Thế giới dè chừng với tiền đầu tư của Trung Quốc
Từ Đức đến Anh đến Canada và nhiều quốc gia khác đã nối gót Mỹ ngăn cản các thương vụ bán công ty công nghệ cho doanh nghiệp Trung Quốc do lo ngại vấn đề an ninh.
Chính quyền Tổng thống Trump ngăn nhiều thương vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc. (Ảnh minh họa: AP)
Mỹ nói “không”
Mỹ cho rằng, Trung Quốc dùng đầu tư để có thể sở hữu những công nghệ hạ tầng quan trọng. Với các thương vụ thâu tóm của nước ngoài, Mỹ đưa ra những điều kiện đặc biệt khắt khe đối với các thương vụ trong những ngành kinh tế nhạy cảm.
Chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump thậm chí còn khắt khe hơn khi liên tục cáo buộc Trung Quốc cạnh tranh thương mại không công bằng. Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức đầu năm 2017, chính quyền của ông đã ngăn chặn nhiều thương vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc.
Kể từ đầu năm nay, chính quyền của ông đã ngăn chặn các thương vụ với tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ USD, trong đó đáng chú ý là thương vụ thâu tóm quỹ phòng ngừa rủi ro Skybridge Capital, hay thương vụ thâu tóm hãng Qualcomm.
Theo số liệu của công ty tư vấn Rhodium Group, giá trị đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,8 tỷ USD, giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp nhất trong 7 năm.
Ngày càng nhiều thương vụ thâu tóm thất bại
Các nước ngày càng dè chừng với đầu tư từ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Khi Mỹ ngày càng dè chừng với các khoản đầu tư của Trung Quốc với việc ngăn hàng loạt thương vụ có giá trị lớn, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn cho rằng, Trung Quốc sẽ tìm được cơ hội ở các thị trường khác. Tuy nhiên, sự lạc quan đó dường như quá sớm.
Video đang HOT
Những tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên minh châu Âu, Australia, Nhật Bản và Canada đã đồng loạt nói không với nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc do lo ngại an ninh.
Ngày càng nhiều thương vụ thâu tóm của Trung Quốc gặp rắc rối. Hồi tháng 8, chính phủ Đức lần đầu tiên phủ quyết thương vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc, cụ thể là công ty sản xuất thiết bị hạt nhân Yantai Taihai đề nghị mua lại Leifeld Metal Spinning, một doanh nghiệp trong ngành hạt nhân và vũ trụ của Đức.
Đức bắt đầu soạn dự luật siết kiểm soát đầu tư sau hàng loạt thương vụ thâu tóm của Trung Quốc, trong đó có thương vụ 5 tỷ USD mua lại Kuka, công ty trong ngành tự động hóa của Đức.
Lo ngại việc Trung Quốc ra sức thâu tóm công nghệ tối tân, năm ngoái chính phủ Đức cũng đã sửa đổi luật để tăng quyền của chính phủ trong việc giới hạn nhà đầu tư nước ngoài sở hữu không quá 25% cổ phần trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hạ tầng quan trọng.
Hồi tháng 5, Canada đã phản đối thương vụ Công ty xây dựng giao thông Trung Quốc thâu tóm công ty xây dựng Aecon của nước này.
Năm ngoái, Đức cùng với Pháp và Italy kêu gọi một cơ chế “châu Âu mở rộng” để đánh giá khắt khe hơn các thương vụ thâu tóm của nước ngoài.
Động thái này đưa ra trong bối c ảnh châu Âu ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc thâu tóm công nghệ qua các khoản đầu tư.
Anh từng một thời được coi là rộng cửa nhất đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc nhưng đến nay cũng bắt đầu nối gót Mỹ, Pháp, Đức dè chừng hơn với đầu tư của Bắc Kinh. Hồi tháng 4, một tổ chức giám sát của Anh đã thông báo với các cơ quan chức năng về việc ngừng làm ăn với hãng sản xuất viễn thông ZTE của Trung Quốc sau khi Mỹ cấm ZTE mua các linh kiện của Mỹ trong vòng 7 năm.
Do sự dè chừng này, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giảm lần đầu tiên từ năm 2002, từ mức đỉnh 196,5 tỷ USD năm 2016 xuống còn 124,6 tỷ USD.
Jeremy Zucker, đồng giám đốc công ty luật Dechert ở Washington nhận định: “Xu hướng mà chúng ta đang nhìn thấy trên toàn cầu là sự lo ngại về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Điều này càng rõ nét hơn với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump”.
Ông Zucker chỉ ra rằng, việc Trung Quốc tuyên bố sẽ thống lĩnh trong lĩnh vực công nghệ cao trong vòng 7 năm tới với chương trình “Made in China 2025″ là một trong những yếu tố lớn gây quan ngại. “Phương Tây coi điều này giống như một lời tuyên chiến”, ông Zucker nói.
Minh Phương
Theo Dantri/ SCMP
Iran tìm đến Trung Quốc khi bị Mỹ trừng phạt?
Báo Haaretz dẫn lời một số nhà phân tích nhận định trong bối cảnh doanh nghiệp phương Tây chấp nhận tuân thủ trừng phạt của Mỹ, Iran sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc và chọn quốc gia châu Á này làm thị trường giao dịch tài chính cũng như dầu thô thay thế.
Trung Quốc là "cứu tinh" của Iran? - Ảnh: The New Times
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Bắc Kinh sẽ không chịu làm "nơi trú ẩn an toàn" mà không lợi dụng tình hình để đạt được lợi ích tối đa cho mình.
Iran trong nhiều năm đã đóng vai trò nguồn cung năng lượng cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Cho đến năm 2012, Tehran vẫn là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 3 của cường quốc châu Á.
Phương Tây sau đó áp dụng trừng phạt vì lo ngại Iran làm giàu và dự trữ uranium chế tạo vũ khí hạt nhân. Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama cùng các cường quốc châu Âu gây sức ép buộc nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, giảm mua dầu thô Tehran. Đến năm 2015, các bên đạt được Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì Iran đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế.
Nhưng Tổng thống Donald Trump vào tháng 5 vừa qua đã rút Mỹ khỏi JCPOA và đầu tháng 8 ký sắc lệnh tái lập trừng phạt kinh tế, không cho quốc gia Trung Đông này mua hoặc sở hữu đồng USD, mua bán phần mềm điện toán, vàng-đá quý, không cho trực tiếp hoặc gián tiếp bán, cung cấp hoặc chuyển nhượng thép, nhôm, than và than chì với Tehran. Những cuộc giao dịch tài chính lớn bằng tiền Iran cùng với ngành sản xuất của Iran cũng bị cấm vận.
Không những vậy, chính quyền Washington trước đó còn yêu cầu dừng nhập dầu của Iran kể từ ngày 5.11 hoặc phải đối mặt với trừng phạt tài chính, không có ngoại lệ. Trước tình cảnh này, Iran nhận thấy Trung Quốc là chỗ dựa tốt nhất.
Theo nhà chính trị học Arianne Tabatabai thuộc tổ chức RAND Corporation: "Iran phải dựa vào Trung Quốc để bù đắp nỗ lực cô lập của phương Tây mà chủ yếu là Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sắp thấy tình trạng một vài lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Iran bị Trung Quốc chiếm thế độc quyền".
Chuyên gia Peter Harrell của Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng: "Trung Quốc là nền kinh tế lớn, có không ít doanh nghiệp cỡ vừa ít bị trừng phạt ảnh hưởng mà Iran có thể tiếp tục giữ mối quan hệ làm ăn, nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép".
Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập dầu của Iran - Ảnh: Sputnik News
Phía Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định họ muốn JCPOA được duy trì và ủng hộ bất kỳ cuộc đàm phán nào về chuyện này. Bộ Ngoại giao nước này vào tháng trước từng tuyên bố: "Trung Quốc đang tiến hành hợp tác bình thường, cởi mở, minh bạch với Iran trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại cùng năng lượng. Hợp tác này hợp lý, chính đáng và hợp pháp. Chúng không làm trái bất cứ nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nào, không đụng chạm đến lợi ích của ai, do đó cần được tôn trọng và giữ vững".
"Chúng tôi tin liều lĩnh áp đặt trừng phạt hay đe dọa sử dụng trừng phạt không thể giúp giải quyết vấn đề", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Thứ mà Bắc Kinh muốn nhất là nguồn năng lượng. Đã có thông tin cường quốc châu Á này sẽ thay công ty năng lượng Total (Pháp) khai thác một mỏ khí khổng lồ của Tehran.
Ấn Độ cũng đang chịu áp lực rút khỏi thỏa thuận nâng cấp cảng Chahbahar, tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng cường hiện diện tại đây. Bắc Kinh trước đó đã đầu tư vào cảng Gwadar của Pakistan. Cả hai cảng cung cấp liên kết với nhiều quốc gia Trung Á lục địa.
Nhà chính trị học Tabatabai nhận xét Trung Quốc thực sự có thể là "vị cứu tinh lớn" của Iran, vì các nước khác dù tuyên bố không tuân thủ trừng phạt nhưng sẽ không mạo hiểm gây tổn hại quan hệ với Mỹ.
Tuy nhiên việc dựa vào cường quốc châu Á đem lại nhiều lo ngại. Người làm ăn tại khu chợ Grand Bazaar của Iran thừa nhận sản phẩm Trung Quốc không đạt chuẩn nếu so với hàng hóa phương Tây. Họ cũng nhớ đến khoảng thời gian hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường khi quốc gia Trung Đông này hứng chịu trừng phạt năm 2006.
Ngư dân dọc bờ biển phía nam Iran đã phàn nàn tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc cố tiếp cận ngư trường của họ.
Giới phân tích còn nhận định Bắc Kinh sẽ yêu cầu Tehran giảm giá. Chuyên gia Harrell cho biết dù tỏ ra là "chính nhân quân tử" khi lên án chuyện Mỹ rút khỏi JCPOA, nhưng Trung Quốc dù sao cũng xem chuyện làm ăn là trên hết nên sẽ dựa vào trừng phạt để ép Iran nhượng bộ về giá dầu.
Cẩm Bình (theo Haaretz)
Theo motthegioi
Thủ tướng Malaysia hủy các dự án hơn 20 tỷ USD với Trung Quốc Kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vẫn kiên quyết rút lại các dự án với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD với Trung Quốc và chỉ trích người tiền nhiệm Najib Razak là "ngu ngốc" khi theo đuổi các dự án này. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (Ảnh: AFP) Phát biểu với báo giới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn

Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người

Pháp lên kế hoạch xây 'siêu nhà tù' giữa rừng để giam giữ các tay trùm ma túy khét tiếng

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản xin lỗi về phát ngôn giữa 'cơn bão giá gạo'

Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine

Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Điện Kremlin thông báo chính thức về cuộc điện đàm thượng đỉnh Trump-Putin

Chuyến thăm Trung Đông và chính sách "ngoại giao giao dịch" của ông Trump

Cuộc không chiến Kashmir báo hiệu sự trỗi dậy của chiến tranh hệ thống

EU và Anh ký thỏa thuận đối tác an ninh, thủy sản và năng lượng
Có thể bạn quan tâm

Hôn nhân kín tiếng với vợ đẹp như hoa hậu của diễn viên chuyên vai giang hồ
Sao việt
21:33:37 19/05/2025
Bố vợ Văn Hậu lộ bí mật 'dâng' con gái cho con rể, công khai xuất hiện gây bão?
Netizen
21:31:29 19/05/2025
Xử phạt hành chính 35 triệu đồng với đối tượng đấm, đạp nhân viên y tế
Pháp luật
21:27:32 19/05/2025
Giải mã sức hút 'Mưa lửa' - phim về các anh trai đang gây sốt phòng vé
Hậu trường phim
21:26:00 19/05/2025
Cha sắp qua đời muốn nhận lại con riêng, tôi sợ mẹ mới không qua khỏi
Góc tâm tình
21:23:43 19/05/2025
Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ
Tin nổi bật
21:18:21 19/05/2025
Lâm Canh Tân bị Triệu Lệ Dĩnh "đá", ôm hận về chung phe kẻ thù tình cũ?
Sao châu á
20:52:43 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025