Thêm 20 người chết trong biểu tình Myanmar
Thêm 11 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar, nâng số người chết lên 138, trong khi quốc tế tiếp tục kêu gọi kiềm chế bạo lực.
Bất chấp hành động trấn áp của lực lượng an ninh, người biểu tình Myanmar hôm 15/3 tiếp tục xuống đường phản đối đảo chính. Ít nhất 11 người đã chết trong các cuộc biểu tình.
“Hai người đàn ông bị bắn chết và 6 người khác bị thương”, một nhân chứng ở thị trấn Aunglan, vùng Magway nói, thêm rằng một trong số những người thiệt mạng bị bắn vào ngực. “Anh ấy ở ngay cạnh tôi. Một người khác bị bắn vào đầu”.
Sáu trường hợp tử vong cũng được báo cáo tại thành phố Myingyan. “Trong số những người thiệt mạng có ba người bị bắn, gồm một phụ nữ”, một người dân Myingyan cho biết.
Theo truyền thông nhà nước Myanmar, một người biểu tình chết ở thành phố Monywa. Bác sĩ địa phương và phóng viên khẳng định hai thanh niên khoảng 20 tuổi bị bắn chết “tại chỗ” ở Mandalay.
Người thân của người biểu tình bị bắn chết kêu khóc bên ngoài nhà xác Bệnh viện Thingangyun ở Yangon khi tới nhận thi thể hôm 15/3. Ảnh: AFP .
Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 138 người biểu tình ôn hòa đã thiệt mạng từ sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng trước, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Hơn 2.150 người bị bắt giam tính đến 13/3, trong đó hơn 300 người đã được thả.
“Mỹ tiếp tục kêu gọi các tất cả các nước có hành động cụ thể để phản đối đảo chính và bạo lực leo thang”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter nói với phóng viên hôm 15/3.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, “gồm các thành viên trong khu vực, đoàn kết với người dân Myanmar và nguyện vọng dân chủ của họ”. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener lên án vụ trấn áp đẫm máu hôm 14/3, trong khi Anh cho biết nước này “kinh hoàng” trước vũ lực “nhằm vào người vô tội”.
Nhiều nhà máy có vốn Trung Quốc tại thành phố Yangon bị đốt, đập phá hôm 14/3, khiến lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình, làm hàng chục người chết. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về các vụ đốt phá này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên mô tả vụ bạo lực là “kinh khủng”. Trung Quốc “rất lo ngại tác động đối với sự an toàn của các tổ chức và nhân viên Trung Quốc”, ông Triệu nói, đồng thời cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã được tăng cường xung quanh các nhà máy.
Video đang HOT
Chính quyền quân sự Myanmar cho đến nay không có dấu hiệu thực hiện những kêu gọi kiềm chế bạo lực. Hiện 6 quận ở Yangon bị áp lệnh thiết quân luật, đồng nghĩa những người bị bắt tại đây sẽ bị tòa án quân sự xét xử thay vì tòa án dân sự, với mức án từ ba năm lao động khổ sai đến tử hình.
Myanmar đang trải qua chuỗi ngày hỗn loạn sau khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Phiên điều trần qua video lần hai hôm nay đối với bà Suu Kyi bị hoãn đến 24/3 do vấn đề về mạng.
Ngày 38 người chết trong biểu tình Myanmar
Cảnh sát mạnh tay trấn áp khiến 38 người chết, hàng trăm người bị bắt trong cuộc biểu tình đẫm máu nhất tại Myanmar hôm 3/3.
Hàng trăm nghìn người Myanmar ngày 3/3 tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự, hơn một tháng kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính ngày 1/2.
Trong ảnh, người biểu tình tháo chạy khi cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào đám đông ở Yangon.
Giáo viên mặc đồng phục và đội nón truyền thống của Myanmar trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Các cuộc biểu tình tiếp diễn bất chấp việc lực lượng an ninh Myanmar ngày 1/3 bắn đạn thật vào người dân, khiến 18 người chết và 30 người bị thương. Trước phản ứng quyết liệt từ dư luận quốc tế, chính quyền quân sự Myanmar sau đó yêu cầu cảnh sát không dùng đạn thật với người biểu tình.
Người biểu tình ở Mandalay trốn hơi cay và cảnh sát chống bạo động cùng binh lính hôm 3/3.
Tuy nhiên, khi biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt, cảnh sát Myanmar tiếp tục sử dụng đạn thật. Trong cuộc biểu tình hôm qua, hai người bị bắn chết ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, trong đó có một nữ sinh 20 tuổi. Một thiếu niên thiệt mạng ở Myingyan, trong khi con số thương vong lớn nhất được ghi nhận là ở thị trấn miền trung Monywa, nơi 6 người chết trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự.
Hôm 3/3 trở thành ngày đẫm máu nhất với 38 người thiệt mạng, theo đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener. Đã có hơn 50 người đã chết kể từ sau cuộc đảo chính và nhiều người bị thương.
Người dân tỏ lòng tiếc thương trước quan tài của Kyal Sin, sinh viên đại học 20 tuổi bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Người biểu tình tràn xuống đường phố khắp đất nước, bất chấp lực lượng an ninh liên tục sử dụng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tám đám đông, cũng như bắt những người tham gia.
Người biểu tình viết số điện thoại để liên lạc trong tình huống khẩn cấp lên tay một người khác ở Yangon hôm 3/3.
Tại Yangon, các nhân chứng nói rằng ít nhất 8 người thiệt mạng, một người chết vào buổi sáng, và 7 người tử vong khi lực lượng an ninh sử dụng vũ khí tự động vào đầu giờ tối.
"Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng súng liên tiếp. Tôi nằm xuống đất, họ bắn nhiều phát và tôi thấy hai người thiệt mạng tại chỗ", người biểu tình Kaung Pyae Sone Tun, 23 tuổi, kể.
Người biểu tình mang theo khiên làm tạm từ tấm sắt trong cuộc đối đầu với cảnh sát ở Yangon hôm 3/3.
Lực lượng an ninh cũng bắt hàng trăm người, trong đó có nhiều nhà báo. Ít nhất 8 nhà báo, bao gồm phóng viên Thein Zaw của hãng tin AP, đã bị bắt. Anh bị buộc tội vi phạm luật an ninh công cộng và đối mặt án tù ba năm.
Người biểu tình nấp sau hàng rào chướng ngại vật được dựng bằng bàn ghế đối đầu với lực lượng an ninh ở Mandalay hôm 3/3.
Các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có đại diện quân đội Myanmar Wunna Maung Lwin, trước đó đã thảo luận về cuộc khủng hoảng tại một cuộc họp trực tuyến đặc biệt. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ thất vọng vì quân đội Myanmar thiếu hợp tác. Singapore, nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, lên án chính quyền quân sự sử dụng vũ lực gây chết người.
Chướng ngại vật làm từ gạch, bao cát, trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến họp kín về tình hình Myanmar ngày 5/3 theo yêu cầu của Anh. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an khó ra quyết định trừng phạt Myanmar, bởi hai thành viên thường trực là Trung Quốc và Nga đều coi đây là vấn đề nội bộ của Myanmar. Một số quốc gia đã hoặc đang cân nhắc áp đặt biện pháp trừng phạt riêng.
Cảnh sát và binh lính mang theo súng, ná và khiên chắn tiến về phía người biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Bà Burgener ủng hộ Hội đồng Bảo an ra quyết định trừng phạt Myanmar, cho biết mỗi ngày nhận được hơn 2.000 tin nhắn từ những người ở Myanmar bày tỏ tuyệt vọng "khi không thấy cộng đồng quốc tế hành động".
Một cảnh sát thò người ra từ xe bọc thép, tay cầm ná quan sát người biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Sau cuộc biểu tình đẫm máu hôm 3/3, các nhà hoạt động tại Myanmar tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường.
"Chúng tôi biết có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng cũng chẳng nghĩa lý gì nếu sống dưới chính quyền quân sự, thế nên chúng tôi chọn con đường nguy hiểm này để giải thoát mình", người biểu tình Maung Saungkha hôm nay cho hay. "Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi cách có thể."
Phút cuối của cô gái bị bắn chết trong biểu tình Myanmar Deng Jia Xi mặc chiếc áo phông in dòng chữ "Mọi chuyện sẽ ổn" khi tham gia biểu tình ở Mandalay, nhưng cô bị cảnh sát bắn chết ngay sau đó. Deng Jia Xi, cô gái 19 tuổi có tên thường gọi là Angel, hôm 3/3 tham gia biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar. Angel...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

UAV tấn công quy mô lớn làm rung chuyển nhiều sân bay quân sự Nga ở Crimea

Mỹ triển khai nền tảng vaccine thế hệ mới ứng phó virus có nguy cơ gây đại dịch

Anh: Vòng quay London Eye gặp sự cố giữa thời tiết nắng nóng

Thủ tướng Modi kêu gọi thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông và giải trí

Chặng đường từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện

Nguồn cảm hứng vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết

Đắm chìm trong thiên đường hoa tử đằng tại Tochigi, Nhật Bản

Hoãn đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran - Tổng thống D. Trump đưa ra thông điệp cứng rắn

Ngành thép toàn cầu trước sức ép từ Trung Quốc và thuế quan Mỹ

Ấn tượng màn trình diễn thiết bị bay không người lái ở Hong Kong (Trung Quốc)

Phản ứng của Nga khi Mỹ tung đòn thuế với Trung Quốc

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 7 đối tượng buôn lậu và vận chuyển hàng cấm ở An Giang
Pháp luật
21:22:05 02/05/2025
Duy Zuno lên tiếng chuyện được 'đẩy thuyền' với con nuôi Phi Nhung
Sao việt
21:18:06 02/05/2025
Hồ Hạnh Nhi, Huỳnh Tông Trạch gây bàn tán sau nhiều năm chia tay
Sao châu á
21:14:15 02/05/2025
2,8 triệu lượt xem cô gái "thả rông" quỳ lạy giữa đường, gào thét tên nữ ca sĩ thống trị Spotify
Nhạc quốc tế
21:08:15 02/05/2025
Hojlund gây bão mạng với bình luận sau chiến thắng của MU
Sao thể thao
20:54:40 02/05/2025
Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng
Xe máy
20:16:20 02/05/2025
Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4
Nhạc việt
19:58:16 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
Netizen
19:40:31 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
Sức khỏe
19:20:56 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025