Thầy giáo viết chữ đẹp đến khó tin
“Thấy ai chữ xấu chịu không có nổi” nên thầy Hà Văn Tiếp (39 tuổi, Trường Tiểu học thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Bến Tre) quyết tâm rèn chữ và rèn cả tính cách cho các học trò của mình.
Nói về việc luyện lại nét chữ, thầy Hà Văn Tiếp cho rằng người nào cũng có thể luyện được, không phân biệt người lớn, trẻ con. Điều quan trọng là nhẫn nại, chịu khó chứ không phải năng khiếu.
Nét chữ của thầy giáo Hà Văn Tiếp.
Trước đây, thầy Tiếp viết chữ không đẹp. Là người kèm cặp những nét chữ đầu tiên cho học sinh mà lại viết không chuẩn nên thầy quyết tâm học lại từ đầu. Ban đầu, thầy Tiếp cũng không ngờ có nhiều quy tắc đến như vậy; từ giấy, bút, tư thế ngồi, cách cầm viết, cho đến những quy tắc đối với từng kiểu chữ khác nhau…
Đầu tiên là cách viết và chọn giấy phải phù hợp. Viết phải khá nặng tay, không ngắn hoặc dài quá, mực ra đều và có thể “viết” được nét thanh, nét đậm rõ ràng.
Thời gian đầu, để có ngòi viết ưng ý, thầy tự đi hỏi khắp các nhà sách lớn nhỏ tại thị trấn Châu Thành và thị xã Bến Tre để kiếm mua cây viết ưng ý nhưng không có. Vì vậy, thầy quyết định tự mài ngòi bút và phải đến cây thứ 7 thầy mới có được một chiếc bút ưng ý. “Sau này có nhiều loại bút tốt trên thị trường nên mình không phải mài nữa nhưng nhìn chung vẫn không tốt bằng loại mình tự mài ngòi” – thầy Tiếp cho biết.
Video đang HOT
Thầy giáo Hà Văn Tiếp.
Về phần giấy, nhất định phải có ô ly, cả chiều dọc lẫn chiều ngang, không trơn hoặc “nhám” quá. Người viết phải để hai chân tự nhiên, thoải mái, vở hơi chếnh lên phía bên phải, tay trái cố định vở, tay phải khép để có điểm tựa, tránh run tay khi viết. Cầm bút tại vị trí cách ngòi khoảng 3 cm, bằng ba ngón cái, trỏ, giữa và để viết hơi đứng cho linh hoạt. Khoảng cách từ mắt tới vở khoảng 30 cm.
Nếu thực hiện tốt những bước này thì chỉ khoảng một tháng là nét chữ dần cải thiện, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Dĩ nhiên, còn nhiều quy tắc đối với từng chữ cái mà người học viết tới đâu sẽ được truyền đạt tới đó. Quan trọng là phải đảm bảo tỉ lệ thì mới có được chữ đẹp. Khi rèn chữ cho các em, lỗi hay sai sót nào nhỏ nhất cũng phải sửa ngay, nếu không sẽ tạo thói quen, sau này rất khó sửa.
Theo thầy Tiếp, nhiều học sinh của thầy đã thay đổi hẳn tính nết sau khi luyện chữ. Viết được chữ đẹp cũng giúp các em ham học hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, các em còn cẩn thận, chỉnh chu khi làm toán cũng như các môn học khác.
Theo Người Lao Động
Teen ngày càng không coi trọng việc viết chữ đẹp
Quan niệm của rất nhiều teen hiện nay là "chỉ cần học giỏi là được, chữ viết thì quan trọng gì".
Ngày xưa vẫn có câu "nét chữ nết người". Nhìn chữ có thể đoán ra tính cách của người viết. Do đó, việc rèn chữ đối với học sinh chúng mình là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, một thực tế trái ngược lại đang xuất hiện. Học sinh, đặc biệt ở cấp THCS, THPT chữ ngày càng xấu!
Nét chữ nết người
Có thể nói, chỉ cần nhìn qua nét chữ của một con người là có thể biết được người đó có tính cẩu thả, đại khái hay chu đáo, cẩn thận,... Ngay từ khi học cấp 1, chúng ta đã được rèn viết chữ. Nếu trong những năm học đó, bạn chịu khó chăm chỉ luyện viết theo sự hướng dẫn của thầy cô và tự luyện ở nhà nữa thì chữ viết sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để duy trì nét chữ đẹp không phải là một việc dễ. Nó cần một quá trình xuyên suốt, đòi hỏi ở người viết phải chăm chỉ, cẩn thận trong từng nét chữ hằng ngày. Tuy vậy, không thể phủ nhận nhiều ý kiến cho rằng càng lớn học sinh càng viết chữ xấu. Đây đang là một trong những căn bệnh mà teen mình nên lưu ý trong quá trình học tập.
Nắm bắt được ưu điểm của chữ viết mang lại, nên thời gian gần đây mới xôn xao lớp học luyện chữ của thầy Dương Tuấn ở phố Hàng Mành, Hoàn Kiếm - Hà Nội. Mỗi ngày thầy đón hơn 100 bạn học sinh đến đây học luyện chữ. Có cả học sinh cấp 1, 2, 3, thậm chí các bạn đang là sinh viên cũng kéo nhau đến học luyện chữ như những học sinh cấp 1 nắn nót từng nét thanh, nét đậm,... Rất nhiều bạn thật sự say mê với môn học tưỡng chừng như đơn giản này. Cuối cùng các bạn phải công nhận chữ càng đẹp, tập vỡ cũng được sạch sẽ, dễ nhìn và là một trong những nguyên nhân khiến chúng tớ muốn nhìn vào quyển tập của mình nhiều hơn.
Lớp học của thầy Dương Tuấn và các bạn học sinh đang tập luyện chữ.
1001 lý do
Rất nhiều phụ huynh hốt hoảng mỗi khi cầm quyển tập của con mình trên tay. Lúc thì cứ như "cua ngoằn", chỗ tẩy xóa, chỗ gạch chéo, thêm thắt đủ thứ,... hệt như quyển nháp!
Nhưng rồi để "biện minh" cho nét chữ không đẹp của mình sẽ có 1001 lý do cực kì thuyết phục! Điển hình là Minh An (Hs trường LVC - TPHCM). Thỉnh thoảng bố mẹ bạn ấy vẫn giữ thói quen kiểm tra tập vở của cu cậu nhà ta. Nhưng ngặt cái chữ An càng ngày càng tệ, cấp 1 còn được giải nhì vở sạch chữ đẹp của quận, đến cuối cấp 2, An bắt đầu mắc bệnh lười chép bài, nên chỉ nhắm mắt nhắm mũi vạch vạch vài nét cho xong. Khi lên đầu cấp 3 thì chữ An chẳng còn ai đọc nổi.
Bố mẹ thường xuyên cằn nhằn rồi tra hỏi nguyên nhân. Cậu bạn ngay lập tức xua tay đổ lỗi: "Cô giáo viết bài với đọc nhanh quá nên để theo kịp con phải chép đại cho xong". Có lần An còn viện lí do vì trên lớp cô Sử giảng bài chán mà cứ thích kiểm tra tập vở, nên cả bọn bày trò thi xem ai chép bài nhanh nhất để lấy khí thế!
Thầy Tuấn đang hướng dẫn cho các học trò của mình.
Đây chính là chữ của thầy Tuấn đấy!
Tác hại của việc viết chữ xấu
Chữ xấu, trước hết sẽ ảnh hưởng tới điểm số của bạn. Thử tưởng tượng xem, khi giáo viên chấm bài mà chữ lại không thể "dịch" ra được thì hậu quả sẽ thế nào!? Đương nhiên, bạn sẽ bị trừ điểm vì một lý do không cân xứng chút nào.
Thứ 2, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ở các cuộc thi lớn như thi Đại học, Cao đẳng, không phải thầy cô nào cũng kiên nhẫn ngồi dịch nghĩa từng chữ cho bạn (khi bạn trình bày một bài thi bằng những dòng chữ xấu xí, khó đọc). Nên nếu chữ quá tệ, không thể đọc ra thì thầy cô được quyền trừ điểm, hoặc do bạn viết bừa mà nhìn thành số khác thì câu đó xem như sai kết quả, mất điểm như chơi!
Nguyên nhân căn bệnh viết chữ xấu của teen
Lý do khách quan là do sự phát triển của khoa học công nghệ với tốc độ phủ sóng mạnh của máy tính và điện thoại nên việc rèn chữ đối với học sinh bị coi nhẹ hơn trước. Thêm vào đó, ở các trường THCS, THPT, giáo viên và phụ huynh ít chú trọng tới việc rèn chữ cho học sinh mà chú trọng nhiều hơn tới kiến thức, nội dung bài học. Do vậy, quá trình rèn chữ bị ngắt quãng, không có sự tỉ mẩn, cẩn thận. Trong thời gian dài như vậy, dù bạn trước đó có viết đẹp tới đâu thì chữ cũng càng xấu đi. Chưa kể những bạn chữ xấu thì nay lại càng xấu hơn.
Có một nét chữ đẹp không phải là chuyện dễ!
Lý do chủ quan là do ý thức rèn chữ của mỗi cá nhân. Rèn chữ cũng giống như bất kì một môn học khó nào. Nó cần phải có sự chuyên cần, trau chuốt. Nếu như không tạo được thói quen này mà vội vàng, cẩu thả thì sớm muộn gì chữ cũng xấu đi. Với tâm lý đó, cộng thêm quan niệm của rất nhiều teen hiện nay "Chỉ cần học giỏi là được, chữ viết thì quan trọng gì" đã góp phần làm xấu đi chữ viết của mình đấy!
Biện pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng này thì bên cạnh việc học bài trên lớp, các bạn cũng nên rèn cho mình tính cẩn thận mỗi khi viết bài. Chỉ cần nắn nót một chút, từng ngày từng ngày, thì chữ viết của bạn đã được cải thiện khá nhiều. Quá trình này đòi hỏi ở bạn tính kiên nhẫn đấy!
Theo PLXH
Gieo chữ ở Trường Sa Thấp thoáng dưới tán phong ba và bàng vuông, trẻ ê a học bên mé đảo Trường Sa. Năm học mới bắt đầu, trong những lớp học độc nhất vô nhị: trường ghép, lớp "5 trong 1" và những thầy cô kiêm nhiệm. Lớp "5 trong 1" Trường chỉ cách nhà vài bước chân, trò nhỏ Phạm Yến Trinh (lớp 5, trường tiểu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025