Thêm một mạng lưới Blockchain của người Việt ra mắt
Mạng lưới ONUSChain vừa chính thức ra mắt, góp phần bổ sung một mảnh ghép quan trọng vào hệ sinh thái các dự án Blockchain tại Việt Nam.
Những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có nhiều doanh nghiệp Blockchain tiềm năng. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã xuất hiện nhiều startup Việt với những mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ này.
Mới đây, hệ sinh thái Blockchain Việt vừa đón nhận thêm một thành viên mới, đó là mạng lưới ONUSChain do người Việt tự phát triển. Mục tiêu của ONUSChain là thúc đẩy việc ứng dụng Blockchain trong hoạt động của các startup, doanh nghiệp.
Xuất hiện thêm một mạng lưới Blockchain của người Việt. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Trần Quang Chiến – Nhà sáng lập ONUSChain, hiện các startup, nhà phát triển công nghệ vẫn gặp nhiều trở ngại khi muốn tiếp cận và ứng dụng Blockchain, lĩnh vực đang ngày càng phát triển với nhiều cơ hội và tiềm năng.
Video đang HOT
Để khắc phục vấn đề trên và mang công nghệ tới gần hơn với đại chúng, ONUSChain đã được xây dựng cùng tầm nhìn trở thành một mạng lưới Blockchain hướng tới cộng đồng. Đây sẽ trở thành một bệ phóng cho các startup và doanh nghiệp truyền thống muốn ứng dụng Blockchain, cũng như hướng đến sứ mệnh đào tạo và phổ cập kiến thức công nghệ tới thế hệ trẻ.
“Với mong muốn phát triển một mạng lưới Blockchain riêng của người Việt, chúng tôi đã xây dựng ONUSChain bằng những ứng dụng công nghệ thực tiễn nhất, qua đó trở thành bệ phóng vững chắc cho các startup, doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế”, ông Chiến nhấn mạnh.
Cộng đồng của ONUSChain hiện đã có sẵn khoảng 3 triệu người dùng. Ảnh: Trọng Đạt
Trên nền tảng cộng đồng hơn 3 triệu người dùng có sẵn của ONUSChain, các startup, nhà phát triển công nghệ khi đến với mạng Blockchain này sẽ được hậu thuẫn về công nghệ, nguồn vốn và kết nối cộng đồng.
Được biết, ONUSChain được triển khai trên nền tảng hợp đồng thông minh hiệu suất cao với những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất, giúp người dùng và các nhà phát triển dễ dàng tiếp cận. Đáng chú ý, chỉ riêng trong 2 tuần chạy thử, ONUSChain đã có tới hơn 130.000 người dùng tham gia trải nghiệm.
Mạng Blockchain mới này cũng sẽ tập trung hỗ trợ và ươm mầm cho các startup trong lĩnh vực công nghệ. Theo đó, đơn vị này sẽ làm việc với các trường đại học để tổ chức các buổi hội thảo, buổi đào tạo cũng như nhiều cuộc thi nhằm giúp sinh viên được tiếp cận tốt hơn với Blockchain.
Nhà sáng lập ONUSChain chia sẻ thêm: “Bên cạnh việc hỗ trợ các startup và nhà phát triển công nghệ một giải pháp nền tảng theo phương thức “đo ni đóng giày”, chúng tôi còn mong muốn tham gia vào tiến trình phổ cập, đào tạo kiến thức cho thế hệ trẻ nhằm nâng chất lượng nguồn nhân lực”.
Người Việt chuộng thanh toán điện tử
Trong báo cáo mới nhất về thói quen, thái độ và hình thức thanh toán của người tiêu dùng do Mastercard công bố, trong việc quản lý tài chính cá nhân, người tiêu dùng Việt Nam thường quan tâm đến hình thức thanh toán điện tử nhiều hơn so với mức trung bình trong khu vực.
Thanh toán và giao dịch điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Cuộc khảo sát nêu trên được Mastercard thực hiện với một nhóm người tiêu dùng tại 40 thị trường thuộc 5 khu vực, trong đó có 7 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam. Thông tin từ cuộc khảo sát, cho thấy có 94% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương pháp thanh toán điện tử; 78% người tiêu dùng tăng tần suất sử dụng cùng lúc nhiều hình thức thanh toán. Nổi bật như thanh toán qua ví điện tử, mã QR, mua trước trả sau (BNPL), sinh trắc học... Tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình của toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 88%.
Báo cáo cũng chỉ ra, người tiêu dùng sử dụng các nền tảng số để thanh toán hóa đơn bởi sự tiện lợi (chiếm 78%), tính an toàn và bảo mật cao hơn (chiếm 60%) và tránh việc quên hay thanh toán muộn (chiếm 58%).
Ngoài ra, theo số liệu thống kê, trong năm 2022, có 89% người tiêu dùng Việt Nam cũng sử dụng công cụ số cho hoạt động tài chính. Phổ biến nhất là thanh toán hóa đơn (chiếm 85%), chuyển khoản ngân hàng (chiếm 80%) và bắt đầu thói quen tiết kiệm (chiếm 73%).
Trước đó, thống kê của Visa cũng cho thấy, người Việt Nam dành trung bình 3,1 giờ mỗi ngày để dùng các ứng dụng trực tuyến, nhưng trong thời giãn cách xã hội, con số đó đã tăng vọt lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm. Điều này củng cố số liệu thống kê từ nghiên cứu của Visa cho thấy 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh của họ để thanh toán hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần một tuần và 44% đã bắt đầu mua sắm qua các kênh truyền thông xã hội lần đầu tiên kể từ dịch Covid-19. Ngành điện lực cũng thông tin, trong 6 tháng năm 2022, có tới 96,97% tiền điện được khách hàng của EVN thanh toán qua các kênh không dùng tiền mặt, cao hơn 6,54% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, vấn đề quản trị rủi ro các giao dịch và thanh toán điện tử cũng được đặt ra bởi vẫn còn tồn tại những lo ngại về tính bảo mật. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã phát hiện và xử lý 840 chuyên án, vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, tăng 42% so với 6 tháng cuối năm 2021. Ngoài ra, Cục An ninh mạng Viettel cho biết, trong năm 2021, các vụ tấn công giả mạo (phishing) vào Việt Nam tăng gấp ba lần so với năm 2020.
Về phía ngân hàng, trong quá trình hoạt động thường gặp phải những hình thức gian lận phổ biến như đánh cắp thông tin bảo mật để chiếm quyền sử dụng thẻ tài khoản ngân hàng điện tử, lừa đảo khách hàng tự thực hiện giao dịch gian lận, kẻ gian lừa khách hàng tự thực hiện giao dịch chuyển tiền, trộm cắp danh tính và sử dụng trái phép thông tin cá nhân của khách hàng để đăng ký mở tài khoản đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và chiếm quyền sử dụng, đăng ký vay trực tuyến hoặc sử dụng vào các mục đích gian lận.
Bà Nguyễn Thị Thu - Trưởng phòng Nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán và ngân hàng số, Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 7,24% về số lượng và tăng 33,21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, giá trị bình quân 900.000 tỷ đồng/ngày. Giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 99,64% về số lượng và 114,25% về giá trị. Giá trị bình quân hơn 10 triệu giao dịch/ngày. Về sự phát triển của thanh toán điện tử, đến cuối tháng 7/2022, số lượng thẻ lưu hành đạt 138,1 triệu thẻ (tăng 15,3% so với cuối năm 2021). Hiện đang có khoảng 5,5 triệu tài khoản mở bằng eKYC đang hoạt động tại 24 ngân hàng, 8,9 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành tại 10 ngân hàng. Tính đến cuối tháng 6/2022, hơn 1,8 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ mobile money (hơn 60% là khách hàng ở nông thôn). Đến tháng 6/2022, 65% thẻ hoạt động đang lưu hành, 88% máy ATM và 96% POS đang hoạt động trên thị trường đã thực hiện chuyển đổi theo tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Về cơ bản, các nghiệp vụ thanh toán đã được số hóa hoàn toàn.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán và giao dịch điện tử, để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán, nhiều chủ trương, chính sách đã được triển khai. "Những chính sách này hướng đến mục tiêu xây dựng hạ tầng thanh toán quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt giám sát chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới; đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế; đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt", bà Nguyễn Thị Thu nhấn mạnh.
Elon Musk yêu cầu lập trình viên Twitter in code ra giấy để đích thân rà soát Yêu cầu nực cười của Elon Musk khiến người ta không khỏi thắc mắc: liệu vị tỷ phú có đang đùa? Người dùng Internet chẳng mấy khi thất vọng về những chuyện nực cười xoay quanh tỷ phú Elon Musk - vị chủ tịch Tesla và SpaceX, và cũng là người vừa trở thành chủ sở hữu của nền tảng mạng xã hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 chiêu thức lừa đảo qua mã QR người dân cần cảnh giác

Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả

Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Google rót thêm 12 triệu USD để hỗ trợ thúc đẩy AI tại khu vực APAC

Gã khổng lồ AI của UAE tiến vào thị trường Mỹ giữa cuộc đua công nghệ toàn cầu

Windows có lỗ hổng nghiêm trọng, Microsoft biết nhưng từ chối sửa

Lưu ý khi cập nhật Windows 11 24H2

Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm

Pro Max sẽ không còn là mẫu iPhone tốt nhất?

Làm gì với cáp USB cũ thay vì ném sọt rác
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025