Thế giới oằn mình trong nắng nóng kỷ lục tháng 6
Tháng 6 vừa qua đã trở thành một cột mốc đáng báo động trong cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, khi hàng loạt quốc gia tại ba châu lục trên thế giới ghi nhận những mức nhiệt cao nhất từng được thống kê.
Một người đàn ông làm mát tại đài phun nước ở Siena, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Dữ liệu từ chương trình giám sát khí hậu Copernicus của châu Âu cho thấy có tới 12 quốc gia trải qua tháng 6 nóng chưa từng thấy, trong khi 26 quốc gia khác cũng trải qua tháng 6 nóng bất thường, đứng thứ hai trong lịch sử khí tượng của họ. Tổng cộng, khoảng 790 triệu người tại châu Âu, châu Á và châu Phi phải gồng mình dưới cái nóng thiêu đốt , mở đầu mùa Hè với một thực tại không thể chối cãi: biến đổi khí hậu đang gia tốc và trở nên tàn khốc hơn bao giờ hết.
Một đợt nắng nóng dữ dội đã quét qua Tây và Nam Âu vào cuối tháng 6. Khu vực Paris (Pháp) cùng một số vùng tại Bỉ và Hà Lan, vốn không quen với nền nhiệt cao đã phải hứng chịu cái nóng ngột ngạt. Ở khoảng 15 quốc gia, bao gồm Thụy Sĩ, Italy và toàn bộ khu vực Balkan, nhiệt độ trung bình tháng 6 cao hơn 3 độ C so với mức chuẩn giai đoạn 1981-2010. Tây Ban Nha , Bosnia và Montenegro ghi nhận tháng 6 nóng nhất trong lịch sử. Trong khi đó, Pháp, Anh và nhiều nước khác cũng ghi nhận tháng 6 nóng thứ hai trong lịch sử, một dấu hiệu cho thấy nóng bức không còn là ngoại lệ mà đang trở thành trạng thái bình thường mới của mùa Hè châu Âu.
Tại Romania , Cơ quan Khí tượng Quốc gia (ANM) đã kéo dài các cảnh báo mã Đỏ, Cam và Vàng cho đến sáng 9/7, khi nền nhiệt cực đoan tiếp tục bao trùm đất nước. Riêng thủ đô Bucharest và 14 hạt phía Nam của nước này đang phải hứng chịu mức nhiệt 38 – 41 độ C vào ban ngày và 21 – 23 độ C vào ban đêm. Chỉ số nhiệt – độ ẩm đã vượt ngưỡng nguy hiểm 80 đơn vị, gây khó chịu nghiêm trọng cho cơ thể. Ngày 6/7 vừa qua, Cơ quan Quản lý Hạ tầng Đường bộ Romania đã áp dụng lệnh cấm lưu thông tạm thời đối với các phương tiện nặng trên 7,5 tấn tại các khu vực cảnh báo Đỏ, do nguy cơ nóng chảy mặt đường và mất an toàn. Lệnh này không áp dụng cho xe cứu hộ, vận chuyển hành khách, thực phẩm và nhiên liệu. Dự kiến từ ngày 9/7, nhiệt độ sẽ dịu bớt tại Romania.
Video đang HOT
Một người đàn ông làm mát tại thiết bị phun nước ở Bucharest, Romania. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1898, với mức nhiệt cao kỷ lục tại 14 thành phố trong đợt nắng nóng đầu mùa. Nhiệt độ mặt biển ven bờ cũng tăng thêm 1,2 độ C, ngang bằng kỷ lục của tháng 6/2024 – mức cao nhất từng được ghi nhận từ năm 1982. Hậu quả là mùa Hè 2024 tại Nhật Bản nóng ngang kỷ lục năm 2023, tiếp theo là mùa Thu ấm áp chưa từng có trong 126 năm qua. Thậm chí, hoa anh đào – biểu tượng của “đất nước Mặt Trời mọc” – giờ đây thường nở sớm hoặc không thể nở vì mùa Đông và Thu không đủ lạnh cho việc kích hoạt quá trình trổ hoa.
Hàn Quốc và Triều Tiên cũng chứng kiến tháng 6 nóng nhất trong lịch sử, với nền nhiệt cao hơn mức trung bình 2 độ C. Tại Trung Quốc, 102 trạm khí tượng báo cáo nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận trong tháng 6 với một số khu vực vượt ngưỡng 40 độ C.
Ở quốc gia Nam Á Pakistan với 250 triệu dân cũng như Tajikistan 10 triệu dân, tháng 6 đánh dấu mức nhiệt cao kỷ lục, nối tiếp mùa Xuân (từ tháng 4 đến tháng 6) nóng chưa từng có. Nhiều quốc gia Trung Á như Iran, Afghanistan, Uzbekistan hay Kyrgyzstan cũng không thoát khỏi đợt nóng kéo dài, biến mùa Xuân thành mùa Hè đến sớm và khốc liệt.
Tại châu Phi, Nigeria, quốc gia đông dân thứ 6 thế giới với 230 triệu người cũng vừa chứng kiến mức nhiệt trong tháng 6 san bằng kỷ lục nắng nóng ghi nhận trong năm ngoái. Các quốc gia Trung và Đông Phi như Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia có tháng 6 nóng thứ hai trong lịch sử, chỉ sau năm ngoái. Đặc biệt, ở Nam Sudan, nhiệt độ vượt ngưỡng trung bình tới 2,1 độ C, một con số đáng báo động ở khu vực khí hậu vốn ổn định. Trước đó, quốc gia nghèo khó này – vốn đã vật lộn với bất ổn và thiên tai – từng trải qua đợt nóng khủng khiếp hồi tháng 3 vừa qua, khiến hàng loạt học sinh ở thủ đô Juba bị ngất xỉu, buộc chính phủ phải đóng cửa trường học và yêu cầu người dân ở trong nhà.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hồi tháng 5 đã cảnh báo rằng: “ Thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu đang tác động tới mọi mặt của phát triển kinh tế – xã hội ở châu Phi, đồng thời làm trầm trọng thêm nạn đói, mất an ninh và làn sóng di cư”.
Có thể thấy, tháng 6 năm nay đã xé toang mọi kỷ lục về sức nóng tại khắp các châu lục. Với tốc độ và mức độ gia tăng nhiệt độ như hiện nay, điều từng được xem là “dị thường” đang trở thành “bình thường mới”. Thế giới đang đối mặt không chỉ với cái nóng mà còn với hệ lụy kinh tế, y tế, giáo dục và môi sinh nghiêm trọng, đặc biệt ở những quốc gia nghèo nơi hệ thống ứng phó thiên tai còn quá mong manh.
LHQ cảnh báo các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương đối mặt với 'sự hủy diệt'
Ngày 22/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo một số vùng lãnh thổ tại Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ "hủy diệt" từ bão, các đợt nắng nóng, mực nước biển dâng - vốn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Cảnh ngập lụt khi bão Harold đổ bộ vào quốc đảo Vanuatu, tháng 4/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong chuyến thăm Samoa, Tổng thư ký LHQ cho biết "số phận" của các đảo trên Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc giới hạn ngưỡng tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Gần 200 quốc gia đã cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu này trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Tuy nhiên, theo ước tính của LHQ, thế giới đang "không đi đúng hướng" để đạt mục tiêu trên.
Ông Guterres nêu rõ dù khu vực Thái Bình Dương chỉ tạo ra 0,02% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng các quốc đảo trong khu vực đang "ở tuyến đầu" của cuộc khủng hoảng khí hậu, phải ứng phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ các cơn bão nhiệt đới mạnh đến các đợt nắng nóng kỷ lục ở đại dương.
Bên cạnh đó, mực nước biển tại Thái Bình Dương đang dâng cao, thậm chí nhanh hơn mức trung bình trên toàn cầu, đe dọa tới hàng triệu người dân tại các quốc đảo nơi đây. Ông nhấn mạnh tình trạng này khiến người dân, các nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng, toàn bộ các vùng lãnh thổ đối mặt với nguy cơ "hủy diệt".
Trước tình hình này, ông Guterres hối thúc các nước thu nhập cao thực hiện cam kết về hỗ trợ giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm rác thải nhựa trên Thái Bình Dương.
Hy Lạp 'oằn mình' chống chọi hàng chục đám cháy rừng Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp phải căng mình đối phó với hàng loạt đám cháy rừng dữ dội bùng phát gần thủ đô Athens vào tối 30/6, trong bối cảnh nước này có thể tiếp tục đối mặt với một mùa Hè nắng nóng khắc nghiệt nữa. Trực thăng cứu hỏa tham gia dập đám cháy rừng gần Athens, Hy Lạp ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Israel đến Mỹ, đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Iran nói đã bị Israel mưu sát

Mỹ kết luận về cái chết của tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Thượng tướng Nga bị bắt vì biển thủ, nhận hối lộ

Chính trị Mỹ trước thách thức từ tỉ phú Elon Musk

Indonesia: Lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều người phải sơ tán

Đan Mạch nêu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU

Tỷ lệ tiêm chủng thấp, Australia đối mặt thách thức lớn khi biến thể XFG lan rộng

Chính quyền miền Đông Libya trục xuất phái đoàn cấp cao châu Âu

Chạy đua khắc phục lũ quét ở Texas

Tổng thống Mỹ sắp 'chốt hạ' về thuế quan

Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế 50% đối với đồng
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sexy, Tuấn Hưng mặn nồng với vợ đại gia
Sao việt
00:07:25 10/07/2025
Vợ bị thương vì xe máy phát nổ, công an phát hiện điểm đáng ngờ của người chồng
Pháp luật
23:28:31 09/07/2025
'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy
Tin nổi bật
23:26:24 09/07/2025
Nam nhân viên IT vỡ òa khi chinh phục được cô gái 'lỡ lần đò'
Tv show
23:23:20 09/07/2025
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
23:07:06 09/07/2025
Bị mất vai diễn vào tay người khác, Johnny Depp phản ứng ra sao?
Hậu trường phim
23:02:16 09/07/2025
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
22:52:47 09/07/2025
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
22:39:42 09/07/2025
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
22:30:23 09/07/2025
Dynamic Island trên iPhone 17 sẽ có thay đổi lớn
Thế giới số
22:22:52 09/07/2025