Thay SGK lớp 1: Nỗ lực đổi thay của trường học vùng cao
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa lý khí hậu khắc nghiệt là những rào cản phát triển giáo dục. Đặc biệt, thay SGK lớp 1 ở vùng dân tộc khó khăn gấp nhiều lần dưới xuôi, nhưng các thẩy cô đã nỗ lực tạo sự đổi thay.
Học sinh khối 1 Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, hào hứng với SGK mới.
Cùng nhau vượt khó
Đầu năm học 2020 những giờ học lớp 1 với SGK mới HS còn bỡ ngỡ thì đến nay đã trôi chảy, học sinh đã hứng thú với môn học. Nhìn những nụ cười tươi, những ánh mắt rạng ngời bên trang sách, các thầy cô đều cảm nhận được niềm vui đó.
Những ngày đầu làm quen với sách của các HS dân tộc H’Mông
Hồng Ca là một xã vùng cao của huyện Trấn Yên (Yên Bái). Cô Trần Thị Hoa, giáo viên Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca cho biết: Trường đa số học sinh người dân tộc H’Mông, các em học hết mầm non nhưng nhiều em chưa biết hết chữ cái nên để theo kịp chương trình rất khó khăn. Như môn Tiếng Việt, có thời lượng học trong 2 tiết mà phải thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là quá ít. GV chúng tôi đã phải xoay ra mà làm, đến từng bàn, ghé vào từng học sinh để chỉ bài.
Cảm nhận chung của GV là lượng kiến thức đối với học sinh DTTS vùng cao khá nặng so với mặt bằng chung, vì nhận thức của các em không đồng đều. Tuy nhiên các thầy cô nơi đây đã nỗ lực vượt khó. Cô giáo Hoàng Thị Hoa Lan – giáo viên chủ nhiệm lớp 1 A1, Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, chia sẻ: “Thầy cô vất vả hơn nhưng lại mang hiệu quả rất lớn, HS được trải nghiệm nhiều hơn, các em được phát huy năng lực cá nhân và đây là điều tôi cho rằng hết sức tích cực”.
Video đang HOT
Ghé đến nhà từng học sinh để dạy viết chữ
Nhà giáo Vũ Quốc Long – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, tâm sự: “Có thể nói các thấy cô giáo thực hiện chương trình thay sách lớp 1 đang làm việc gấp hai ba lần. Tuy nhiên cảm nhận chung là các thầy cô giáo hết sức trách nhiệm, hơn ai hết họ hiểu mình là người đầu tiên tiếp cận với sách và truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa đến với học sinh sao cho hiệu quả nhất. Khó khăn nhiều, GV của tôi thay bằng kêu ca thì họ cùng bàn cách tháo gỡ”.
Nỗ lực đổi thay
Nỗ lực đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải là lo đủ sách giáo khoa lớp 1 cho học sinh. Ông Hoàng Văn Đồng – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết: Phòng giáo dục đã phải đứng ra bảo lãnh để các trường mua sách giáo khoa cho học sinh bảo đảm các em có đủ sách giáo khoa khi bước vào năm học mới.
Năm học 2020 – 2021, Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang có 852 học sinh, trong đó có 167 học sinh lớp 1. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song nhà trường đã nỗ lực khắc phục, bố trí 5 phòng học kiên cố cho 5 lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô giáo Phạm Thị Minh Hằng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để thực hiện dạy 2 buổi/ngày theo chương trình mới cho lớp 1, Trường đã phải bố trí thêm 3 phòng học, trong đó 1 phòng học nhờ tại nhà cộng đồng của xã, còn lại là tận dụng 1 phòng hội đồng và 1 phòng ở bán trú. Cô trò cố gắng, các bác ở xã tạo điều kiện nên đến nay mọi việc đều tốt đẹp.
Các em đã có niềm vui với những trang sách mới
Không khó khăn về cơ sở vật chất như Trường PTDTBT TH&THCS Khao Mang, Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải lại chung cái khó về giải thích cho phụ huynh hiểu sự cần thiết phải thay sách. Cô giáo Hoàng Thị Thương – giáo viên lớp 1, Trường TH&THCS thị trấn chia sẻ: Ban đầu, phụ huynh cũng có những băn khoăn, song được tuyên truyền vận động, đến nay hầu hết phụ huynh đều tin tưởng vào sự thay đổi này. Thực hiện chương trình GDPT mới, dù có nhiều bỡ ngỡ ban đầu, song cán bộ giáo viên trong nhà trường đều chủ động để thực hiện tốt. Chương trình mới có vất vả hơn, song các thầy, cô và học sinh đều thấy rất hứng thú.
Có thể nói, năm học 2020 – 2021, triển khai chương trình GDPT mới ở tỉnh Yên Bái, cho dù có những khó khăn đặc trưng của địa phương, song các cấp ủy, chính quyền địa phương đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ ngành GD. Đặc biệt nhờ sự nỗ lực của các thầy cô giáo đến thời điểm này đã kết thúc học kỳ I, những khó khăn đã từng bước được khắc phục. Bước đầu việc dạy – học đã cho thấy đem lại hiệu quả, tạo nên sự thay đổi lớn cho giáo dục vùng cao Yên Bái.
Nặng lòng với học trò vùng cao
"Nếu để thầy Thanh ở ngành Giáo dục thì chỉ lo cho 500 học sinh (HS) và mấy chục cán bộ giáo viên (GV), còn nếu chuyển sang công tác mới, thầy sẽ có thể lo được 5.000 dân".
Những bài học để vào ống nứa được thầy Thanh và các đồng nghiệp giao cho HS trong những ngày giãn cách vì Covid-19. Ảnh: TG
Đó là lời của nhà giáo Vũ Quốc Long - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái khi Huyện ủy điều động thầy Nguyễn Minh Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS số 2 Hồng Ca sang làm Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh....
Vì trò không ngại khó
Hơn 28 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trên 10 năm ở cương vị quản lý, thầy Nguyễn Minh Thanh luôn tâm niệm mình đang làm những công việc bình dị, song vô cùng ý nghĩa để giúp đỡ, sẻ chia với HS, với những gia đình người dân tộc thiểu số ở vùng cao huyện Trấn Yên.
Học xong sư phạm, thầy Nguyễn Minh Thanh được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Đến năm 2009, thầy được bầu làm Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Thịnh. Thầy Thanh nhớ lại: Năm 2009 trở về trước, trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chất lượng dạy và học luôn ở tốp trung bình của huyện.
Tôi đã cùng ban giám hiệu chủ trương đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, GV giao lưu học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ. Để trường có hạ tầng cơ sở đáp ứng việc dạy học, tôi và các thầy cô trong trường đã huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng khuôn viên, giúp Trường Hưng Thịnh đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2013.
Ngày 27/8/2016, thầy Thanh được điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học&THCS số 2 Hồng Ca. Là địa bàn vùng xa và đông đồng bào dân tộc thiểu số nên việc huy động HS ra lớp gặp nhiều khó khăn. Không để học sinh "đói chữ", thầy Thanh trực tiếp cùng cán bộ, GV nhà trường đến từng nhà HS tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các gia đình khó khăn tạo điều kiện cho con em đi học đầy đủ.
Không chỉ dạy đủ chương trình theo quy định, nhà trường còn tổ chức dạy các môn thể thao truyền thống phù hợp với đối tượng HS vùng cao như: Bắn nỏ, ném pao, đẩy gậy; xây dựng các vườn hoa cây cảnh, góc công viên nhỏ, thư viện ngoài trời nhằm thu hút HS đến trường và tạo hứng thú trong học tập.
Dành điều tốt đẹp nhất cho HS
Cần có nhiều thầy giáo, bí thư giàu lòng nhân ái để chăm lo tốt hơn cho việc học ở vùng cao - HS lớp 1 Trường TH&THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Ảnh: TG
Thầy Thanh chia sẻ: Trong những ngày cả nước thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, tôi đã nhận được thông tin về việc huyện ủy luân chuyển về làm Bí thư xã. Đang gắn bó với ngôi trường vùng cao, khó khăn nhất của huyện Trấn Yên, còn thiếu thốn trăm bề cả về cơ sở vật chất lẫn trang thiết bị phục vụ dạy và học, 100% HS là con em đồng bào dân tộc Mông, tôi tự nhủ, còn một ngày làm ở trường cũng phải làm những điều tốt nhất cho các em.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học", tôi cùng thầy cô nảy ra sáng kiến giao bài học cho HS bằng ống tre, nhựa. Theo đó, bài được đút vào ống và treo ở cửa nhà. Học sinh nhận và trả bài vào ống để thầy cô đến lấy. Cách làm này giúp trò học kịp chương trình, góp phần giữ ổn định chất lượng dạy học và được nhiều nơi làm theo.
Không chỉ có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, thầy Thanh còn là sứ giả kết nối mạnh thường quân với nhà trường, HS. Chia sẻ về công việc của mình, thầy Thanh trầm ngâm: Tôi nghĩ nếu ai nhìn thấy những em HS dù mùa đông hay mùa hè đều đến trường với manh áo mỏng cũ kỹ, những bữa ăn trưa là cơm trắng và măng ớt được gói trong lá chuối hoặc lá dong..., sẽ cố gắng làm được điều gì đó để làm vơi đi khó khăn đó.
Tôi đã tâm sự và bảo vợ gom những quần áo cũ còn lành lặn của người thân trong gia đình, họ hàng và người quen không dùng nữa, giặt giũ sạch sẽ và đem lên ủng hộ các em; lên mạng xã hội kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. "Cứ nghe thấy ở đâu có đồ cho HS là tôi có mặt. Tôi đã từng đi xin từ những đôi dép đến sách, vở, bút mực, cặp sách rồi cả những chăn ấm cho học trò", thầy Thanh tâm sự.
Khi được hỏi, chuyển công tác, thầy có quan tâm tới giáo dục nữa không? Cười thật tươi, thầy Thanh đáp: Có chứ, thậm chí còn làm thật nhiều. Làm sao để không chỉ người dân mà các cấp lãnh đạo thấy giáo dục phải thực sự là nền tảng cho phát triển. Làm sao bớt đi hình ảnh của những HS hàng ngày đi bộ đến trường trong tấm áo mỏng manh, đầu không mũ, chân không giày, không dép...
Thế nên, ngay từ những ngày đầu nhận công tác mới, tôi đã đưa vào kế hoạch chỉ đạo của xã nhiệm vụ quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, hỗ trợ người dân làm giàu, ổn định kinh tế để nâng cao điều kiện sống, khi đó giáo dục sẽ được quan tâm và chăm lo tốt hơn.
An toàn cho trường học vùng cao: Cần địa phương "ghé vai" gánh vác Mặc dù các tỉnh miền núi đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục, tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn cho HS khi tới lớp vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Cô trò Trường Tiểu học số 2 Xuân Quang (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Khó khăn về cơ sở vật...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025