chứng chỉ cho thành tích của mình. Các trường đại học nhấn mạnh họ vẫn cung cấp chương trình giáo dục chất lượng sau khi bị buộc đóng cửa.

Một số trường từ chối bình luận về các đơn khiếu nại. Một số cho biết sinh viên sẽ tiếp tục được nhận những gì tương ứng với học phí đã trả.

Ken McConnellogue, đại diện ĐH Colorado, cho biết việc mọi người nhanh chóng nộp đơn khiếu nại chỉ vài tuần sau dịch thật thất vọng.

“Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để đem lại khóa học có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự trên lớp”, ông nói.

Các cơ quan tại bang Michigan thông tin sinh viên vẫn được học với giảng viên có trình độ chuyên môn. Nhà trường cung cấp dịch vụ dạy kèm, tư vấn học tập, giờ làm việc của khoa và dịch vụ thư viện.

“Chúng tôi không phủ nhận đây là khoảng thời gian khó khăn với trường, đặc biệt là với học sinh”, Emily Guerrant, người phát ngôn, của bang Michigan nói.

Video đang HOT

Cô thông tin thêm trường phải trả thêm các khoản phí để chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Nhà trường giữ cam kết cung cấp trải nghiệm học tập ý nghĩa và kiến thức chuyên sâu mà không yêu cầu chi phí phát sinh.

Các trường ĐH phản bác dịch Covid-19 cũng khiến họ bị khủng hoảng tài chính. Một số ước tính họ có thể mất tới 1 tỷ USD trong năm nay khi xem xét sự suy giảm số lượng tuyển sinh, trợ cấp từ Chính phủ và các khoản tài trợ nghiên cứu. Một số tuyên bố sa thải và cho nhân viên nghỉ tạm thời để bù lỗ.

Phía luật sư đại diện sinh viên cho biết việc hoàn học phí là công bằng.

“Các trường phải thắt chặt chi tiêu và hoàn tiền cho sinh viên, gia đình”, Roy Wiley, luật sư của công ty luật Anastopoulo ở Nam Carolina, đại diện của nhiều sinh viên nêu quan điểm.

Wiley cho biết văn phòng nhận hàng trăm câu hỏi từ sinh viên tìm cách nộp đơn khiếu nại. Bên cạnh học phí, phí phòng tập thể dục, thư viện, phòng thí nghiệm cũng được yêu cầu hoàn lại.

Một số đơn khiếu nại cho rằng đại học không chỉ là các tín chỉ, điều giá trị sinh viên nhận được là sự tương tác với giảng viên và bạn bè. Thật không công bằng khi lấy học phí sinh viên bù lỗ.

Jennifer Kraus, luật sư công ty Milberg Phillips Grossman, New York, nói: “Chúng tôi không chê trách trường vì đóng cửa. Họ đã làm những gì phù hợp. Tuy nhiên, các trường đang thu lợi nhuận cao từ học phí của sinh viên. Điều này có vẻ trái đạo đức”.

Học phí trường quốc tế: Không hài lòng vì mua hàng kém vẫn trả đủ tiền

TS Đàm Quang Minh và TS Trần Vinh Dự cho rằng khó tìm giải pháp trung hòa giữa trường quốc tế và phụ huynh liên quan vấn đề học phí đang gây bức xúc.

Sáng 5/5, khoảng 200 phụ huynh có mặt tại trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (TP.HCM), phản đối chính sách thu học phí mùa dịch.

Chiều cùng ngày, hơn 40 phụ huynh hệ thống trường Song ngữ quốc tế EMASI có mặt trước cổng trường cơ sở Nam Long (quận 7, TP.HCM) yêu cầu lãnh đạo nhà trường đứng ra trao đổi công khai về việc hoàn học phí và tổ chức học bù.

Trước đó, một nhóm phụ huynh kéo đến trụ sở phản đối trường Sao Việt, TP.HCM, cũng liên quan vấn đề học phí.

Trước làn sóng phản đối của phụ huynh, trường Sao Việt thông báo hoàn trả 100% học phí khi học sinh nghỉ. Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc quyết định trong thời gian nghỉ, không thu học phí đối với bậc mầm non, giảm 70% học phí với bậc tiểu học và trung học.

Trong khi đó, trường Quốc tế Mỹ - Việt Nam thu 100% học phí trong mùa dịch. Trường cho rằng chất lượng học trực tuyến và trực tiếp như nhau nên không giảm học phí.

Học phí trường quốc tế: Không hài lòng vì mua hàng kém vẫn trả đủ tiền - Hình 1

Khoảng 200 phụ huynh có mặt tại trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (TP.HCM), phản đối chính sách thu học phí mùa dịch. Ảnh: Minh Nhật.

Học online không hiệu quả bằng học trực tiếp

Theo TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế), nhà trường và phụ huynh đều có cái lý của mình.

Phụ huynh vẫn phải trông con, hướng dẫn con học. Chất lượng học online, về cơ bản, không thể bằng 100% học trực tiếp. Điều này hết sức rõ ràng, không có gì phải bàn cãi.

Việc học online cũng như offline chỉ đúng với thiểu số. Với trẻ con, mức độ tập trung không tốt, học online vô cùng khó khăn.

Trong khi đó, TS Trần Vinh Dự - cho rằng rất khó đánh giá học online hiệu quả hay không. Dạy online một số môn dễ hơn các môn khác. Độ tuổi cũng ảnh hưởng, cấp 3 học online dễ hơn; trẻ lớp 1, 2 lại khó.

Bên cạnh đó, chất lượng còn tùy thuộc nội dung có hấp dẫn không. Theo ông, nếu lớp học chỉ là bật video streaming lên, thầy cô giảng bài, học sinh ngồi nghe thì không ăn thua. Nhưng nếu hệ thống nội dung được phát triển riêng để dạy online và đủ mức độ phong phú, hấp dẫn, học online sẽ hiệu quả.

Giống như mua hàng, trước giá 10 đồng, nay chất lượng kém mà khách vẫn phải trả 10 đồng. Họ không hài lòng, dù chi phí sản xuất có thể cao hơn.

TS Đàm Quang Minh

"Đợt dịch, các trường hơi bị động vì từ trước tới giờ chưa được chuẩn bị để dạy như vậy, nay đột ngột chuyển sang dạy online, có nhiều khập khiễng. Thời gian ngắn, làm sao giáo viên chuẩn bị nội dung dạy online tốt được. Yêu cầu dạy online phải hiệu quả như bình thường là không làm được", ông nêu quan điểm.

TS Đàm Quang Minh cũng cho rằng các trường gặp khó khăn trong giảng dạy thời gian qua. Để cố gắng dạy online, trường phải bỏ ra chi phí nhiều hơn.

Ông Minh phân tích nếu chuyên nghiệp, để dạy online, mỗi lớp cần 2 giáo viên. Một giáo viên dạy và một giáo viên quản lý lớp. Nếu không quản lớp, các bạn nhỏ rất khó tập trung và giáo viên rất khó giám sát. Kỹ thuật dạy online cho đối tượng phổ thông phải như vậy.

Như thế, tiền cho cơ sở vật chất, online hay offline, đều như nhau, vì khi dạy online, họ cũng không thể dùng cơ sở vật chất đó để cho thuê hay kiếm thêm nguồn thu nào khác, chưa kể một số trường thuê mặt bằng, cơ sở vẫn phải trả tiền thuê.

"Trong khi đó, chi phí cho giáo viên tăng, nếu áp dụng cách dạy một lớp 2 giáo viên như trên. Ngoài ra, trường còn phải bổ sung chi phí khác cho công nghệ, đường truyền, phần mềm dạy học", ông Minh nói.

Câu chuyện học phí còn liên quan việc nên hay không kéo dài thời gian năm học, tức là cho các em học bù khoảng thời gian nghỉ vì dịch Covid-19. TS Trần Vinh Dự cho rằng tùy tình hình thực tế của trường.

Đứng ở góc độ phụ huynh, ông mong muốn trẻ có thời gian nghỉ hè để cả học sinh lẫn trường chuẩn bị tốt nhất cho học kỳ đầu của năm học mới. Việc nhồi nhét không hiệu quả, thậm chí có thể gây tác dụng ngược, khiến học sinh chán học.

"Theo quan sát của tôi, vấn đề học phí đang rơi vào bế tắc, trừ trường nào khéo léo vận hành, vừa được lòng phụ huynh mà vẫn giải quyết được vấn đề của họ. Còn lại, nói chung, đều bế tắc", ông Dự nhận định.

Học phí trường quốc tế: Không hài lòng vì mua hàng kém vẫn trả đủ tiền - Hình 2

TS Trần Vinh Dự và TS Trần Quang Minh cho rằng việc học online không thể đảm bảo chất lượng 100% như học trực tiếp. Ảnh minh họa: Straitstimes.

Khó dung hòa hai bên

TS Đàm Quang Minh nhấn mạnh rất khó có giải pháp để nhà trường và phụ huynh cùng hài lòng. Giải pháp mang tính trung dung là không xét học phí theo tháng, chú trọng đầu vào và đầu ra trong năm nay.

Tức là, học sinh học đến khi hết chương trình, đạt chuẩn đầu ra, trường sẽ thu đủ học phí như bình thường. Phụ huynh đồng ý con mình lên lớp, vẫn có kiến thức như bình thường là được. Bình thường tháng 7, 8 không học, nhưng giờ trường cho học bù để bổ sung.

Vấn đề ở đây là nhiều trường quốc tế vẫn muốn kết thúc năm học như lịch đã định sẵn, bất chấp việc học sinh nghỉ hơn 3 tháng vì dịch bệnh.

Phụ huynh vẫn muốn con học đầy đủ chương trình. Nhưng các trường nói rằng không thể kéo dài năm học vì một số lý do. Trong đó, quan trọng nhất hợp đồng thuê giáo viên có kỳ hạn năm học nhất định, các trường không thể phá vỡ hợp đồng.

Vấn đề học phí đang rơi vào bế tắc, trừ trường nào khéo léo vận hành, vừa được lòng phụ huynh mà vẫn giải quyết được vấn đề của họ. Còn lại, nói chung, đều bế tắc.

TS Trần Vinh Dự

Giáo viên hết thời hạn năm học, họ cũng bay về nước để nghỉ hè, các trường không có người dạy. Ngoài ra, họ còn có chi phí gia hạn thị thực cho giáo viên nước ngoài.

Là phụ huynh có con học online thời gian qua, đồng thời đang vận hành trường tư, TS Đàm Quang Minh rất hiểu cái khó của cả hai bên, khi trường phải trả chi phí lớn hơn, còn phụ huynh chắc chắn không hài lòng với chất lượng học online.

"Giống như mua hàng, trước giá 10 đồng, nay chất lượng kém mà khách vẫn phải trả 10 đồng. Họ không hài lòng, dù chi phí sản xuất có thể cao hơn", ông Minh so sánh.

Theo ông, những trường tư thục mọi người thấy hoạt động tốt, thật ra là phần nhỏ của tảng băng. Vì thế, rất khó để các trường thỏa hiệp với phụ huynh về vấn đề học phí.

"Mặt khác, cũng khó có sự can thiệp nào từ cơ quan chức năng như sở GD&ĐT hay Bộ GD&ĐT. Đây là giao dịch dân sự giữa các bên, sẽ không thể can thiệp, áp đặt ý chí của họ. Kể cả ở nước ngoài cũng vậy", TS Minh nói thêm.

Học phí trường quốc tế: Không hài lòng vì mua hàng kém vẫn trả đủ tiền - Hình 3

Câu chuyện học phí trường quốc tế trong thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19 rơi vào bế tắc. Ảnh: Minh Nhật.

Hai bên nên tôn trọng, lắng nghe nhau

Khi bế tắc trong tìm giải pháp xử lý hợp tình hợp lý, cách duy nhất, hai bên cần nhượng bộ lẫn nhau.

TS Trần Vinh Dự cho rằng chuyện phản đối lượng kiến thức con mình được học khác với phản đối, yêu cầu trường giảm học phí. Về mặt tâm lý, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm không được như lúc đầu đương nhiên không vui.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần xem trường đã cố hết sức chưa để đòi hỏi cho đúng. Một số trường chiết khấu học phí năm học tới cho những phụ huynh có con học trong học kỳ vừa rồi. Hai bên cần thấu hiểu, nhượng bộ để giải quyết nhanh chuyện học phí.

Ông Dự mong muốn nhà trường có hành động thể hiện sự thấu hiểu, dám nhượng bộ, hy sinh một phần lợi ích để cha mẹ học sinh cảm thấy được chia sẻ.

Phụ huynh cũng cần biết thông cảm. Cho con học trường quốc tế, ông Dự không thắc mắc chuyện học phí vì thấy trường, từ hiệu trưởng đến giáo viên, đều cố gắng rất nhiều và trải qua thời kỳ dịch bệnh không mấy dễ dàng.

TS Dự nói thêm trường của con ông cũng đề xuất nếu cho con học tiếp, năm tới, họ sẽ chiết khấu một phần học phí. Do đó, trong vấn đề học phí, ông đánh giá còn tùy thuộc cách lãnh đạo các trường xử lý như thế nào.

Ông muốn cho con học ở trường có tính nhân văn, cảm nhận được trường chăm lo học sinh, quan tâm, chia sẻ với phụ huynh. Ngược lại, phụ huynh cũng tôn trọng giáo viên, nhà trường. Nếu quan hệ hai bên căng thẳng, phụ huynh không nên cho con học tiếp ở đó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Người phụ nữ chết ngay tại ngân hàng vì ốm nặng cũng phải ra tận nơi rút tiềnNgười phụ nữ chết ngay tại ngân hàng vì ốm nặng cũng phải ra tận nơi rút tiền
15:52:45 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Đề nghị truy tố nguyên Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt NamĐề nghị truy tố nguyên Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
17:04:14 16/05/2025
Thùy Tiên được bỏ dỡ lệnh cấm, chuẩn bị tái xuất, cơ quan CA phán câu 'xanh rờn'Thùy Tiên được bỏ dỡ lệnh cấm, chuẩn bị tái xuất, cơ quan CA phán câu 'xanh rờn'
15:07:06 16/05/2025
TAND TP.HCM phạt tù cựu cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu gần 700 container hàngTAND TP.HCM phạt tù cựu cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu gần 700 container hàng
16:00:58 16/05/2025
Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã manXôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man
13:27:15 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội

Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội

Phong cách sao

19:09:47 16/05/2025
Mới đây, nhà thiết kế (NTK) Đỗ Trịnh Hoài Nam giới thiệu bộ sưu tập Áo dài biểu trưng phụ nữ Việt Nam . Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ biểu tượng cánh chim bồ câu hòa bình, tái hiện vẻ đẹp truyền thống, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt t...
5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17

5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17

Sao thể thao

19:02:28 16/05/2025
Lamine Yamal vừa vô địch La Liga cùng Barca, là danh hiệu thứ 5 trong sự nghiệp dù mới 17 tuổi, bỏ xa cả thần tượng Messi.
Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"

Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"

Sáng tạo

18:50:06 16/05/2025
Không cần nhà lớn, không cần nội thất đắt tiền - chỉ cần dám bắt đầu và dám dọn dẹp, bạn có thể biến góc nhỏ cũ kỹ thành chốn sống trong mơ.
Người phụ nữ Mỹ sống sót sau hai tuần mất tích ở vùng núi hiểm trở

Người phụ nữ Mỹ sống sót sau hai tuần mất tích ở vùng núi hiểm trở

Lạ vui

18:46:51 16/05/2025
Tiffany Slaton, du khách 27 tuổi đến từ Georgia (Mỹ) được phát hiện còn sống sau 14 ngày mất tích tại vùng núi tuyết hiểm trở Sierra Nevada, bang California.
NATO dính bê bối tham nhũng, hoạt động điều tra bắt giữ diễn ra ở nhiều quốc gia

NATO dính bê bối tham nhũng, hoạt động điều tra bắt giữ diễn ra ở nhiều quốc gia

Thế giới

18:41:21 16/05/2025
Người phát ngôn NATO, bà Allison Hart nói với tờ Thời báo Luxembourg vào thứ Tư (14/5) rằng trụ sở chính của NSPA tại Đại Công quốc Luxembourg đã khởi động cuộc điều tra.
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?

Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?

Tin nổi bật

18:39:04 16/05/2025
Công an tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo người dân khi tiếp nhận thông tin trên mạng cần kiểm chứng từ nguồn tin chính thống do cơ quan chức năng cung cấp.
Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình

Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình

Netizen

18:38:54 16/05/2025
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài chưa đầy một phút, ghi lại tại tuyến đường được cho là ở Quảng Ninh đang trở thành tâm điểm trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và bàn tán.
Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?

Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?

Sao việt

18:25:56 16/05/2025
Hồ Quỳnh Hương được hâm mộ bởi giọng hát nội lực song cô liên tục bị bàn tán về ngoại hình với những đồn đoán về phẫu thuật thẩm mỹ.
Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng

Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng

Pháp luật

18:25:10 16/05/2025
Tin lời "chạy án", Lộc Văn Cảnh chuyển 16 tỷ đồng cho Nguyễn Sĩ Khoa để tránh bị xử lý về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế, nhưng cả hai đều bị khởi tố.
Trần Kiên ' Cha tôi, người ở lại': Khao khát vai phản diện bùng nổ

Trần Kiên ' Cha tôi, người ở lại': Khao khát vai phản diện bùng nổ

Tv show

18:23:42 16/05/2025
Không áp lực, Trần Kiên bước vào phim trường với tinh thần nhẹ tênh. Nhưng chính sự nhẹ tênh ấy lại giúp anh thăng hoa trong từng vai diễn.
G-Dragon làm 1 điều chấn động trên trang mạng 15.5 triệu người theo dõi khiến fan Việt "lo sợ"

G-Dragon làm 1 điều chấn động trên trang mạng 15.5 triệu người theo dõi khiến fan Việt "lo sợ"

Nhạc quốc tế

18:16:29 16/05/2025
Tối 15/5, G-Dragon cập nhật bài đăng mới trên Weibo 15.5 triệu người theo dõi. Đáng nói, bài đăng lần này chính là K-Star Spark Mega Concert in Vietnam.