Thay miễn học phí bằng vay tín dụng
Thay vì miễn học phí, học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay này…
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình. Ảnh: HG
Ngày 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.
Lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm
Theo tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Chính phủ nêu rõ, chính sách không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm đã thực hiện được 20 năm.
“Hiện nay, nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành Sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm. Vì vậy, dự thảo không quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói.
Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự án luật, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) cho biết, vấn đề này còn 2 loại ý kiến.
Theo đó, ý kiến thứ nhất tán thành với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành Giáo dục và đề nghị cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện rõ quan điểm ưu tiên, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Video đang HOT
Quan điểm của Thường trực Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ là dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, để giải quyết các bất cập về lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành Giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Cùng với đó, là sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng đầu vào; nâng cao vị thế nhà giáo, tăng tính hấp dẫn của nghề giáo, cùng với chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Giáo dục trong thời gian tới.
Cần có cơ chế tài chính biên soạn sách giáo khoa
Một vấn đề khác, dự thảo luật sửa đổi Điều 29 về Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất nhưng được tổ chức thực hiện linh hoạt; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Ông Phan Thanh Bình, Thường trực Ủy ban cho rằng việc sửa đổi, bổ sung như đề xuất là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.
“Đề nghị cần có những quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật Giáo dục về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; nguyên tắc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa; quy định về cơ chế tài chính trong việc biên soạn, in, phát hành sách giáo khoa (trợ giá, đấu thầu, đặt hàng…) bảo đảm công bằng, minh bạch, phù hợp với Luật Xuất bản và pháp luật có liên quan”, ông Bình nêu rõ.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định về việc thí điểm chương trình giáo dục phổ thông, về việc thực hiện nhiều chương trình trong cơ sở giáo dục phổ thông, về việc sử dụng các tài liệu dạy học khác song song hoặc thay thế sách giáo khoa.
Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cũng nhận thấy, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo Luật chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra trong Tờ trình. Nhiều quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 29-NQ/TW từ năm 2013 chưa được thể chế hóa; giáo dục vẫn chưa được đặt đúng vị trí là “quốc sách hàng đầu”; các điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong bối cảnh giáo dục mới chưa được tiếp cận.
Phục vụ quốc phòng, dữ liệu đo đạc, bản đồ có cấp miễn phí?
Trước đó, báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Phan Xuân Dũng cho hay, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định việc cung cấp miễn phí thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giám sát tài nguyên và môi trường.
“Điều 10 Luật Phí và Lệ phí năm 2015 quy định về miễn, giảm phí, lệ phí và thẩm quyền quyết định đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí. Phụ lục 1 kèm theo Luật này quy định việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phải trả phí. Do vậy, việc miễn phí cung cấp thông tin, dữ liệu sản phẩm đo đạc và bản đồ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”, thường trực Ủy ban KHCN&MT và ban soạn thảo giải trình.
Cho ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, những thông tin do Bộ Quốc phòng tiếp nhận vì nhiệm vụ quốc phòng thì được miễn lệ phí. Còn tất cả các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng tiếp nhận những thông tin này vì mục đích kinh doanh, không phục vụ nhiệm vụ quốc phòng thì vẫn phải trả lệ phí như các lĩnh vực khác.
Cũng đồng tình cấp miễn phí khi thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, chỉ áp dụng với thông tin do đơn vị công thực hiện. “Dự thảo Luật này quy định, ngoài cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước còn có cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ”, ông Định lưu ý, có những thông tin khai thác có thể miễn phí nhưng cũng có cái không được miễn phí.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, chính sách miễn giảm phí sử dụng dữ liệu đo đạc và bản đồ cho quốc phòng an ninh, phòng chống bão lũ sẽ có quy định về nguyên tắc. Còn những vấn đề cụ thể phải được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, hoặc giao cho Chính phủ quy định.
Cùng ngày, UBTVQH thống nhất với Chính phủ cần thiết ban hành Nghị định quy định về đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 30/6/2018 để khắc phục khoảng trống pháp lý.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nguyên tắc là không được mở rộng đối tượng, không tăng chi ngân sách, nhưng cũng không bỏ sót, bỏ lọt đối tượng hỗ trợ. UBTVQH đề nghị, rà soát lại các đối tượng được hưởng hỗ trợ trên tinh thần Nghị định 67/NĐ-CP. Riêng người nghèo, sẽ được hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất thay vì chỉ một số hoạt động như các đối tượng khác.
Theo Thanhtra.com.vn
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm có còn hợp lý?
Tham vấn về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, cần điều chỉnh chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, bởi thực tế cho thấy: Chính sách này đã có một số bất cập.
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Ảnh minh họa/internet
Cho rằng đây là vấn đề được bàn đến nhiều nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đề xuất: Lần này chúng ta nên thực hiện.
Trước chúng ta quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, sau khi tốt nghiệp phải phục vụ cho ngành Giáo dục, nếu không phải trả lại tiền cho Nhà nước. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thu lại được khoản đó nếu sinh viên không theo sư phạm.
Theo GS.VS Đào Trọng Thi, thay vì miễn học phí cho sinh viên sư phạm, chúng ta có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi. Khi ra trường nếu em nào làm trong ngành giáo dục một số năm thì được miễn, không thu lại.
Còn em nào không trong ngành Giáo dục làm thì phải hoàn lại số tiền đã được vay tín dụng ưu đãi. Thực chất, với phương án này chính sách ưu đãi không thay đổi nhưng rõ ràng sẽ giải quyết được vướng mắc như hiện nay. Ngoài ra, chúng ta còn có cơ chế thu lại số tiền đã cho vay.
GS.VS Đào Trọng Thi: Thay vì miễn học phí cho sinh viên sư phạm, chúng ta có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi
Cùng chung quan điểm với GS.VS Đào Trọng Thi, PGS.TS Nguyễn Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính - cho rằng: Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đề nghị nghiên cứu sửa đổi về chính sách miễn học phí đối với người học ngành sư phạm theo hướng:
Sinh viên học sư phạm sẽ được vay tín dụng ngân hàng để trang trải học phí. Sau khi học nếu công tác trong ngành lĩnh vực sư phạm đáp ứng đủ điều kiện thời gian theo quy định thì sẽ được miễn hoàn toàn trả phần vay. Trường hợp không công tác trong ngành sư phạm sẽ phải hoàn trả tiền vay.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang - phân tích: Theo quy định hiện hành tại Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, người học là sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cơ sở giáo dục đại học không phải đóng học phí.
Theo quy định tại Luật Giáo dục Đại học, những người học này sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian đợc hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy một số bất cập: Thứ nhất, sinh viên sư phạm, sinh viên các ngành chuyên môn đặc thù không phải đóng học phí; ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học tương ứng mức học phí của sinh viên.
Thứ hai, khi sinh viên tốt nghiệp, nhà nước không sắp xếp, điều động được việc làm cho sinh viên sư phạm, sinh viên học các ngành chuyên môn đặc thù; sinh viên sư phạm không tìm được việc làm trong các cơ sở giáo dục- đào tạo
Thứ ba, từ thực tế trên dẫn đến lãng phí về nguồn ngân sách nhà nước. Nhà nước bảo đảm kinh phí đào tạo nhưng không được sử dụng kết quả đào tạo, lãng phí nguồn lực xã hội vì sinh viên được đào tạo ngành sư phạm, ngành chuyên môn đặc thù nhưng không làm việc đúng chuyên môn được đào tạo.
"Từ thực tế nêu trên, thiết nghĩ sửa đổi về chính sách miễn học phí đối với người học ngành sư phạm theo hướng: Sinh viên học sư phạm sẽ được vay tín dụng ngân hàng để trang trải học phí là phù hợp với thực tiễn hiện nay" - PGS.TS Nguyễn Trường Giang góp ý.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất sinh viên sư phạm phải đóng học phí Sinh viên sư phạm có thể phải đóng học phí theo hình thức tín dụng, sau tốt nghiệp nếu công tác trong ngành đủ thời gian sẽ được xóa nợ. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: QH Chiều 12/3, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 3/5/2025: thấu hiểu để tránh gây tổn thương
Trắc nghiệm
15:04:28 03/05/2025
Vợ Quang Hải ngày càng mất hút, "hết thời", mẹ chồng liền đổi thái độ?
Netizen
14:45:24 03/05/2025
Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ
Tin nổi bật
14:44:51 03/05/2025
'Á hậu fan Việt ghét' ứng xử dở tệ vẫn đăng quang MUP, bị cả dàn thí sinh ngó lơ
Sao châu á
14:43:02 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
Sao việt
14:23:54 03/05/2025
Khởi tố nhóm "yêng hùng" mang đao kiếm đại náo trên Quốc lộ 6
Pháp luật
14:17:49 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025
One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo
Thế giới số
14:03:30 03/05/2025
Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store
Thế giới
14:00:11 03/05/2025