Thế giới chạm mốc 8 tỉ người
Ngày 15.11.2022, dân số thế giới dự kiến chạm mốc 8 tỉ người, một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của loài người.
Theo Liên Hiệp Quốc, sự tăng trưởng dân số chưa từng có này là do tuổi thọ của con người tăng dần nhờ những cải thiện trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và thuốc men. Nó cũng là kết quả của mức sinh cao và duy trì ở một số quốc gia.
Mặc dù dân số toàn cầu chỉ mất 12 năm để tăng từ 7 tỉ lên 8 tỉ, Liên Hiệp Quốc dự báo phải mất 15 năm, tới năm 2037 thì dân số mới lên tới 9 tỉ người. Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng chung của dân số toàn cầu chậm lại.
“Cột mốc quan trọng này là dịp để tôn vinh sự đa dạng và tiên bộ, đồng thời xem xét trách nhiệm chung của nhân loại đối với hành tinh của chúng ta”.Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres
Các nước có tỷ suất sinh cao nhất có xu hướng là các quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người thấp nhất. Do đó, sự gia tăng dân số toàn cầu theo thời gian ngày càng trở nên tập trung ở những quốc gia nghèo nhất thế giới, phần lớn ở khu vực châu Phi cận Sahara. Ở những quốc gia này, sự gia tăng dân số liên tục có thể cản trở việc đạt được những thành tựu của Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), vốn vẫn là con đường tốt nhất để hướng thế giới tới một tương lai hạnh phúc và khỏe mạnh.
Video đang HOT
Hình ảnh tại Kabul, Afghanistan ngày 9.11. Ảnh REUTERS
Trong khi tăng trưởng dân số làm tăng các tác động môi trường của phát triển kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người tăng lại là động lực chính của các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bên vững. Các quốc gia có mức tiêu thụ tài nguyên vật chất và phát thải khí nhà kính trên đầu người cao nhất có xu hướng là các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chứ không phải là nơi có dân số tăng nhanh.
Việc đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, đồng thời đặt các mục tiêu SDG, phụ thuộc rất lớn vào việc hạn chế các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững. Tuy vậy, tăng trưởng dân số chậm lại trong nhiều thập niên cũng giúp giảm thiểu sự tích tụ thêm thiệt hại môi trường trong nửa sau của thế kỷ này, theo Liên Hiệp Quốc.
COP27: Biến đổi khí hậu vượt quá khả năng ứng phó của các nước đang phát triển
Ngày 8/11, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nghiêm trọng, vượt quá khả năng ứng phó của các nước đang phát triển.
Cảnh ngập lụt tại Hyderabad, Pakistan ngày 19/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh báo được nhà lãnh đạo Pakistan đưa ra tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập trong bối cảnh quốc gia Nam Á vừa hứng chịu đợt lũ lụt lịch sử mà giới khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến thiên tai nghiêm trọng hơn.
Trong các cuộc thảo luận tại COP27 những ngày qua, rất nhiều đại biểu đã lên tiếng kêu gọi các nước giàu có hơn với mức phát thải cao thực hiện cam kết hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo hơn thực hiện chuyển đổi sang kinh tế xanh và củng cố khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif nêu rõ Trái Đất đang ấm lên nhanh hơn khả năng lực hồi phục của các nước đang phát triển. Tài chính quá thiếu thốn đến mức không thể đáp ứng được nhu cầu phục hồi thực tế của những nước đang "đứng mũi chịu sào".
Theo nhà lãnh đạo này, Pakistan là một ví dụ điển hình trong nhóm các nước đang phát triển dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu, chật vật tìm cách phát triển kinh tế trong "cơn bão hoàn hảo" hội tụ nhiều khó khăn gồm lạm phát, nợ công tăng vọt và khan hiếm năng lượng và tình trạng ấm lên toàn cầu đều đang khiến tất cả những yếu tố này nghiêm trọng hơn.
Thủ tướng Sharif cho biết các trận lũ lụt nghiêm trọng tại Pakistan hồi tháng 8 xảy ra sau 2 tháng sóng nhiệt hoành hành đã ảnh hưởng đến 33 triệu người dân nước này và nhấn chìm hơn 30% diện tích cả nước, trong đó có những vùng nông nghiệp trọng điểm với mức thiệt hại được Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 30 tỷ USD. Thủ tướng Sharif cho biết chính phủ đã điều hướng những nguồn lực hạn hẹp để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hàng triệu hộ gia đình chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
Ông Sharif nhấn mạnh Pakistan đang phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng dù là nước phát thải rất ít trong khi các nước giàu có, từng phát thải rất nhiều và góp phần lớn dẫn tới tình trạng ấm lên toàn cầu, lại không thực hiện những cam kết tài chính khí hậu trong một số lĩnh vực.
Trước đó, trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Pakistan ngày 7/11, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng thế giới cần xem xét lại hệ thống tài chính quốc tế để giãn nợ cho những nước nghèo đang vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó lãnh đạo LHQ lưu ý Pakistan đáng được nhận những khoản hỗ trợ lớn, trực tiếp từ cộng đồng quốc tế.
Đã 12 năm kể từ khi các bên tham gia COP15 cam kết đến năm 2020 cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo hơn. Đến nay, cam kết này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và vẫn thiếu 17 tỷ USD/năm.
Tại COP27, một vấn đề được đưa ra thảo luận chính thức là liệu các nước giàu với mức phát thải lớn có nên cam kết một khoản hỗ trợ tài chính khác cho việc ứng phó với những tác động không thể tránh khỏi của tình trạng ấm lên toàn cầu, đó là những trận bão, sóng nhiệt và nước biển dâng...
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi lấp đầy các khoảng trống dữ liệu theo dõi khí hậu Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 9/11 đã kêu gọi lấp đầy các khoảng trống dữ liệu theo dõi khí hậu, trong buổi lễ ra mắt "Sáng kiến theo dõi khí hậu" (Climate Trace Initiative) của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang

Lũ quét ở miền Đông Afghanistan gây nhiều thương vong
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chiến lược kỳ lạ nhưng hiệu quả?

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025