Thêm tuyến cáp biển AAG gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại ảnh hưởng
Trong khi lỗi trên tuyến cáp biển AAE-1 chưa được khắc phục, một tuyến cáp biển khác là AAG mới gặp sự cố vào sáng 22/6. Điều này càng khiến cho các nhà mạng gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế.
Những ngày gần đây, nhiều người dùng dịch vụ Internet tại Việt Nam phản ánh tình trạng mạng chập chờn, khó truy cập vào các trang web nước ngoài cũng như việc tải ảnh, nội dung trên Facebook bị chậm đặc biệt là vào các giờ cao điểm…
Trong thông tin chia sẻ với PVhôm nay (26/6), đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã xác nhận vừa có thêm một tuyến cáp quang biển nữa là Asia America Gateway – AAG gặp sự cố.
Sự cố trên tuyến cáp biển AAG xảy ra vào 5h40 ngày 22/6 trên nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km, gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc). Vị đại diện ISP nhận định sự cố này có gây ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam đi quốc tế, tuy nhiên mức ảnh hưởng dưới 15% tổng dung lượng.
Nguyên nhân của sự cố xảy ra sáng 22/6 trên nhánh S1H của tuyến cáp AAG hiện vẫn chưa được xác định. Các ISP tại Việt Nam cũng chưa nhận được thông tin về thời gian dự kiến sửa chữa, khắc phục sự cố này.
Thời gian sửa xong tuyến cáp biển APG lùi thêm 2 ngày
Video đang HOT
Tuyến cáp quang biển AAG có chiều dài 20.191 km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Mặc dù liên tục gặp trục trặc, phải bảo trì, sửa chữa trong những năm qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay AAG vẫn là tuyến cáp biển đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Trước đó, vào các ngày 11/5 và 25/5, hai tuyến cáp biển Asia Pacific Gateway (APG) và Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã lần lượt gặp sự cố. Ngày 11/6 vừa qua, việc bảo trì để khắc phục lỗi dò nguồn xảy ra ngày 11/5 trên nhánh S6 hướng Hong Kong (Trung Quốc) của tuyến cáp APG đã hoàn thành, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến cáp biển này.
Còn với AAE-1, tuyến cáp biển này gặp sự cố vào ngày 25/5 trên đôi sợi FP10 của phân đoạn S1H.1. Vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Cape D’Aguilar, Hong Kong, Trung Quốc khoảng 2.072 km hướng về phía trạm cập bờ Vũng Tàu, Việt Nam. Nguyên nhân sự cố đã được xác định là do đứt sợi, gây gián đoạn một phần dịch vụ của các nhà mạng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) trên đôi sợi FP10.
Kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 đã được thông báo tới ISP tại Việt Nam trong tuần đầu tiên của tháng 6, với thời gian dự kiến sửa là từ ngày 22/6 và hoàn thành vào ngày 13/7.
Tuy nhiên, ngày 21/6 vừa qua, các ISP tại Việt Nam đã nhận được thông tin điều chỉnh lịch sửa chữa tuyến cáp AAE-1. Theo đó, hệ thống dự kiến sẽ cấu hình lại nguồn trước khi sửa chữa trong khoảng từ 21h ngày 1/7 đến 3h ngày 2/7. Việc khắc phục sự cố trên nhánh S1H của tuyến cáp AAE-1 sẽ được hoàn thành vào ngày 7/7 tới.
Như vậy, với việc AAG mới gặp sự cố, hiện tại đang có 2 tuyến cáp biển được các ISP tại Việt Nam sử dụng nhiều là AAG và AAE-1 đang cùng bị gián đoạn dịch vụ. Từ kinh nghiệm của nhiều lần ứng phó với các lần cáp biển gặp sự cố, lần này các nhà mạng cũng đã tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp biển khác như APG, IA, SMW3 cũng như một số tuyến cáp đất liền để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới các khách hàng.
PVsẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển AAG và AAE-1.
Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố trong một tháng
AAG là tuyến cáp quang biển thứ 3 gặp sự cố sau AAE-1 và APG, khiến việc truy cập Internet của người dùng Việt Nam gặp khó khăn.
Sự cố với AAG xảy ra vào sáng ngày 22/6 vừa qua, theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố đang được điều tra và hiện chưa có thời gian khắc phục dự kiến.
AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển thứ ba đi qua Việt Nam, gặp sự cố trong một tháng qua. Trước đó, hai tuyến cáp quang biển khác là APG và AAE-1 cũng gặp sự cố vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Ngày 26/5, đơn vị vận hành tuyến cáp AAE-1 (Asia-Africa-Europe-1) phát hiện hiện tượng sụt giảm điện áp trên nhánh S1H, nguyên nhân có thể đến từ việc đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1. Theo một ISP đang khai thác tuyến AAE-1, thời gian hoàn thành việc sửa chữa có thể vào ngày 7/7 tới.
Tiếp đến ngày 6/6, một tuyến cáp các là APG (Asia Pacific Gateway) cũng gặp gián đoạn do đơn vị vận hàng thực hiện bảo trì nguồn. Việc bảo trì này đã hoàn thành vào hôm 11/6 vừa qua.
Sự cố với ba tuyến cáp quang biển khiến việc truy cập Internet của người dùng Việt Nam gặp khó khăn. Trên nhóm hỗ trợ khách hàng của một nhà cung cấp, nhiều thành viên cho biết họ gặp khó khăn khi truy cập Facebook, Google hay một số dịch vụ trực tuyến nước ngoài. Việc truy cập kém ổn định, nhiều thời điểm không thể kết nối.
Thử đo tốc độ Internet tại một điểm truy cập ở Cầu Giấy (Hà Nội) trưa 24/6.
"Mạng nhà tôi bình thường vẫn đo được được khoảng 80 Mb/giây, nhưng hôm nay 5 Mb/giây. Thậm chí trang tìm kiếm Google cũng không tải được", thành viên Trường Lê viết trên một group về công nghệ hôm 24/6.
Một số người dùng khác cho biết, họ gặp phải tình trạng mạng chậm vào thời gian nửa đêm hoặc sáng sớm. Không thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến như xem video, tải file; chỉ số ping cao lên tới hơn 1.000, là vấn đề được nhiều người dùng phản ánh.
Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
AAG là tuyến cáp ngầm dưới biển dài hơn 20.000 km, nối từ Đông Nam Á, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ. AAE-1 được triển khai từ giữa năm 2017 và được nhiều ISP trong nước sử dụng. Tuyến này có hướng kết nối tới châu Âu và Trung Đông, đồng thời là tuyến dự phòng cho các hướng đi Hong Kong và Singapore. Trong khi đó, APG được triển khai từ năm 2016, có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và được đầu tư bởi nhiều ISP lớn tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Speedtest trong tháng 5, Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt tốc độ download 70,05 Mb/giây, upload đạt 65,43 Mb/giây. Việt Nam đứng thứ 60 thế giới về tốc độ mạng băng rộng.
Tuyến cáp biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng Trong khi tuyến cáp quang AAE-1 đang gặp sự cố, một tuyến cáp biển khác là APG thực hiện kế hoạch bảo dưỡng từ ngày 5/6 đến hết 10/6. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Vài ngày gần đây, trong khi các dịch vụ, ứng dụng trong nước vẫn sử dụng được...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

HyperOS 3 sẽ thổi luồng gió mới cho thiết bị Xiaomi

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?
Có thể bạn quan tâm

Công Phượng sắp tạo nên kỷ lục cùng Bình Phước
Sao thể thao
13:57:10 01/05/2025
Vòng Tay Nắng: vượt doanh thu "Thám tử Kiên", nhưng là bước lùi của Lý Hải?
Hậu trường phim
13:37:32 01/05/2025
2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025