Thế giới giữa cơn chao đảo của giá dầu
Lạm phát ở mức cao và nguy cơ suy thoái kinh tế đang đe dọa thế giới khi giá dầu tăng cao do các biến động chính trị toàn cầu sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.
Đó chính là lo ngại mà các chuyên gia kinh tế của Đại học Harvard (Mỹ) đặt ra khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên ngày 9.3.
Khó dự báo mức tăng của giá dầu
Theo Bloomberg, đến tối qua (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm 4,77% còn 117,8 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 5,04% còn 121,53 USD/thùng. Mức giá đã giảm xuống sau khi Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) công bố sẽ mở kho dự trữ chiến lược để tăng nguồn cung nhằm chặn đà tăng giá của dầu mỏ.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc giảm giá trên chỉ mang tính tạm thời, chứ khó có thể xoay chuyển tình thế căng thẳng do nguồn cung dầu đang thiếu hụt. Chỉ một ngày trước đó, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố quyết định cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga nhằm buộc Moscow chịu trách nhiệm về hành động quân sự tại Ukraine, giá dầu đã tăng cao. Cụ thể, ngày 8.3, giá dầu WTI đã tăng 7% lên mức 128 USD/thùng rồi xuống còn 123,7 USD/thùng vào cuối ngày, còn giá dầu Brent thì tăng 7,7% lên mức 132 USD/thùng. Đây là mức tăng cao nhất kể từ lần tăng giá kỷ lục xấp xỉ 150 USD/thùng hồi năm 2008.
Nguồn cung dầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ẢNH REUTERS
Video đang HOT
Trả lời Thanh Niên, ông David Dapice, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH thuộc Trường Chính sách công Kennedy của Đại học Harvard (Mỹ), cho rằng khó có thể dự báo chính xác về việc giá dầu sẽ còn tăng đến mức nào.
“Phần lớn, nguồn xuất khẩu khí đốt và dầu từ Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quyết định cắt đứt Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT khiến các nước khó có thể mua dầu khí từ Nga”, ông Dapice phân tích và chỉ ra: “Công suất khai thác dầu trên thế giới hiện cũng hạn chế. Chính vì thế, nếu còn các lệnh trừng phạt thì mức giá vẫn tiếp tục cao”.
Theo ông, lối thoát cho tình trạng trên là Iran tái gia nhập thị trường dầu khí thế giới sau khi nước này đạt thỏa thuận với Mỹ, hoặc Venezuela có thể khai thác nhiều hơn. “Về phía Mỹ, tôi không chắc nước này có thể tăng sản lượng lên bao nhiêu, con số có lẽ chỉ thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Một giải pháp khác để hạn chế phần nào đà tăng giá của dầu mỏ là các nước xuất kho dự trữ. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn năng lượng từ Nga sẽ vẫn nghiêm trọng và khiến cho mức giá vượt 100 USD/thùng kéo dài một thời gian”, theo chuyên gia Dapice.
Không những vậy, ông còn cho rằng tình trạng nguồn cung hạn chế, giá tăng cao cũng xảy ra đối với lĩnh vực thực phẩm, vì cả Nga lẫn Ukraine đều xuất khẩu trực tiếp nhiều thực phẩm, cung cấp phân urê cho những nước khác trồng trọt.
Rủi ro toàn cầu
Đánh giá ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, ông Dapice cho biết nhiều chuyên gia đang tính toán việc tình hình hiện tại sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế toàn cầu.
“Nếu chỉ tính mức tăng mỗi thùng dầu là 40 USD thì với số lượng tiêu thụ mỗi ngày 100 triệu thùng, chi phí năng lượng toàn cầu sẽ tốn kém thêm 4 tỉ USD/ngày. Chi phí cho thực phẩm cũng tăng lên và ước chừng tính cả việc tăng giá thực phẩm với năng lượng thì thế giới có thể thiệt hại đến 2.000 tỉ USD trong một năm, tương đương khoảng 2% GDP toàn cầu. Tất nhiên, đó chỉ ước lượng sơ lược”, chuyên gia Dapice lo ngại và cảnh báo: “Trong bối cảnh như vậy, lạm phát dẫn đến lãi suất ngân hàng tăng lên gây ảnh hưởng đến đầu tư”.
Tương tự, cũng trả lời Thanh Niên, GS Dwight Perkins, nhà kinh tế học của Đại học Harvard (Mỹ), nhận định giá dầu cao cũng đem lại nguồn lợi cho một số nước, nhưng lại góp phần gây ra lạm phát trên toàn thế giới, vốn đã là một vấn đề ở nhiều quốc gia trong thời gian qua. Điển hình, Thổ Nhĩ Kỳ có mức lạm phát đến 47,5% trong năm 2021.
“Nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao, nhiều quốc gia có thể sẽ phải tăng lãi suất và thực hiện các bước khác để giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ nhằm giảm lạm phát. Điều đó có thể dẫn đến suy thoái ở một số quốc gia và có thể trên toàn thế giới”, GS Perkins cảnh báo.
Về phía Việt Nam, vấn đề đáng lo là mức sử dụng năng lượng trên một đơn vị tăng trưởng GDP còn khá cao, nên giá năng lượng tăng cao có thể gây ảnh hưởng lớn. Vì thế, đây là cơ hội để Việt Nam cần có những cải cách nghiêm túc nhằm tăng cường hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh đó, giá gạo của Việt Nam có thể tăng lên do tình trạng thiếu nguồn cung urê trong trồng trọt.
Chuyên gia kinh tế David Dapice
Chuyên gia nhận định về khả năng lập đỉnh của giá dầu thế giới
Giá dầu đã vươn lên mốc cao nhất kể từ năm 2008 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu và "vàng đen" còn có khả năng "phá đỉnh" tiếp.
Các toa chứa dầu tại bang Indiana (Mỹ). Ảnh: AP
Kênh CNN (Mỹ) cho biết vào ngày 7/2, giá dầu đã lên mức cao nhất tính từ năm 2008 khi nhiều quốc gia phương Tây cân nhắc cấm vận dầu thô từ Nga - nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Giá "vàng đen" đã tăng 35% chỉ trong một tháng.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tính từ đầu năm 2022 tính đến nay, giá dầu toàn cầu đã tăng đến 60%, gây quan ngại về tăng trưởng kinh tế thế giới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc thậm chí đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khiêm tốn ở mức 5,5%.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/3 phát biểu: "Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác và đồng minh châu Âu để tìm phương pháp phối hợp và cấm nhập khẩu dầu của Nga đồng thời đảm bảo vẫn có nguồn cung hợp lý dầu cho thị trường thế giới".
Nga xuất khẩu khoảng 4 tỷ thùng dầu thô mỗi ngày đến phương Tây, chủ yếu là châu Âu. Vào tháng 12, tổng lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga là khoảng 7,8 triệu thùng/ngày.
Việc loại bỏ hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày khỏi thị trường vốn chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao có thể dẫn đến tình trạng giá tiếp tục tăng.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 7/2 nhận định rằng giá dầu có thể leo lên mức 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể ra mặt nhưng vào đầu tháng 3 đã hàm ý không có kế hoạch "dấn thân" ở thời điểm này. Kết quả đàm phán hạt nhân với Tehran có khả năng góp phần "mở khóa" để dầu từ Iran vào thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng ngay cả trong trường hợp đạt được một thỏa thuận hạt nhân và nới lỏng lệnh trừng phạt thì Iran vẫn cần vài tháng để khôi phục dòng dầu.
Các nhà chiến lược tại JPMorgan (Mỹ) trong tháng 3 dự đoán rằng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ từ Nga kéo dài qua cả năm có thể đẩy giá dầu lên tới 185 USD/thùng.
Ngân hàng Mỹ lại cho rằng giá dầu có thể vươn tới mức 200 USD/thùng nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu từ Nga bị cắt dẫn đến tình trạng thiếu hụt 5 triệu thùng dầu/ngày.
Giá năng lượng tăng nhanh sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, vì khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu trong các lĩnh vực khác.
Dầu thô của Nga 'ế khách' dù giá dầu vượt 110 USD/thùng Các nhà giao dịch chọn cách "né" dầu thô Nga sau khi Mỹ và phương Tây loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Một cơ sở khai thác dầu thuộc vùng Irkutsk. Ảnh: Reuters Giá dầu trên thị trường thế giới liên tục leo thang trong vài ngày gần đây. Dầu Brent Biển Bắc trong phiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?
Hậu trường phim
09:08:21 11/05/2025
Nhóm người ở Bình Phước sản xuất nước hoa bằng máy đánh trứng
Pháp luật
09:07:08 11/05/2025
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm
Sao thể thao
09:05:47 11/05/2025
Những vật dụng trong nhà có thể trở thành 'kẻ sát nhân' đối với trẻ
Sức khỏe
09:04:07 11/05/2025
Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"
Sao việt
09:02:05 11/05/2025
Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc
Nhạc việt
08:56:41 11/05/2025
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch
08:53:49 11/05/2025
"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!
Sao châu á
08:45:13 11/05/2025
Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!
Ẩm thực
08:31:40 11/05/2025
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em
Mọt game
07:42:24 11/05/2025