Thay chất đội ngũ giáo viên
Đồng thời với đòi hỏi một chế độ đãi ngộ tương xứng, vấn đề thay chất đội ngũ giáo viên thông qua việc thay đổi cách tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng cũng được nhiều chuyên gia đặt ra.
Các chuyên gia đề nghị có hình thức tuyển sinh riêng đối với khối ngành sư phạm. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ tuyển sinh 2012 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu do bà Nguyễn Thị Bình chủ trì, hiện nay chỉ có 10-20% số giáo viên thật sự yêu nghề. Trong khi đó qua khảo sát, PGS Vũ Trọng Rỹ (Viện Nghiên cứu giáo dục VN) cho biết đa số giáo viên hiện nay chưa nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên mà mới chỉ dừng lại ở vai trò “người dạy”. “So với yêu cầu của giáo viên sau 10-15 năm tới, phẩm chất năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên hiện nay còn một khoảng cách đáng kể” – PGS Rỹ nhận xét.
Tuyển sinh riêng
Nhìn lại thực tế tuyển sinh những năm gần đây để thấy điểm chuẩn đầu vào ngành sư phạm liên tục giảm. Rất nhiều ngành có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Thậm chí không ít thí sinh trúng tuyển vào ngành sư phạm nhưng điểm môn thi chuyên ngành chỉ 1, 2 điểm, thậm chí chỉ 0,25 điểm. “Năng lực như vậy thì có cây đũa thần nào trong bốn năm ĐH để đào tạo thành người giáo viên tốt sau này?” – GS Trần Hữu Tá đặt câu hỏi. GS Tá nhận định việc tuyển sinh sư phạm hiện nay khá tùy tiện. Số trường đào tạo sư phạm quá nhiều dẫn đến việc tuyển sinh bừa bãi cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, ngành sư phạm có những đặc thù riêng cả về năng lực chuyên môn và đạo đức, và cần có cách tuyển sinh phù hợp chứ không phải đại trà như hiện nay. Vì vậy, ông đề nghị việc tuyển sinh cũng phải làm lại theo hướng chặt chẽ hơn giữa cung và cầu. Phải tính toán kế hoạch nhân lực sư phạm trước khi tuyển sinh.
Cùng quan điểm này, PGS Văn Như Cương cho rằng muốn có trò giỏi trước hết thầy phải giỏi. Đầu vào sư phạm thấp khiến chất lượng người thầy yếu hơn, kéo theo trò yếu hơn và đầu vào sư phạm lại tiếp tục thấp đi. Vòng tròn luẩn quẩn đó khiến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng khó cải thiện được. PGS Văn Như Cương nhấn mạnh: “Việc ngành sư phạm thi chung như các trường ĐH khác hiện nay là hết sức vô lý. Người học toán để ứng dụng vào chuyên ngành của họ khác với người học toán để đi dạy”. PGS Cương đề xuất: “Không chỉ cách đánh giá kiến thức phải khác mà các trường sư phạm cần phải có vòng phỏng vấn để kiểm tra ngoại hình, giọng nói, mục đích theo học cũng như đạo đức của thí sinh để tránh trường hợp tuyển người không phù hợp”.
Video đang HOT
Ở khía cạnh đơn vị đào tạo, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cho rằng yêu nghê là môt trong những yêu tô làm nên sự thành công của bât cứ nghê nghiêp nào. Nghê dạy học lại càng cân phải yêu nghê hơn các nghê khác vì đôi tượng lao đông của nghê dạy học là con người. Việc tuyển sinh “ba chung” hiện nay cũng là công cụ đưa ra môt kêt quả đánh giá kiên thức có thê tin cây. Tuy nhiên, những kêt quả thi tuyên cũng không tránh khỏi viêc đánh giá kêt quả, nhât là với những thí sinh học lêch. Hơn nữa, tuyên được người học cũng chưa thê nói là tuyên được người yêu nghê dạy học. Do đó, tuyển sinh sư phạm vẫn có thể theo phương thức “ba chung” nhưng cần có thêm vòng phỏng vân khi sinh viên nhâp học đê đưa ra lời khuyên thích hợp vê nghê dạy học là cân thiêt.
Đào tạo cũng phải thay đổi
Không chỉ tuyển sinh, cách đào tạo của trường sư phạm cũng phải thay đổi tận gốc. PGS Văn Như Cương cho rằng muốn đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới từ trường sư phạm, cả cách tuyển sinh và chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải có thêm các môn về đạo đức, cho sinh viên tiếp cận sớm và nhiều hơn với học sinh và cơ sở giáo dục.
GS Trần Hữu Tá cũng khẳng định: một trong những yếu tố quyết định thành công cho việc đổi mới giáo dục là đổi mới đào tạo sư phạm. GS Tá cho rằng cần phải thu hẹp phạm vi các trường đào tạo sư phạm. Theo đó, mỗi khu vực chỉ cần một vài trường lớn đào tạo sư phạm. Đội ngũ giảng viên ưu tú sẽ tập trung về đây để nâng cao chất lượng đào tạo.
GS Đinh Quang Báo, viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm, cho rằng việc đào tạo giáo viên cần điều chỉnh theo hướng cân đối lại việc đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, trong đó bao gồm các kỹ năng tìm hiểu người học, năng lực kiểm tra, đánh giá, quản lý lớp học, kỹ năng sống… “Cần tăng thời lượng và tăng tần số thực hành, thực tập ở phổ thông, coi đó là cơ hội để sinh viên có đủ khoảng thời gian rèn luyện, lắp ráp những gì tích lũy rời rạc” – GS Đinh Quang Báo nói.
Theo tuổi trẻ
Siết chặt liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực GD-ĐT và dạy nghề bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng nước ngoài đại diện tại Việt nam.
Theo quy định này, các hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai gồm: Đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên.
Thời hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo không quá 5 năm, kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm. Để được liên kết đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu về đội ngũ nhà giáo cơ sở vật chất thiết bị chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy. Đáng chú ý có quy định nêu rõ: "Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình đào tạo liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam".
(Ảnh minh họa)
Nghị định cũng nhấn mạnh: Chương trình đào tạo nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài công nhận về chất lượng Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của HS, SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Về đối tượng tuyển sinh vào các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng đủ các điều kiện. Cụ thể như sau, đối với trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, CĐ, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ.
Đối với trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về theo điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, CĐ, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại được Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp nhận.
Nếu đào tạo liên kết mà cả hai phía đều cấp bằng thì phải thỏa mãn đồng thời cả hai quy định trên.
Cũng để tránh việc thiếu năng lực ngoại ngữ nhưng vẫn được tiếp nhận học chương trình liên kết cấp bằng nước ngoài, quy định này cũng đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Theo đó, với liên kết trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương. Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giúp thí sinh đạt trình độ theo quy định trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2012.
5 loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoàiTheo Nghị định này thì nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục theo 2 hình thức: Cơ sở giáo dục 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.Nghị định cũng nêu rõ 5 loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập gồm: 1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn 2. Cơ sở giáo dục mầm non (trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ em là người nước ngoài 3. Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu 4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 5. Cơ sở giáo dục đại học.Trong đó, cơ sở giáo dục phổ thông được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường. Học sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài.
Theo dân trí
Sinh viên thờ ơ với môn học đại cương Cứ 10 sinh viên (SV) được hỏi thì 4 SV nói không muốn học những môn học đại cương trong chương trình ĐH nếu được lựa chọn. Phải chăng SV đang thờ ơ với những môn học được xem là nền móng này? Để tìm hiểu thực tế việc học đại cương của SV, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát trên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới
Thế giới
09:56:20 08/05/2025
Mùa Hè nên ăn uống gì để có làn da đẹp?
Làm đẹp
09:47:49 08/05/2025
Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên
Pháp luật
09:35:21 08/05/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Triệu Vy
Sao châu á
09:29:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
Nhạc việt
09:26:16 08/05/2025
Bí Đỏ tả thực cuộc sống với Vũ Cát Tường, netizen xót: Thương Tường quá, nhưng kệ nha...
Netizen
09:23:43 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025
Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17
Thế giới số
09:10:35 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025