Thấy người con có vết thâm đen lan rộng, mẹ sợ hãi khi biết con mắc bệnh nguy hiểm có thể mất mạng chỉ trong vài giờ
Chỉ chưa đầy 1 ngày con xuất hiện triệu chứng, người mẹ bàng hoàng khi bác sĩ báo tin con bị viêm màng não do vi khuẩn , suýt mất mạng nếu phát hiện chậm trễ.
Con gái suýt mất mạng vì viêm màng não
Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là lá chắn chống lại các tác nhân gây bệnh để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thế nhưng sức đề kháng của bé còn khá non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên bé rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và lây bệnh. Điều này luôn khiến cho bất cứ bậc làm cha làm mẹ cũng đều lo lắng, thậm chí là hoảng sợ mỗi khi con mệt, ốm. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh của con cũng sẽ giúp ích cho việc điều trị và hồi phục của trẻ nhanh chóng hơn.
Trường hợp một người mẹ đến từ Singapore vừa thoát khỏi tâm trạng lo lắng , khủng hoảng vì bệnh của con gái nhỏ mới 17 tháng tuổi do phát hiện kịp thời là một minh chứng. Chị cho biết tối hôm đó, con gái chị bỗng sốt cao và cáu kỉnh, không còn hoạt bát và vui đùa như mọi ngày. Chị ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Sau vài giờ nằm theo dõi, đến 2h sáng chị bỗng phát hiện trên người con có những đốm xanh đen. Ban đầu đốm xuất hiện trên hai má của bé, rồi đến đầu gối và lan ra khắp cơ thể với tốc độ chóng mặt.
Trên tay và khắp người cô bé xuất hiện vệ thâm đen và lan rộng – dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ cho rằng bé bị viêm màng não và yêu cầu chọc dò tủy sống. Đây là một thủ thuật thường được thực hiện khẩn cấp để nhanh chóng chẩn đoán viêm màng não sau khi lấy mẫu dịch não tủy để làm xét nghiệm . Người mẹ vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhắc lại trận ốm suýt mất mạng của con gái: “ Lúc đó tôi chỉ biết cầu nguyện rằng con sẽ không bị mắc viêm màng não . Nhưng không nằm ngoài dự đoán, con gái tôi đã mắc bệnh và ngay lập tức được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ nói sẽ theo dõi con trong 72 giờ, cơ hội sống của con là 50%. Tôi cảm thấy mọi thứ sụp đổ ngay trước mắt và không thể nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu con rơi vào 50% còn lại “.
Các vết tổn thương trên da do viêm màng não luôn khiến cô bé mới 17 tháng tuổi khó chịu và ngứa ngáy
Nhưng thật may mắn, sau thời gian tích cực điều trị, cô bé dũng cảm đã chiến thắng bệnh tật và dần dần hồi phục. Bé được xuất viện về nhà, mặc dù các vết bầm , tổn thương trên da đôi khi khiến bé khó chịu. “ Lời khuyên của tôi dành cho các bậc cha mẹ đó là nếu thấy con mình có biểu hiện nào bất thường như sốt, trên da có vết thâm tím , cứng cổ, sợ ánh sáng thì hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế. Chỉ cần chậm trễ một chút thôi, tính mạng của con sẽ như sợi chỉ treo mành, vô cùng nguy hiểm “, người mẹ cảnh báo.
Viêm màng não – Căn bệnh có thể giết chết trẻ trong vài giờ
Hình ảnh mô phỏng bệnh viêm màng não.
Não là cơ quan trung ương điều khiển tất cả các hoạt động sống của cơ thể con người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy chỉ cần một tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công vào cũng gây nguy hiểm cho não bộ, thậm chí khiến trẻ mất mạng. Khác với viêm não, bệnh viêm màng não là bệnh xuất hiện khi các tác nhân tấn công vào cùng màng não chứ chưa đến não bộ bên trong. Viêm màng não là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu do các loại vi trùng, siêu vi trùng, nấm gây nên.
Viêm màng não do vi khuẩn rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho trẻ trong ít nhất một vài giờ. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ sẽ có các dấu hiệu điển hình như sau:
- Sốt cao đột ngột.
Video đang HOT
- Đau đầu.
- Cổ cứng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Sợ ánh sáng.
- Mơ màng, lú lẫn, không tỉnh táo.
Đối với trẻ sơ sinh có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao.
- Liên tục quấy khóc.
- Thóp phồng.
- Cổ cứng, cơ thể chậm chạp, không hoạt động.
- Buồn ngủ quá mức hoặc tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu.
- Bỏ bú, ăn kém.
- Có phản xạ bất thường.
Triệu chứng điển hình là trẻ sốt cao, cứng cổ, mệt mỏi (Ảnh minh họa).
Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn viêm màng não, chúng sẽ sinh sôi trong máu và giải phóng các chất độc khiến trẻ bị nhiễm trùng huyết. Khi nhiễm trùng tiến triển, các mạch máu có thể bị tổn thương nghiêm trọng, gây phát ban trên da, da xuất hiện các đốm nhỏ mờ, có màu hồng, đỏ hoặc tím. Khi nhiễm trùng lây lan ra khắp cơ thể, các nốt phát ban trở nên rõ ràng hơn. Xuất huyết dưới da có thể làm cho các đốm chuyển sang màu đỏ đậm hoặc tím đậm trông giống như những vết thâm tím thành khoang lớn.
Yếu tố thời gian có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ (Ảnh minh họa).
Yếu tố thời gian có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ cần được điều trị kháng sinh nhanh chóng, nếu chậm trễ sẽ càng làm tăng nguy cơ tổn thương não của trẻ vĩnh viễn hoặc tăng nguy cơ tử vong. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu tâm những dấu hiệu của bệnh để kịp thời phát hiện để đưa trẻ đến bệnh viện, xác định nguyên nhân và tìm ra phác đồ điều trị hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra, việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ cũng giúp cơ thể trẻ phòng bệnh tốt hơn. Vì vậy cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đầy đủ.
Theo Helino
Ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam
"Phải thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cảnh tỉnh để địa phương có trách nhiệm hơn trong ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị.
Ngày 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị...
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng. Đăc biêt, la thực hiện tiêm phong văc xin sơm đê chủ động phòng bệnh; tăng cương kiêm tra, hương dân phong, chông dich bênh tai cơ sơ, đanh gia biên đôi vi rut va lưu hanh mâm bênh, lâp ban đô dich tê, đanh gia hiêu lưc cua văc xin.
"Phải thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cảnh tỉnh để địa phương có trách nhiệm hơn trong ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đó, giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học... Trong trường hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Đáng chú ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.
Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 9/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Do đó, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu và đường mòn lối mở... tỉnh đã chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật. Mỗi địa bàn có đặc thù khác nhau nên Quảng Ninh ngăn chặn ngay từ đầu vào. Qua đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, giao nhiệm vụ cho địa phương và lực lượng chuyên trách. Đặc biệt là các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc.
"Trên địa bàn Quảng Ninh quan trọng nhất là phòng chống việc nhập lậu, thẩm lậu qua biên giới. Tôi cũng đề nghị các đơn vị khác liên quan tăng cường phối hợp với Quảng Ninh trong việc phòng chống dịch. Quảng Ninh quyết tâm cao không để xảy ra tình trạng mầm mống dịch bệnh qua địa bàn của tỉnh", ông Hậu nhấn mạnh.
Theo ông Lý Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn là địa bàn trọng điểm ngăn chặn dịch cúm gia cầm từ Trung Quốc. Do đó, tỉnh sẽ phát huy những kinh nghiệm, kết quả làm được. Từ đầu năm đến nay, chưa có doanh nghiệp, cá nhân nào làm thủ tục nhập khẩu lợn và sản phẩm từ lợn đi qua cửa khẩu tại Lạng Sơn.
Thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24 qua các lối mở. Qua các cửa khẩu chính, tỉnh tăng cường kiểm soát cả người lẫn hàng hóa, phòng tình trạng giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác; tổ chức đoàn kiểm tra tại địa bàn trọng điểm tuyến biên giới, nhất là đường mòn lối mở...
"Sang tuần tỉnh sẽ ban hành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn. Chúng tôi thực hiện quyết liệt tháng tiêu độc khử trùng. Lạng Sơn nhận thức rõ về dịch bệnh này và không chủ quan", ông Vinh nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, ông Ken Inui, chuyên gia bệnh lợn của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng, nếu bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm thì sẽ tàn phá khủng khiếp. Virus này có thể gây chết 100% lợn nhiễm bệnh; đồng thời chưa có vắc xin cho bệnh này; một trong nguyên nhân chính dẫn tới lây lan bệnh này là vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Theo ông Ken Inui, biện pháp quan trọng là bảo vệ các trang trại không cho virus xâm nhập vào, an toàn sinh học và tiêu độc khử trùng vô cùng quan trọng. Bởi vì chưa có vắc xin nên biện pháp quan trọng nhất là an toàn sinh học. Đây là trách nhiệm của người chăn nuôi tự làm để bảo vệ chính đàn lợn của mình.
Bên cạnh đó, virus này có khả năng tồn tại ngoài môi trường và trong sản phẩm lợn rất lâu. Đối với thịt đông lạnh là vô hạn; thịt hoặc mỡ khô là 1 tháng; máu, thịt muối, xúc xích, nội tạng là trên 3 tháng... Nhưng virus này không lây nhiễm cho con người.
Ngoài ra, bản thân virus có khả năng lây lan rất chậm trong các đàn lợn nhiễm bệnh. Lợn sẽ chết rải rác chứ không đồng loạt. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho người chăn nuôi, thú y cơ sở... Vì vậy, việc tập huấn cho các lực lượng thú ý, người chăn nuôi nhận diện ra bệnh rất quan trọng.
"Tôi đề xuất từ nay trở đi bất kỳ có con lợn nào nghi bị bệnh là cần tổ chức xét nghiệm ngay bệnh này, đặc biệt là những con lợn có khả năng trên 12 tuần tuổi vì dịch tả lợn châu Phi tập trung vào lợn này nhiều", ông Ken Inui nhấn mạnh.
Ông Ken Inui cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sớm xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp; tuyên truyền đề người dân hiểu. Tiếp theo là phòng bệnh, thực hành chăn nuôi tốt, nâng cao an toàn sinh học; không cho lợn ăn thức ăn thừa. Đặc biệt, cấm và dừng ngay vận chuyển lợn trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đồng thời, việc giám sát phát hiện sớm đóng vài trò vô cùng quan trọng, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam có sự phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển như vậy thì nguy cơ dịch bệnh càng lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Do đó Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
Ngoài ra, tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp. Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.
Đặc biệt, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất kì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh...
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Thiếu nữ đột nhiên yếu liệt sau đợt sốt, đau họng Hội chứng Guillain Barré khiến bệnh nhi 15 tuổi ở TP HCM không đi đứng được, liệt cơ hô hấp. Bệnh nhi ban đầu sốt nhẹ, đau họng, tê yếu chân tay rồi dần méo miệng. Bệnh nhi đi khám, uống thuốc và tập vật lý trị liệu nhưng không đỡ, chân càng yếu hơn, nuốt sặc, khó thở, liệt toàn thân. Được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025