Thấy gì khi bóng đá Việt Nam trọng dụng lão tướng?
Nhiều lão tướng đang được trọng dụng tại V-League 2020 và có đóng góp không nhỏ tới thành tích tại một số đội bóng.
Trở lại sân cỏ sau 2 năm giải nghệ, hậu vệ Phùng Văn Nhiên (38 tuổi, DNH Nam Định) trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất lịch sử V-League
Thực trạng này cho thấy điều gì và có tác động ra sao tới bóng đá Việt Nam ?
Khi những lão tướng vẫn cày ải
Ở trận đấu giữa Hà Nội FC và Viettel tại vòng 5 giai đoạn 2 V-League 2020, đội bóng Thủ đô xuất phát với 2 cầu thủ trên 30 tuổi là thủ thành Bùi Tấn Trường (34 tuổi) và tiền vệ Lê Tấn Tài (36 tuổi). Sang hiệp 2, HLV Chu Đình Nghiêm tung thêm Phạm Thành Lương (32 tuổi) vào sân. Đây cũng là ba cầu thủ thường xuyên được sử dụng trong đội hình Hà Nội FC ở mùa giải năm nay.
Từ lâu, Hà Nội FC vốn được biết đến là cái nôi đào tạo trẻ hàng đầu Việt Nam. Mặc dù vậy, đội bóng Thủ đô vẫn phải trọng dụng các lão tướng. Không riêng nhà đương kim vô địch, nhiều CLB đang thi đấu ở V-League 2020 cũng có xu hướng thích dùng cầu thủ tuổi băm.
Tiêu biểu nhất chắc chắn là DNH Nam Định. Đoàn quân áo vàng có hậu vệ Phùng Văn Nhiên (38 tuổi) cầu thủ lớn tuổi nhất lịch sử V-League. Cạnh đó, thủ thành Đinh Xuân Việt cũng đã 36 tuổi hay tiền đạo Đỗ Merlo 35 tuổi. HAGL cũng chẳng chịu kém cạnh khi đưa về tiền đạo Nguyễn Anh Đức (35 tuổi). Sài Gòn FC có Nguyễn Ngọc Duy (34 tuổi)…
Thực tế, độ tuổi trung bình của các đội bóng dự V-League 2020 khá cao, dao động từ 25-27 tuổi. Từ dẫn chứng trên, rõ ràng V-League đang tồn tại một nghịch lý. Trong những năm qua, bóng đá Việt Nam đầu tư mạnh cho đào tạo trẻ nhưng giải vô địch quốc gia lại sử dụng nhiều lão tướng cũng như độ tuổi trung bình có xu hướng tăng cao.
Thực trạng này phải chăng cho thấy công tác đào tạo trẻ ở V-League dù chuyển mình nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao, liên tục về chất lượng nhân sự. Cụ thể hơn, nhiều đội bóng không trình làng được những cái tên giàu tiềm năng nên buộc phải đưa về những cái tên lớn tuổi.
HAGL sau lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh gần như không còn gây được tiếng vang. Những lứa kế cận ở sân Pleiku tuy vẫn được đào tạo bài bản nhưng sức bật kém, thể hiện qua việc đội bóng phố núi không thành công ở nhiều giải trẻ. Quân HAGL cũng ngày một vắng bóng ở các lứa tuyển trẻ.
Ngay cả Hà Nội FC, đội bóng vốn mát tay trong việc bồi dưỡng cầu thủ trẻ cũng đang chững lại sau thế hệ 1997-1999. Không phải bỗng dưng Lê Tấn Tài, Bùi Tấn Trường được nhà đương kim vô địch chiêu mộ và lập tức đóng vai trò quan trọng.
Nhìn xa hơn, xu hướng già hóa nhân sự tại V-League phần nào hạn chế cơ hội của cầu thủ trẻ. Theo thống kê, chỉ có 23 cầu thủ thuộc thế hệ 2000 (sinh từ năm 2000 trở về sau) được đăng ký thi đấu. Trong bản danh sách U22 Việt Nam HLV Park Hang-seo mới công bố, rất nhiều cầu thủ ít được ra sân.
Điều này chắc chắn khiến HLV Park Hang-seo đau đầu trong việc chuẩn bị nhân sự cho Vòng loại U23 châu Á và SEA Games 31. U22 đã khó, U19 càng khó hơn bởi cực hiếm cầu thủ ở lứa tuổi này có chỗ đứng tại V-League, phần nhiều đang chơi cho các giải đấu thấp.
Có đáng lo ngại?
Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, người hâm mộ không nên quá lo lắng khi V-League xuất hiện nhiều cầu thủ lớn tuổi bởi đơn thuần đây chỉ là hiện tượng. “Tôi cho rằng, việc trong một mùa giải có nhiều lão tướng xuất trận là sự ngẫu nhiên ở từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Video đang HOT
Còn về cơ bản V-League vẫn đang nỗ lực trẻ hóa. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận, mấy năm gần đây các đội bóng trẻ hóa thì cũng có thời điểm phải dừng lại để căn chỉnh, sàng lọc và phát huy năng lực của các cầu thủ đã chứng minh được năng lực, số này đương nhiên không thể quá trẻ”, ông Huy phân tích.
Cũng theo bình luận viên Vũ Quang Huy, với yêu cầu ngày một cao về mặt chuyên môn ở V-League, cầu thủ trẻ để có chỗ đứng phải thực sự cứng cáp và có những tố chất đặc biệt hoặc ít nhất nhất là biết tận dụng cơ hội.
Ngược lại, với cầu thủ lớn tuổi, việc họ được ra sân thường xuyên chứng minh một điều rằng bóng đá Việt Nam ngày một chuyên nghiệp, bản thân cầu thủ có ý thức tập luyện, giữ gìn thể lực.
“Tôi biết họ đều cố gắng, thậm chí cố gắng hơn cầu thủ trẻ bởi họ hiểu muốn trụ lại thì phải duy trì được nền tảng thể lực. Ngoài các bài tập chuyên môn, họ còn tập thêm gym, yoga để bổ trợ. Đây nhìn chung là điều đáng mừng chứ không đáng lo”, ông Huy nói thêm.
Đồng quan điểm, chuyên gia Lê Thế Thọ khẳng định, việc một số CLB ở V-League sử dụng cầu thủ “tuổi băm” không phải vấn đề đáng lo ngại.
“ Bóng đá thế giới chứng kiến nhiều cầu thủ lớn tuổi vẫn thi đấu đỉnh cao. Tiêu biểu như Ibrahimovic, cầu thủ này đã 39 tuổi, từng sang Mỹ thi đấu để dưỡng già nhưng rồi lại về khoác áo AC Milan tại Serie A, trở thành cây làm bàn số 1. Quay ngược với V-League, theo tôi số lượng cầu thủ thuộc hàng lão tướng đang chơi bóng không quá lớn, chiếm tỉ lệ nhỏ”, ông Thọ nêu ý kiến.
Vị cựu danh thủ cũng nhấn mạnh, các đội bóng sử dụng cầu thủ lớn tuổi thường rơi vào hai trường hợp. Thứ nhất, không có tiền mua cầu thủ chất lượng cao và Nam Định là ví dụ. Thứ hai, đội bóng muốn giải quyết tình huống trước mắt.
“Hà Nội mùa này khủng hoảng lực lượng nên họ đưa Tấn Tài về để chữa cháy. Tương tự là HAGL, lối chơi mà họ xây dựng thiếu một người làm tường giỏi nên họ mang về Anh Đức”, ông Thọ nói.
Lịch thi đấu vòng 6 giai đoạn 2 V-League 2020
- 17h ngày 3/11: B.Bình Dương – HAGL
- 18h ngày 3/11: Hồng Lĩnh Hà Tĩnh – TP HCM
- 19h15 ngày 3/11: Viettel – Than Quảng Ninh
- 19h15 ngày 4/11: Hà Nội FC – Sài Gòn FC.
Top cầu thủ siêu khoẻ của bóng đá Việt Nam: Những "người ba phổi" khiến HLV nào cũng thèm muốn
Một đội bóng mạnh là tập hợp của những cá nhân xuất sắc, trong đó không thể thiếu những cầu thủ được mệnh danh là "máy cày" bởi thể lực và sức mạnh vượt trội với phần còn lại.
Top cầu thủ siêu khoẻ của bóng đá Việt Nam: "Người ba phổi" HLV nào cũng muốn sở hữu
Một đội bóng mạnh là tập hợp của những cá nhân xuất sắc, trong đó không thể thiếu những cầu thủ được mệnh danh là "máy cày" bởi thể lực và sức mạnh vượt trội với phần còn lại.
1. Lê Huỳnh Đức (Tiền đạo - 1972)
Tiền đạo từng giành 3 Quả bóng vàng Việt Nam (1995, 1997 và 2002) là nỗi ám ảnh với các hậu vệ ở những năm 90 của thế kỷ trước. Với chiều cao gần 1m80, thân hình dày, Huỳnh Đức sở hữu sức mạnh giúp ông trở thành tiền đạo làm tường tốt bậc nhất mà bóng đá Việt Nam từng sở hữu. Hiện tại, bóng đá Việt Nam vẫn mỏi mắt đi tìm một mẫu tiền đạo như Huỳnh Đức. Ông đang làm HLV trưởng CLB Đà Nẵng.
HLV Lê Huỳnh Đức khi còn làm cầu thủ được đánh giá là tiền đạo mạnh nhất Việt Nam. Ảnh: V.Đ.
2. Ngô Quang Trường (Tiền vệ - 1972)
Cùng thời với Huỳnh Đức, Ngô Quang Trường được đặt biệt danh là "trâu" vì lối chơi máu lửa và thể lực sung mãn. Câu chuyện huyền thoại về Quang Trường là việc ông từng bị bung khớp gối, đứt hết dây chằng gối phải vào thời điểm y học thể thao Việt Nam chưa phát triển. Dù không được phẫu thuật nhưng sau 3 năm, Quang Trường trở lại và thi đấu tới năm 2004.
HLV Ngô Quang Trường (phải) thuở còn là tiền vệ trung tâm ở SLNA. Ảnh: Quang Minh.
3. Phùng Văn Nhiên (Hậu vệ - 1982)
Hiếm cầu thủ Việt Nam nào thi đấu tới năm 35 tuổi và khi nhắc tới một ví dụ vượt giới hạn thì Phùng Văn Nhiên là cái tên đầu tiên được điểm mặt. Ông thi đấu cho CLB quê hương Nam Định từ năm 2002 và tạm dừng thi đấu từ năm 2018 trong màu áo CLB Hải Phòng ở tuổi 36. Hiện tại, người hâm mộ vẫn thấy Văn Nhiên xin tập cùng đội trẻ CLB Nam Định. CĐV thành Nam thì tin rằng Văn Nhiên vẫn có thể thi đấu đỉnh cao thêm 1-2 năm nữa.
Hậu vệ Phùng Văn Nhiên khi còn thi đấu cho CLB Hải Phòng. Ảnh: VPF.
4. Lê Tấn Tài (Tiền vệ - 1984)
Tấn Tài có lẽ là cầu thủ đầu tiên được đặt biệt danh "người không phổi" ở Việt Nam. Anh nổi lên từ AFF Cup 2008 khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch. Hiện tại, cầu thủ quê Khánh Hoà vẫn đang thi đấu ở V.League 2020 trong màu áo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Tấn Tài là cầu thủ hiếm hoi của bóng đá Việt vừa khoẻ vừa giàu kỹ thuật.
Lê Tấn Tài (số 14) có thời được làm đội trưởng tuyển Việt Nam. Ảnh: Quang Minh.
5. Nguyễn Trọng Hoàng (Tiền vệ - 1989)
Biệt danh Hoàng "bò" có lẽ đã nói lên tất cả về sức khoẻ của tiền vệ sinh năm 1989. Anh còn được các đồng đội gọi là "ngoại binh", "mãi mãi tuổi 20" vì quá khoẻ dù năm nay đã 31 tuổi. Hiện tại, Trọng Hoàng là cầu thủ đặc biệt quan trọng trong sơ đồ 5 hậu vệ của HLV Park Hang-seo.
Có Trọng Hoàng (áo đỏ giữa) trong đội bóng, HLV Park Hang-seo an tâm đối đầu với các đối thủ mạnh. Ảnh: Hiếu Lương.
6. Đỗ Hùng Dũng (Tiền vệ - 1993)
Lối sống lành mạnh, chịu khó tìm tòi cách chăm sóc sức khoẻ giúp Đỗ Hùng Dũng có thể trạng tốt như hiện nay. Anh được xem là "lá phổi" của Hà Nội FC và đội tuyển Việt Nam nơi tuyến giữa, góp sức lớn vào 3 chức vô địch V.League, 1 AFF Cup. Cường độ vận động của Đỗ Hùng Dũng luôn thuộc top đầu trong mỗi trận đấu.
Hùng Dũng (trái) là cầu thủ đầu tiên của Việt Nam "uống sữa thay nước". Ảnh: Tiến Tuấn.
7. Vũ Văn Thanh (Hậu vệ - 1996)
Trung vệ Quế Ngọc Hải từng chia sẻ anh chỉ mong "khoẻ bằng một nửa Văn Thanh". Hậu vệ thuộc biên chế HAGL luôn dẫn đầu trong các cuộc kiểm tra sức bền và thể lực. Thế nhưng, ít ai biết rằng trước đây Văn Thanh từng mắc bệnh tim và suýt phải từ giã sự nghiệp bóng đá.
Văn Thanh (phải) có thể đá được hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo. Ảnh: Tiến Tuấn.
8. Đoàn Văn Hậu (Hậu vệ - 1999)
Văn Hậu chính xác là một chiến binh với thể lực, sức mạnh, vóc dáng đủ để đối chọi với bất cứ cầu thủ nào trên thế giới. Mới 21 tuổi, Văn Hậu đã đạt được những thành tích mà nhiều thế hệ trước mơ ước. Hồi còn thi đấu ở V.League, đối mặt với Văn Hậu là cực hình với nhiều cầu thủ tấn công trong các cuộc tranh chấp tay đôi.
Đoàn Văn Hậu (áo trắng) sẽ còn phát triển hơn nữa về thể hình và trình độ trong tương lai. Ảnh: Hiếu Lương.
Khắc Ngọc bênh vực Tấn Tài về pha bóng khiến anh chấn thương Ở trận so tài giữa Viettel và Hà Nội FC trên sân Hàng Đẫy trong khuôn khổ vòng 5 giai đoạn 2 V.League 2020, Khắc Ngọc đã sớm rời sân ở phút thứ 18 vì chấn thương sau pha va chạm với đàn anh Lê Tấn Tài. Trận cầu tâm điểm kết thúc với tỷ số hòa 0-0 trong một thế trận cân...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hùng Dũng là đội trưởng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022

Quang Hải là 'ứng viên đặc biệt' tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 điểm trong trận ra quân

Thái Lan đề nghị mua bản quyền 8 trận AFF Cup 2022 nhưng bị từ chối

Tuyển Việt Nam và bài học trước Lào

Top 5 ngôi sao đắt giá nhất của ĐT Việt Nam

Đội trưởng Campuchia nói gì sau chiến thắng trước Philippines?

ĐT Việt Nam loại 2 cầu thủ, chốt danh sách dự AFF Cup 2022

Đội hình tuyển Việt Nam đắt giá nhất AFF Cup 2022

Trụ cột ĐT Indonesia chấn thương trước trận đầu tại AFF Cup 2022

Indonesia có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Thái Lan lộ diện, thầy Park có mừng thầm
Có thể bạn quan tâm

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
Thế giới
05:39:59 23/05/2025
Uống nước lá ngải cứu có tác dụng gì?
Sức khỏe
05:39:02 23/05/2025
Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025