Thế giới tuần qua: Nước cờ Jerusalem và 3 lần Mỹ bị cô lập trong LHQ
Kết quả bỏ phiếu thông qua nghị quyết trong ĐHĐ LHQ với nội dung bác bỏ quyết sách mới đây của tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem không được như phía ông Trump trông đợi.
Tổng thống Mỹ Trump đã không nhận được kết quả như mong đợi về các quyết sách của ông công nhận Jerusalem.
Hơn hai phần ba số 193 thành viên hiện tại của LHQ đã thể hiện thái độ không chấp nhận quyết sách nói trên của ông Trump. Chỉ có 7 thành viên LHQ ủng hộ Mỹ và Israel, trong đó có tới 4 là những đảo quốc tý hon. 35 nước bỏ phiếu trắng và 21 thành viên không tham gia bỏ phiếu.
Chính quyền của ông Trump trong thời gian không đầy một tuần đã ba lần bị cô lập trong LHQ. Lần thứ nhất là 14 trong số 15 thành viên thường trực HDBA LHQ ủng hộ dự thảo nghị quyết bác bỏ quyết sách nói trên của ông Trump. Sau đó là hơn 170 thành viên LHQ ủng hộ nghị quyết của ĐHĐ LHQ về quyền của Palestin có nhà nước độc lập – Mỹ bỏ phiếu chống.
Việc ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết về Jerusalem khiến ông Trump và cộng sự càng thêm hậm hực khi phía Mỹ đã sử dụng đến cả phương cách chưa từng thấy để tác động tới quyết định biểu quyết của các thành viên. Ông Trump doạ sẽ cắt viện trợ tài chính cho những thành viên LHQ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết và chống lại Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố Mỹ sẽ lập danh sách những thành viên không ủng hộ Mỹ và ám chỉ Mỹ sẽ xem xét lại quan hệ hợp tác giữa Mỹ với các nước này. Ở LHQ, chuyện vận động sau hậu trường, đi đêm và mặc cả với nhau, “mua bán phiếu” bằng nhiều cách trả giá khác nhau xưa nay vốn không phải không có, nhưng công khai và lộ liễu, quyết liệt và còn đi cùng với cả doạ nạt và răn đe như Mỹ đã làm vừa rồi thì đúng là chưa từng thấy bao giờ.
Nhìn vào kết quả biểu quyết trên có thể thấy chiêu thức của ông Trump và cộng sự phản tác dụng nhiều hơn tác dụng. Không thể nói là nó không có tác dụng gì khi vẫn có đến 56 thành viên LHQ bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu. Nhưng hơn hai phần ba số thành viên LHQ đã thể hiện bản lĩnh trước áp lực và doạ dẫm của Mỹ, đã bỏ phiếu quyết định theo lương tâm của mình và đã đề cao luật pháp quốc tế.
Phía ông Trump không những không ngăn cản được nghị quyết mà còn bị cô lập rõ ràng trong LHQ và trên thế giới. Có thể thấy được qua đó là không phải Mỹ muốn gì cũng được trong LHQ và chi phối nổi LHQ. Nghị quyết này không có hiệu lực ràng buộc nhưng sẽ trở thành sự định hướng về chính trị, pháp lý, đạo lý và cả tinh thần cho các thành viên LHQ trong việc tiếp tục xử lý vấn đề Jerusalem và nhà nước độc lập của Palestin trong thời gian tới.
Video đang HOT
Nhưng đồng thời cũng lại phải thấy là cách thức vận động và doạ dẫm vừa rồi của Mỹ báo hiệu trắc trở mới khó tránh khỏi trong mối quan hệ giữa Mỹ và LHQ liên quan đến đóng góp tài chính của Mỹ cho ngân quỹ hoạt động của LHQ và đến mức độ tham gia của Mỹ vào các hoạt động chung của LHQ. Ông Trump vốn không dấu diếm thái độ không coi trọng LHQ và ngay trong năm cầm quyền đầu tiên đã có những quyết sách gây khó khăn và bất lợi cho LHQ. Cũng chính vì thế mà các thành viên LHQ càng phải đóng góp trách nhiệm hơn, tích cực hơn và thiết thực hơn cho LHQ
Theo Danviet
Mỹ dọa lập 'danh sách đen' các nước chống lại Washington
Các chuyên gia khuyến cáo nhiều khả năng Mỹ sẽ lập "danh sách đen" những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ ĐHĐ LHQ, và có những biện pháp đáp trả cứng rắn bằng các hành động cô lập, trừng phạt và cắt viện trợ.
Ảnh: EuroNews
Nghị quyết của ĐHĐ LHQ về Jerusalem
Ngày 21/12, ĐHĐ LHQ đã tiến hành phiên họp đặc biệt bất thường để bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Kết quả, nghị quyết đã được thông qua với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 35 phiếu trắng.
Tại cuộc họp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, đại diện của nhiều nước và nhóm nước đã có các bài phát biểu nhấn mạnh việc cần phải duy trì nguyên trạng vấn đề tình trạng của Jerusalem theo tinh thần của các nghị quyết của LHQ và thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông thông qua đàm phán trực tiếp giữa người Israel và người Palestine.
Cuộc họp khẩn được triệu tập theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen, thay mặt nhóm nước Arab cũng như Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Sau khi Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết do Ai Cập đệ trình cũng về vấn đề Jerusalem tại cuộc bỏ phiếu của HĐBA hôm 18/12, hai nước này đã đưa ra một dự thảo nghị quyết khác tái khẳng định rằng bất cứ quyết định nào về tình trạng của Jerusalem đều không có hiệu lực pháp lý và phải được thu hồi.
Nghị quyết tái khẳng định rằng Jerusalem là vấn đề phải được giải quyết thông qua đàm phán, và bất kỳ quyết định nào vượt quá khuôn khổ này đều không có hiệu lực pháp lý và cần phải được hủy bỏ.
Nghị quyết yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên LHQ tuân thủ những nghị quyết của Hội đồng bảo an, và không công nhận bất kỳ hành động hay biện pháp nào đi ngược lại những nghị quyết đó.
Nhiều nước ủng hộ Đại hội đồng Liên hợp quốc
Sau khi thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, một số nước đã đưa ra những phản ứng thể hiện sự ủng hộ đối với quyết định của ĐHĐ LHQ.
Trong đó, Palestine-quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới các hành động của Mỹ về Jerusalem đã bày tỏ sự hoan nghênh quyết định của ĐHĐ LHQ. Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Abu Rdainah tuyên bố: "cuộc bỏ phiếu này là chiến thắng cho Palestine". Quan chức này cũng khẳng định Palestine sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực tại LHQ và tại tất cả các diễn đàn quốc tế nhằm chấm dứt việc chiếm đóng của Israel và thành lập nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô.
Trong khi đó, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour đã mô tả quyết định ĐHĐ LHQ là một "sự thất bại lớn" đối với Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thì bày tỏ sự hoan nghênh trước quyết định của ĐHĐ LHQ. Đồng thời, kêu gọi Tổng thống Mỹ Trump đảo ngược quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tương tự, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ quyết định của ĐHĐ LHQ, cho rằng các thành viên LHQ đã cho thấy "phẩm giá và chủ quyền là những thứ không phải để bán".
Mỹ đe dọa lập danh sách đen
Ngay sau khi ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết, chính phủ Mỹ đã ngay lập tức đe dọa sẽ lập danh sách đen các quốc gia đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Mỹ tại LHQ bà Nikki Haley khẳng định dù kết quả cuộc bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ có như thế nào cũng không làm thay đổi quyết định của Oasinhtơn. Thay vào đó, kết quả này sẽ tác động đến cách Mỹ nhìn nhận LHQ.
Đặc biệt, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bày tỏ sự phản đối với cuộc bỏ phiếu của ĐHĐ LHQ. Trong một bài phát biểu, Thủ tướng Netanyahu nêu rõ: "Israel bác bỏ nghị quyết của LHQ nhưng chúng tôi hài lòng bởi một số lượng lớn các nước đã không ủng hộ nghị quyết này". Bên cạnh đó, ông Netanyahu cũng gửi lời cảm ơn đến Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với quan điểm về Jerusalem, cũng như các nước bỏ phiếu chống.
Trong khi đó, Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon tuyên bố Israel không công nhận cuộc bỏ phiếu và khăng khăng cho rằng Jerusalem là thủ đô của Israel dù LHQ có công nhận hay không.
Trong số 193 quốc gia thành viên ĐHĐ LHQ, chỉ có 9 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết định này là: Mỹ, Israel, Guatemala, Honduras, Togo, Micronesia, Nauru, Palau và quần đảo Marshall. Điều này là chưa đủ giúp Mỹ ngăn chặn ĐHĐ LHQ thông qua nghị quyết bác bỏ các hành động của ông Trump về thánh địa Jerusalem.
Các chuyên gia cho rằng, đây là kết cục "thảm bại" đối với Mỹ. Nhiều khả năng Mỹ sẽ lập danh sách đen những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của ĐHĐ LHQ và đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Trong đó, Mỹ được dự báo sẽ có những biện pháp đáp trả cứng rắn bằng các hành động cô lập, trừng phạt hoặc cắt viện trợ các nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của ĐHĐ LHQ.
Theo Đức Thức (Tiền Phong)
128 nước phản đối quyết định của Trump: Chuyện gì xảy ra? 128 quốc gia trong tổng số 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định về Jerusalem là điều khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải suy nghĩ. Quyết định của ông Trump hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ từ các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Đại hội đồng Liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5

Giới đầu tư theo dõi đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Những tính toán chiến lược trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Trump

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết

Thái Lan chống lừa đảo xuyên biên giới: Cuộc chiến chưa có hồi kết?

Ấn Độ cáo cuộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian

Các nước ASEAN thúc đẩy hợp tác với thành phố Belem, bang Para của Brazil

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm
Có thể bạn quan tâm

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?
Tin nổi bật
20:53:21 11/05/2025
Mẹ chồng nhập viện, tôi đến thăm thì sửng sốt khi thấy vợ cũ của chồng đang chăm sóc bà: Câu chị ấy nói làm tôi nhục nhã
Góc tâm tình
20:53:14 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
Sao châu á
20:36:49 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Hiền Thục kể mối tình thời thanh xuân, khóc khi nhắc về anh trai
Sao việt
20:28:48 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025
Vì sao thiếu ngủ, căng thẳng khiến da dầu luôn bóng nhờn, nhiều trứng cá?
Làm đẹp
19:49:27 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
Pháp luật
19:43:57 11/05/2025
Những chiếc Galaxy A sẽ bị Samsung bỏ rơi sau One UI 7
Đồ 2-tek
19:43:30 11/05/2025