Thế nào là viêm xoang?
Các dạng viêm xoang
Xoang mũi là các vùng rỗng ẩm ướt trong xương ở khu vực quanh mắt, má. Chúng thông với các khoang mũi qua những lỗ hẹp và có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp.
Đau và tức ở vùng mặt cùng với tình trạng chảy nước mũi, mũi sụt sịt là biểu hiện của viêm xoang. Cũng có thể thấy gỉ mũi màu xanh lục hay vàng. Khi cúi, ngả người hay quay đầu sẽ thấy tình trạng đau, tức tăng lên. Vị trí gây đau phụ thuộc vào vùng xoang nào bị viêm.
Đau ở má và hàm răng trên gọi là viêm xoang hàm.
Đau ở trán, trên mí mắt là viêm xoang trán.
Đau nhức sau mắt, trên đỉnh đầu hoặc ở cả 2 vị trị là viêm xoang xương bướm.
Đau ở xung quanh hay sau mắt là viêm xoang xương sàng.
Những biểu hiện thường gặp của viêm xoang:
Video đang HOT
- Đau đầu
- Có gỉ mũi xanh lục hay vàng từ mũi hay khạc ra từ họng.
- Hơi thở hôi.
- Nghẹt mũi.
- Ho và và tăng tiết đờm.
- Sốt.
- Đau răng.
- Giảm khả năng ngửi hay nếm.
Viêm xoang cấp tính thường do vi rút và thường phát triển rất nhanh. Nó thường kéo dài khoảng 4 tuần hoặc ít hơn và triệu chứng rõ nhất trong tuần đầu khi chưa điều trị.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ít có biểu hiện rõ rệt và có thể dẫn tới viêm xoang mãn hoặc lan ra các xoang khác. Biểu hiện thường thấy là mủ trong mũi đặc quánh và ngày càng tăng nặng trong vòng 5 ngày hoặc dai dẳng kéo dài tới hơn 10 ngày.
Viêm xoang mãn thường gây ra bởi viêm nhiễm vi khuẩn hay nấm. Sự viêm nhiễm này rất khó điều trị. Nếu viêm xoang mãn không khỏi sau khi dùng 2 – 3 loại kháng sinh khác nhau thì có thể nghĩ tới phẫu thuật hay kiểm tra mức độ dị ứng. Viêm xoang mãn có thể dẫn tới tình trạng tiết dịch trong mũi kéo dài và khiến tình trạng viêm xoang ngày càng nặng hơn.
Biểu hiện của viêm xoang ở trẻ nhỏ thường gồm: ho, chảy nước mũi kéo dài hơn 7 – 10 ngày và có kèm đau đầu, đau mặt. Nhiều trẻ 2 tuổi hoặc lớn hơn bị viêm xoang mãn do dị ứng và bị viêm tai thường xuyên. Một số loại miễn dịch, đặc biệt là vắc xin liên cầu khuẩn (PCV) và vắc xin Haemophilus type b (Hib), giúp ngăn ngừa viêm tai và viêm xoang.
Những bệnh khác có biểu hiện giống viêm xoang gồm dị ứng, đau răng, cảm lạnh và một số dạng viêm đường hô hấp trên. Nhưng nếu bị tái cảm lạnh hoặc tình trạng tệ hơn sau 7 ngày thì có thể bị viêm xoang hơn là cảm lạnh hay một viêm nhiễm đường hô hấp trên nào đó.
Những nguy cơ dẫn tới viêm xoang
Nguy cơ mắc viêm xoang tăng lên nếu bạn bị cảm lạnh, lây nhiễm vi rút hay vi khủan hoặc bị viêm đường hô hấp trên. Và cả viêm mũi dị ứng cũng có thể dẫn tới viêm xoang.
Một số nguyên nhân khác như vách ngăn lệch, polyp mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang. Cấu trúc mũi bất thường cũng có thể khiến dịch mũi ứ đọng, chảy ngược vào các xoang gây viêm.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm xoang gồm hút thuốc, không khí ô nhiễm, sử dụng quá nhiều thuốc xịt thông mũi, thời tiết giá lạnh, áp suất không khí thay đổi nhanh (đi máy bay) và bơi lội trong nước tù đọng.
Theo SKDS
Kháng sinh "vô dụng" với viêm xoang
Mặc dù bác sĩ thường kê kháng sinh điều trị viêm xoang nhưng nghiên cứu tại Mỹ cho thấy kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
Những người bị viêm xoang cấp tính sẽ có biểu hiện giống như cảm lạnh. Đó là chảy nước mũi, đau quanh mắt, mũi hoặc trán
Các loại thuốc kháng sinh đang dần trở thành nguồn nhiên liệu nuôi dưỡng sự tiến hóa của vi khuẩn kháng thuốc và các chuyên gia ngày càng lo ngại về tình trạng lạm dụng kháng sinh. Đặc biệt là đối với chứng viêm xoang, bởi vì các bác sĩ không thể nói liệu rằng bệnh này là do vi khuẩn hay vi-rút và trong những trường hợp do vi-rút, kháng sinh là vô giá trị.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy thuốc kháng sinh không làm giảm triệu chứng của bệnh nhân hoặc làm cho bệnh tái phát nhanh hơn.
TS. Garbutt và các đồng nghiệp đã sử dụng hướng dẫn chính thức của nhà nước để theo dõi bệnh nhân viêm xoang. Họ đã chọn ngẫu nhiên 166 người trưởng thành, chia thành 2 nhóm: uống giả dược hoặc amoxicillin trong 10 ngày. Kết quả cho thấy có rất ít sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân. Sau 7 ngày dùng thuốc, mới có chút ít sự tiến triển theo hướng tích cực từ nhóm dùng kháng sinh và rồi lại biến mất ở 3 ngày tiếp theo. Sau 10 ngày, 78% của người dân dùng thuốc kháng sinh và 80% những người được điều trị bằng giả dược cho biết họ cảm thấy tốt hơn rất nhiều hoặc không còn có triệu chứng.
TS. Anthony Chow, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ĐH British Columbia ở Vancouver, Canada, cho biết chưa đến 2% các bệnh nhiễm trùng xoang là do vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp là do vi-rút và phần lớn không cần tới thuốc kháng sinh. TS Chow cho rằng: "Thuốc kháng sinh đã bị lạm dụng, do đó cần phải thận trọng hơn trong việc điều trị và cần phải sửa khuyến nghị".
"Không nên sử dụng kháng sinh như một cứu tinh. Thay vì kê đơn kháng sinh với hy vọng là diệt khuẩn, chúng ta cần thận trọng chờ đợi, đó là luôn theo dõi bệnh nhân xem liệu họ có khá lên không. Nhưng cũng thật khó đối với các bác sĩ vì nếu không kê kháng sinh cho bệnh nhân thì chẳng có gì khác để hỗ trợ, trong khi người bệnh thì thường trông rất khổ sở", TS Jane Garbutt, ĐH Y khoa Washington ở St Louis (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhân Hà
Theo dân trí
Mẹ tự mua thuốc nhỏ, con hỏng mũi Cha mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mũi cho con Cháu Lê Văn H. (6 tuổi ở Móng Cái, Quảng Ninh) được đi khám vì mất chức năng mũi, tai không nghe được. Nguyên nhân là do mẹ cháu nghe theo lời người quen đã mua thuốc nhỏ mũi co mạch về nhỏ cho cháu. Lúc đầu cháu thở rất tốt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7
Sao việt
17:47:57 07/05/2025
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025
Sốc: Won Bin bị gọi tên trực tiếp trong scandal của Kim Soo Hyun, netizen than trời!
Sao châu á
17:37:13 07/05/2025
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý
Hậu trường phim
17:20:33 07/05/2025
Trung Quốc đồng ý đàm phán với Mỹ về vấn đề thuế quan
Thế giới
17:19:38 07/05/2025
Vợ Quang Hải rủ rê mẹ chồng ra nghĩa trang, checkin ảnh chứng tỏ điều này?
Netizen
17:00:57 07/05/2025
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người
Sao âu mỹ
16:48:19 07/05/2025
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt
Sao thể thao
16:32:30 07/05/2025
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai
Pháp luật
16:23:26 07/05/2025
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"
Lạ vui
16:22:55 07/05/2025