Thấy gì qua các hoạt động ngoại giao chưa từng có của Nga ở châu Phi?
Việc Nga tăng cường hoạt động ngoại giao chưa từng có đối với châu Phi được thúc đẩy bởi nhu cầu đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trước sự cô lập từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine .
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) trong một chuyến công du châu Phi. Ảnh: AP
Từ ngày 29/5 đến 2/6, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã công du châu Phi, thăm Kenya, Burundi, Mozambique và chặng dừng chân cuối là Nam Phi, nơi ông Lavrov tham dự một cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao của nhóm BRICS, với sự tham gia của đại diện từ Congo, Ai Cập, Gabon, Guinea-Bissau và Comoros.
Đây là chuyến thăm thứ 3 của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga tới lục địa châu Phi trong năm nay. Vào tháng 1 vừa qua, ông Lavrov đã đến thăm Nam Phi, Eswatini, Angola và Eritrea, và vào tháng 2, ông đã đến thăm Mali, Mauritania và Sudan. Trong chuyến công du mới nhất của ông Lavrov, ngày 31/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki tại Điện Kremlin.
Video đang HOT
Theo nhận định của nhà phân tích Milosz Bartosiewicz, chuyên gia về Nga trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông Ba Lan (OSW) mới đây, việc Nga tăng cường hoạt động ngoại giao chưa từng có đối với châu Phi chứng tỏ Điện Kremlin ngày càng quan tâm đến việc hợp tác với các quốc gia ở lục địa này.
Chuyên gia Bartosiewicz cho rằng, điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trước sự cô lập từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Sự hợp tác giữa Nga và châu Phi cũng là “không đối xứng và có chọn lọc”. Moskva có sự ưu tiên trong các khía cạnh chính trị, quân sự và năng lượng của mình. Phía Nga đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với các quốc gia châu Phi trên diễn đàn Liên hợp quốc , xuất khẩu vũ khí cũng như đầu tư vào năng lượng hạt nhân do tập đoàn nhà nước Rosatom thực hiện.
Cả hai chuyến thăm của ông Lavrov và cuộc gặp của Tổng thống Putin với người đồng cấp Eritrea chủ yếu có khía cạnh chính trị và xây dựng hình ảnh, đồng thời là một phần của quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2 (sẽ được tổ chức tại St. Petersburg vào tháng 7 tới).
Các tuyên bố về phát triển hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật, học thuật, văn hóa và nhân đạo rõ ràng chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Hoạt động ngoại giao sôi nổi của Nga với châu Phi bao gồm các mối liên hệ không chỉ với các quốc gia quan trọng theo quan điểm của Điện Kremlin, mà còn với các quốc gia bình thường khác, chẳng hạn như Burundi, và trước đó là Eswatini và Mauritania. Điều này cho thấy ý định gia tăng ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh tích cực về Moskva trên phạm vi toàn châu lục, cũng như sẵn sàng tận dụng sự hợp tác của bất kỳ quốc gia nào.
Chuyến công du châu Phi cũng là cơ hội để Nga phản biện Mỹ, EU và các đồng minh của họ (Australia, Nhật Bản, Anh). Cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt chống Nga được cho là hậu quả của trật tự quốc tế đơn cực do phương Tây hậu thuẫn, trật tự này cũng phân biệt đối xử với các nước đang phát triển. Đồng thời, Moskva đang tìm cách định vị mình là một đối tác hấp dẫn và là người ủng hộ trật tự thế giới đa cực phù hợp hơn với lợi ích của “Nam bán cầu”.
Ngoài ra, sự tham dự của ông Lavrov trong hội nghị của những người đứng đầu ngành ngoại giao của các nước BRICS là rất quan trọng trong bối cảnh thảo luận về khả năng mở rộng của nhóm, bao gồm cả các nước châu Phi. Cuộc họp cũng là cơ hội để tăng cường mối quan hệ giữa Nga và Nam Phi. Việc duy trì các mối quan hệ song phương là rất quan trọng đối với Điện Kremlin trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Nam Phi bí mật chuyển giao vũ khí cho Moskva (mặc dù nước này đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga – Ukraine), và cũng liên quan đến hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo BRICS do Nam Phi đăng cai tổ chức vào tháng 8 năm nay.
Thủ tướng Australia: Các cường quốc cần tránh 'đóng băng ngoại giao'
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho rằng các cường quốc cần tránh "đóng băng ngoại giao" vì an ninh ổn định khu vực.
Hôm 2/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết sự ổn định và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới chỉ có thể được bảo đảm thông qua trách nhiệm tập thể của tất cả các nước. Đồng thời, ông nói rằng bất kỳ "sự đóng băng sâu sắc nào về ngoại giao" của các cường quốc đều có thể dẫn đến sự hiểu lầm và kích động nghi ngờ.
Phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Albanese nói rằng hòa bình, ổn định và an ninh không phải là điều hiển nhiên, đồng thời cảnh báo mọi quốc gia không nên nghĩ rằng mình nằm ngoài các quy tắc đa phương. Để có trách nhiệm chung, tất cả các quốc gia phải luôn tham gia, duy trì đối thoại và ngoại giao cởi mở - thiết lập các hàng rào bảo vệ, tuân theo các quy tắc đa phương đã được thống nhất.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese. (Ảnh: SCMP)
Ông Albanese nói, khi bất kỳ quốc gia nào nghĩ rằng họ có thể vượt qua các quy tắc đó, sự ổn định sẽ bị phá vỡ. Thủ tướng Australia cũng dẫn ra tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển đối với khu vực.
Theo ông Albanese, để đạt được các mục tiêu đó, Australia đã đang tìm cách ổn định mối quan hệ với Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn những thách thức, Canberra nhận ra rằng "sẽ luôn tốt hơn và luôn hiệu quả hơn nếu chúng ta giải quyết trực tiếp", bất kể sự khác biệt giữa hai chính phủ.
Nhà lãnh đạo Australia cũng đề cập đến những lo ngại về sự bất ổn tiềm ẩn có thể xảy ra khi nước này mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua liên minh an ninh AUKUS. Ông cho rằng AUKUS là về quan hệ đối tác, không phải cạnh tranh. Ông Albanese cho biết chính phủ Australia đã thực hiện các cuộc gọi cá nhân tới hơn 60 quốc gia để minh bạch về AUKUS.
Vì sao Nga ngày càng chú trọng thúc đẩy hợp tác với châu Phi? Sự mở rộng hợp tác của Nga với châu Phi cũng được thúc đẩy bởi mong muốn thể hiện ảnh hưởng của mình và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang có chuyến công du thứ ba tới các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới

Mỹ chuẩn bị thử nghiệm công nghệ săn tàu ngầm mới tại Indo-Pacific

Campuchia nói gì về báo cáo Trung Quốc được độc quyền dùng căn cứ Ream?

Mưa lũ khắc nghiệt tại Úc, hơn 50.000 người có thể bị cô lập

Mỹ cân nhắc rút 4.500 quân đồn trú khỏi Hàn Quốc

Mỹ tiết lộ về cuộc tấn công mạnh nhất từ tàu sân bay

Thành phố quen thuộc với người Việt là nơi có tỷ lệ khách bị lừa đảo cao

Mỹ gia cố đường chuẩn bị cho siêu tăng Abrams 70 tấn duyệt binh

Tổng thống Philippines cải tổ nội các

Malaysia chào đón đại biểu đến dự Hội nghị cấp cao ASEAN-46 và các hội nghị liên quan

Israel: Bắt giữ đối tượng buôn lậu 1,8 kg vàng từ Dubai

Máy bay chở khách bị bung nắp động cơ, lộ linh kiện khi đang ở trên không
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025