Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc

Tấm gương Đảng viên trẻ làm theo lời Bác cấp trung ương năm 2019, thầy Phạm Văn Huy giáo viên ở Lai Châu chia sẻ về chuyện nghề giáo của mình.

Thầy Phạm Văn Huy quê gốc ở xã Minh Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện đang công tác tại Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh…

Với hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục tỉnh Lai Châu thầy Huy đã luôn tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ được tổ chức ghi nhận như:

Bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh;Bằng khen của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện; Giấy khen của tổng cục xây dựng lực lượng công an nhân dân; Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp huyện, tỉnh, trung ương…

Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc - Hình 1

Thầy Phạm Văn Huy (áo tím than bên phải) Trường phổ thông Mường Kim (Lai Châu) Đảng viên trẻ làm theo lời Bác cấp Trung ương 2019. Ảnh : CT.

“Trong quan hệ với đồng nghiệp, giáo viên ở trường thầy Huy luôn vui vẻ, sống hòa đồng và là người có năng khiếu văn nghệ và có tổ chức thành công nhiều chương trình văn nghệ cho trường.

Ở trường thầy Huy là một đảng viên trẻ luôn sống có ý thức tổ chức kỷ luật và được tổ chức tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ và đều hoàn thành xuất sắc”, thầy Vũ Thanh Thông – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhận xét.

Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc

Trường trung học phổ thông Mường Kim là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh… trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ động nhất.

“Trong quá trình công tác, đặc biệt là dạy học khối 12 và công tác bán trú cho học sinhcái khó khăn trong quá trình tôi công tác là hiểu được phong tục tập quán và giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc với người địa phương.

Bên cạnh đó, việc duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần cũng là cái khó với bản thân tôi và nhà trường.

Học sinh ở nơi đây vẫn còn ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên nhiều học sinh lập gia đình rất sớm, đôi khi các em đang học đã lập gia đình.

Nơi đây vẫn còn tình trạng một số em học sinh đi học không được thường xuyên, đầy đủ vì vậy việc lĩnh hội kiến thức các môn học rất khó khăn dẫn đến chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt được như mong đợi”, thầy Huy chia sẻ.

Kỷ niệm nghề giáo nhớ nhất của thầy Huy

Video đang HOT

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất kể từ khi lên Lai Châu công tác thầy Huy chia sẻ rằng: “Tôi quê ở Thái Bình lên công tác tại tỉnh Lai Châu trong ngành giáo dục tới nay được 11 năm.

Ngày tôi mới lên nơi đây còn vô cùng khó khăn, lạc hậu, kém xa miền xuôi rất nhiều.

Chúng tôi đi xe máy đến trung tâm của xã và phải đi bộ vào bản cách trung tâm xã 3km không đi được xe máy. Đi cùng đoàn chúng tôi là lãnh đạo xã người địa phương biết tiếng dân tộc phiên dịch giúp chúng tôi.Trong quá trình dạy học tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong 1 lần tôi đi vận động học sinhtại 1 xã gần biên giới Trung Quốc cách đúng 1 con suối.

Sau 1 thời gian, chúng tôi đi bộ vượt qua suối, qua đồi thì cũng tới được nhà học sinh. Vào tới nhà học sinh, chúng tôi không ai cầm được nước mặt khi thấy nơi học sinh ở là 1 ngôi nhà rách nát.

Chúng tôi tới cũng là bữa cơm trưa, khi em mời chúng tôi vào nhà thì trong nhà em rất đông người, có ông bà, bố mẹ, chồng và 3 đứa con nhỏ đang ngồi quanh mâm cơm chỉ có nồi khoai và ngô, bát canh rau rừng không mỡ không thịt.

Khi chúng tôi hỏi chuyện vì sao em lại bỏ học không học nữa thì em có nói rằng em chỉ về nhà ít ngày để kiếm cái ăn cho con rồi em lại đi học tiếp em không bỏ học đâu, vì chồng em bị tai nạn chưa khỏi đang phải đắp thuốc rừng.

Bố mẹ chồng thì già không làm được nên em về mấy ngày lo cho chồng con xong em lại ra học, mà học để thành người chứ.

Em nói vậy chúng tôi rất mừng và vui nhưng cũng thương em với hoàn cảnh như thế. Em học hết lớp 12 rồi sau này em sẽ làm gì khi bên mình còn con còn chồng và gia đình chồng.

Chúng tôi thương hoàn cảnh đó nên đã có chút tiền ủng hộ em lúc khó khăn nhưng 1 mực em không lấy.

Em nói đây là tiền mồ hôi công sức của thầy cô em không lấy đâu, về sau chúng tôi phải nói đây là tiền trong quỹ chữ thập đỏ của nhà trường trích ra để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chứ không phải tiền riêng của các thầy cô thì em mới nhận.

Với sự giúp đỡ của nhà trường, em học sinh đó cũng đã học hết lớp 12 và hiện tại đang là hội trưởng hội phụ nữ của 1 xã vùng biên giới”.

Thầy Bí thư Đoàn trường với rất nhiều ý tưởng

Hàng tuần, vào chiều thứ 2 các em học sinh của Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu lại được sinh hoạt bán trú về các chủ đề theo tháng.

Ở buổi sinh hoạt đó các em được tự do phát biểu tâm tư nguyện vọng của mình, ngoài ra các em còn được tham gia các hoạt động thi đua văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trồng rau.

Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc - Hình 2

Thầy Huy (áo xanh thanh niên Việt Nam đứng giữa) rất năng động và luôn được tin tưởng giao tổ chức các chương trình văn nghệ. Ảnh: CT

Tôi sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động hữu ích cho đoàn viên thanh niên mình tham gia, trồng nhiều hơn nữa rau xanh và có thể nuôi thêm lợn để tăng thêm nguồn thu nhập cho học sinh bán trú.

Trong năm học tới Ban Chấp hành đoàn trường chúng tôi sẽ đỡ đầu 2 đến 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tháng sẽ hỗ trợ các em 100.000 đồng đến 200.000 đồng để các em có thể tiếp tục theo học hết lớp 12.

Với những cống hiến cho ngành giáo dục thầy Phạm Văn Huy đã vinh dự được nhận bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh; Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác cấp huyện, tỉnh, trung ương.

Công Tiến

Theo giaoduc.net

"Cõng chữ" lên Khe Chữ

Hơn 1 năm trước, vào chiều tối 6-11-2017, một ngọn núi bất ngờ bị sạt lở đổ xuống ầm ầm, đá lăn dữ dội, tang thương bao trùm ngôi làng dưới chân núi ở Khe Chữ vùi lấp 6 ngôi nhà tại thôn 2, khiến 4 người chết, 144 ngôi nhà của đồng bào dân tộc nơi đây hư hỏng.

Ngay sau đó, chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ đồng bào dọn về ngôi làng Khe Chữ mới, cách làng cũ khoảng 4km. Sau ngày xảy ra sự cố đau thương này, một năm sau, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao, đưa vào sử dụng điểm trường học Khe Chữ tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Cõng chữ lên Khe Chữ - Hình 1

Lớp ghép 1 (13 em), lớp 2 (8 em) do cô Võ Thị Trinh phụ trách

Làng dân cư kiểu mẫu

Ngôi trường khởi công xây dựng từ tháng 8-2018, được thiết kế với 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 khu nhà vệ sinh với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và hơn 130 triệu đồng đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Ngôi trường Khe Chữ khang trang đảm bảo việc học hành cho con em trong làng.

Chính quyền huyện Nam Trà My cũng triển khai nhiều phương án hỗ trợ bà con cải thiện đời sống; khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là trồng cây dược liệu ngắn ngày, 3 tháng thu hoạch/lần.

Về lâu dài, những giống cây như: dổi rừng, đinh lăng, quế Trà My... cũng được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích, hỗ trợ để bà con tham gia trồng sau khi đã ổn định đời sống tại nơi ở mới. Những ngôi nhà và nhiều công trình dân sinh được xây dựng giúp nơi đây trở thành làng dân cư kiểu mẫu.

Giao thông thông suốt đến tận làng. Lưới điện quốc gia cũng được kéo đến tận làng, phục vụ cấp điện ổn định cho 144 hộ dân với hơn 430 nhân khẩu. Với hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội như trên, việc người dân nâng cao đời sống của bản thân và gia đình sẽ thuận lợi hơn trước.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện nay nhà cửa, đời sống và đất sản xuất của người dân cơ bản ổn định; đường sá, hệ thống điện đã được đầu tư.

"Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng sắp xếp các khu dân cư, tái định cư tại những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đề nghị chính quyền xã Trà Vân nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung tiếp tục khảo sát, quan tâm hỗ trợ cho người dân tại những vùng đặc biệt khó khăn như làng Khe Chữ, không để người dân nào thiếu ăn, trẻ em phải được đến trường", ông Đinh Văn Thu nói.

10 năm lên non

Tại điểm trường cũ có 2 giáo viên, khi chuyển sang trường mới cũng vẫn 2 cô giáo đó đảm trách việc giảng dạy. Lớp mầm non có 35 em do cô Hồ Thị Ngọ phụ trách. Còn lớp ghép (13 em lớp 1 và 8 em lớp 2) do cô Võ Thị Trinh đảm nhận.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cô Võ Thị Trinh chia sẻ trong xúc động khi chuyển sang điểm trường mới: "Trên này đường sá dễ đi hơn, chứ nơi dạy cũ phải đi bộ lên mấy nóc (núi - PV), mất 2 - 3 giờ, vì không thể chạy xe lên tận nơi được. Nhớ ngày trước đi bộ lên lớp, vai thì cõng ba lô, tay xách thức ăn, dầu, mắm muối... đủ thứ, trông giống đi buôn chứ không giống giáo viên chút nào. Nhà thì dựng tấm ván trống trước trống sau, xin được mấy tấm tôn che lại cho mùa mưa đỡ ướt lạnh. Thức ăn như thịt kho có khi dùng đến 2 tuần, kho đi kho lại muốn "lủng" nồi nhưng vẫn cứ ăn. Cuối tuần, cán bộ, nhân viên điểm trường về nhà hết, một mình tôi ở lại. Lúc đầu có xuống nhà dân ngủ nhưng thấy mưa gió đi lại bất tiện nên đành thui thủi một mình ở trường. Riết thành quen, nên hơn cả tháng mới "xuống núi" đi hơn 100km về nhà một lần".

Cô Trinh năm nay 42 tuổi, quê ở huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), đã có chồng nhưng vì cuộc sống hiện tại còn khó khăn nên cô chưa tính được chuyện sinh con. Cô Trinh tâm sự: "Hiện nay thu nhập cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân. Nếu sinh con nữa chắc rất khó khăn. Khi dạy ở trường cũ, tuy có cực nhọc nhưng bên cạnh đó cũng có niềm vui riêng. Nhìn những em học sinh từ lúc đến trường không biết chữ, được thầy cô tận tâm dạy dỗ, bây giờ đã biết đọc, biết viết và thậm chí có nhiều em đã học hết cấp 3, nên tôi thấy rất vui. Sau vụ sạt lở núi, để các em tiếp tục học tập, điểm trường chuyển sang bên này mượn trạm của công trình đang xây dựng học tạm và học sinh gọi là "trường tấm bạt" vì chỉ được che bằng bạt xung quanh. Bây giờ có trường bê tông thì quá sướng rồi".

Ở vùng miền núi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện đi học của con em không được cha mẹ quan tâm lắm. Thầy cô vận động học sinh đến lớp không dễ chút nào. Cô Trinh phải cùng học sinh đến tận nhà để vận động các em khác đi học. Khi đến nhà, nếu không gặp học sinh mà chỉ gặp phụ huynh thì họ thường bảo: "Mình không biết, tối nó không ngủ với mình nên mình không biết nó đi đâu. Mình nói nó không được, cô giáo thích làm gì thì cô làm".

Ngoài việc khuyên nhủ, nhiều lúc cô giáo phải "xuống nước" năn nỉ. Nếu được cha mẹ đồng ý thì cõng học sinh đi liền, vì lo họ đổi ý và nếu để các em nghỉ học một buổi thì sẽ có đà nghỉ tiếp. "Chuyện thiếu thốn vật chất thì thầy cô san sẻ được, nhưng chuyện các em không chịu đi học, phụ huynh không hợp tác là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Đặc biệt, có những phụ huynh nghiện rượu, muốn con em họ đến lớp thì phải đem rượu đến mời họ uống để nói chuyện. Nhưng là phụ nữ, chúng tôi không uống nhiều được. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ rất quan tâm đến việc học của con em và đây chính là niềm vui lớn nhất của giáo viên chúng tôi", cô Trinh trải lòng.

Nhà trường khuyến khích thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, nhưng chỉ có trò giỏi ở lại học, còn số trò tiếp thu bài chậm thì không muốn đi. Đa số học sinh vùng cao tiếp thu kiến thức rất chậm nên công tác giảng dạy của giáo viên cũng cần có phương pháp riêng, dễ hiểu hơn.

Nói về phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm dạy học sinh đồng bào dân tộc, cô Trinh chia sẻ: "Hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều, vậy nên trên giấy tờ có 2 trình độ lớp 1 và lớp 2, nhưng thực tế tôi phải phân chia đến 6 trình độ. Một số em đọc tốt, số đọc chậm, số chỉ đánh vần, số chưa biết chữ cái, số biết đọc nhưng không biết viết... Giáo viên thì kiêm hết tất cả các môn: tiếng Việt, toán, thể dục, múa hát, vẽ... nhưng đâu phải môn nào giáo viên cũng biết sâu và có năng khiếu. Vì vậy, chúng tôi phải tập luyện và tự nghiên cứu rất nhiều, làm sao để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất".

Cũng là cô giáo cắm bản, vừa dạy học vừa đến từng nhà khảo sát, vận động phụ huynh đưa các em ra lớp, cô Hồ Thị Ngọ tâm sự: "Tôi gắn bó điểm trường Khe Chữ từ khi người dân chuyển về đây. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phải học ở ngôi trường tạm. Năm nay, cô trò đều vui mừng khi được học trong ngôi trường mới kiên cố, an toàn".

Thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân, cho biết: "Điểm trường mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp học sinh vùng sâu vùng xa thuận lợi hơn trong học tập, phụ huynh an tâm hơn, nhất là vào những mùa mưa bão, sạt lở núi. Mong rằng sự quan tâm đầu tư này sẽ góp phần giúp các em phấn đấu học tập, đặc biệt phụ huynh là việc động viên con em không bỏ học giữa chừng".

NGỌC PHÚC

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanhCovid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
16:20:24 19/05/2025
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
16:56:37 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồngHai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
15:07:39 19/05/2025
Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?
16:27:46 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đìnhVictoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
17:58:59 19/05/2025
Nữ bác sĩ chê lương bệnh viện, đi gom rác sau giờ làm, số tiền kiếm được mới sốcNữ bác sĩ chê lương bệnh viện, đi gom rác sau giờ làm, số tiền kiếm được mới sốc
17:30:59 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
15:28:03 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bất thình lình bị đặt câu hỏi, Hoa hậu Ý Nhi lộ trình tiếng Anh thật tại Miss World

Bất thình lình bị đặt câu hỏi, Hoa hậu Ý Nhi lộ trình tiếng Anh thật tại Miss World

Sao việt

20:59:00 19/05/2025
Mới đây, nàng hậu khiến cộng đồng mạng bất ngờ khi tự tin phát biểu hoàn toàn bằng tiếng Anh trong một hoạt động cùng lực lượng cảnh sát bang Telangana.
Chốt chặn trên cao tốc, bắt nhóm đối tượng vừa gây án đang bỏ trốn

Chốt chặn trên cao tốc, bắt nhóm đối tượng vừa gây án đang bỏ trốn

Pháp luật

20:54:58 19/05/2025
Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Kim Tùng (SN 1985) cùng tang vật là một bao tải chứa 150m dây cáp điện cùng một số vật dụng để trộm cắp như kìm cộng lực, xà beng.
Lâm Canh Tân bị Triệu Lệ Dĩnh "đá", ôm hận về chung phe kẻ thù tình cũ?

Lâm Canh Tân bị Triệu Lệ Dĩnh "đá", ôm hận về chung phe kẻ thù tình cũ?

Sao châu á

20:52:43 19/05/2025
Sau tin đồn Triệu Lệ Dĩnh hẹn hò đạo diễn, dân tình tiếp tục được phen xôn xao trước nghi vấn Lâm Canh Tân về chung nhà Dương Mịch. Nhiều người còn cho rằng quyết định của tài tử 8X có liên quan mỹ nhân họ Triệu.
Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người

Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người

Thế giới

20:46:29 19/05/2025
Nạn nhân bị thương nặng và đã được đưa đi cấp cứu. Sau đó 30 , cảnh sát phát hiện thêm một thi thể ở ngôi nhà đối diện cửa hàng tiện lợi nhưng cũng chưa xác định được danh tính của người này.
Cứu bạn bị ngưng tim, nam sinh bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa

Cứu bạn bị ngưng tim, nam sinh bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa

Netizen

20:28:57 19/05/2025
Nam sinh 18 tuổi ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã bỏ lỡ kỳ thi tuyển sinh nghề quan trọng để cứu bạn học bị nhồi máu cơ tim trên đường đi thi. Câu chuyện gây xúc động mạnh trên mạng xã hội nước này.
Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Tin nổi bật

20:25:35 19/05/2025
Video quay cảnh đàn cá heo hàng chục con bơi tung tăng tại vùng biển gần Hòn Dung - vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được cộng đồng mạng xã hội quan tâm, chia sẻ.
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"

Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"

Nhạc việt

20:02:44 19/05/2025
Ca khúc mang đậm chất tự sự, tràn đầy cảm xúc và niềm kính yêu của một người trẻ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè

Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè

Thời trang

20:00:01 19/05/2025
Trong cái nắng oi ả của mùa hè, áo corset bất ngờ trở thành tâm điểm của làng thời trang, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa nét cổ điển và hơi thở hiện đại.
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng

"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng

Tv show

19:57:27 19/05/2025
Tập 5 chương trình truyền hình thực tế Tân binh toàn năng - Giai đoạn sống còn phát sóng tối 18/5 gây nhiều tranh luận trong cộng đồng người xem
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối

Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối

Nhạc quốc tế

19:47:43 19/05/2025
Minnie tiết lộ Lisa từng gọi điện cho cô để nhờ chăm sóc cho Miyeon. Sau khi biết thông tin này, Miyeon không giấu được sự xúc động
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Lạ vui

19:46:21 19/05/2025
Các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga bước đầu ghi nhận 2 loài nấm thuộc diện kỳ bí nhất thế giới ở Vườn quốc gia Bái Tử Long