Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Quan trọng là an toàn, chất lượng
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó Trưởng ban Ban Đào tạo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐHQG Hà Nội, cho rằng: Chỉ nên triển khai thi trên máy với những cơ sở, trung tâm nào thực sự đáp ứng được yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật, khách quan, không lấy mục tiêu số lượng trong thời gian đầu.
Thi trên máy tính là xu thế chung dựa trên nền tảng am hiểu công nghệ. Ảnh minh họa
Phù hợp xu thế
- Ông có quan điểm như thế nào về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính theo một lộ trình thích hợp?
- Tại hội nghị tổng kết công tác thi, xét tốt nghiệp THPT giai đoạn 2015 – 2020, định hướng giai đoạn 2021 – 2025, đa phần ý kiến đại biểu thống nhất đề xuất giữ ổn định và từng bước hoàn thiện mô hình Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong giai đoạn tới; tiếp tục tổ chức thi trên giấy đồng thời từng bước triển khai thi trên máy tính ở những nơi có đủ điểu kiện; tích cực chuẩn bị tổ chức thi theo lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nguyên tắc là bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh; không gây xáo trộn với việc dạy, học của giáo viên và học sinh; không gây bức xúc xã hội; bảo đảm đúng quy định của Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2015 – 2019 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Ứng dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục; áp dụng lý thuyết khảo thí hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tham khảo các mô hình tổ chức thi của các tổ chức khảo thí quốc tế, từng bước tiếp cận xu hướng thi/tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới. Huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực để triển khai theo mục tiêu và yêu cầu chất lượng.
Tôi cho rằng, việc tổ chức thi trên máy phù hợp với xu thế hiện nay; tuy nhiên khi thực hiện cần lấy yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật khách quan lên trên hết, chứ không phải quy mô hay số lượng thí sinh tham gia. Việc thi trên máy tính hiện được các tổ chức khảo thí độc lập uy tín trên thế giới thực hiện. Việt Nam cũng có thể theo hướng trên và việc chúng ta có 3 – 5 trung tâm khảo thí trong giai đoạn 2021 – 2023 để lo việc này là hoàn toàn khả thi.
Video đang HOT
- Nếu thi trên máy tính, điều kiện cốt lõi chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ và trong lộ trình sắp tới là gì?
- Việc đầu tiên cần chuẩn bị là các văn bản, quy định; bởi thi trên máy không đơn thuần là chúng ta lấy mô hình thi trên giấy sau đó số hóa. Ví dụ, thi trên máy có yêu cầu về số lượng đề đáp ứng đủ nhu cầu thi nhiều đợt trong năm, các đề phải cân bằng về độ khó để bảo đảm thí sinh thi các lần khác nhau nằm trong hệ số tương quan cho phép.
Tiếp đến, cần hệ thống phần mềm bảo đảm tính khách quan, trung thực, an toàn, bảo mật. Quy định xét công nhận tốt nghiệp thế nào cũng cần tính đến, vì hiện nay Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh dự thi đồng loạt để lấy kết quả xét tốt nghiệp; trong khi thi trên máy có thể sẽ dải ra nhiều đợt trong năm. Hiệu lực của kết quả các đợt thi trên máy cần được quy định cụ thể để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển, cũng như sở GD&ĐT sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo.
Cần am hiểu nghiệp vụ và kỹ năng công nghệ
- Thi tốt nghiệp THPT trên máy là hình thức hoàn toàn mới. Theo GS, cần lưu ý những vấn đề có thể phát sinh như thế nào?
- Trong bất kỳ hình thức thi nào, dù là thi trên giấy hay thi trên máy tính, đều có vấn đề kỹ thuật phát sinh. Đơn giản như thi trên giấy, chúng ta có các vấn đề về quy trình, thủ tục, con người. Trong khi đó, thi trên máy sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất, máy tính, mạng lưới điện…
Với hình thức thi truyền thống, chúng ta đã có bề dày kinh nghiệm; hầu hết cán bộ quản lý chất lượng, tuyển sinh, đào tạo có đủ kinh nghiệm để xử lý vấn đề nảy sinh, hay có kế hoạch cho những tình huống phát sinh. Nhưng thi trên máy phức tạp hơn ở chỗ không phải các cán bộ đều có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin để xử lý được mọi tình huống, mà đòi hỏi phải đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
Nhưng thông thường, đội ngũ cán bộ kỹ thuật lại chuyên về công nghệ thông tin và phần mềm nhiều hơn là quy trình, nghiệp vụ. Cho nên, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa 2 bộ phận, hoặc đòi hỏi cán bộ phải đồng thời am hiểu cả nghiệp vụ và kỹ năng công nghệ là việc khó. Nhưng điều đó, cùng với thời gian, tôi tin chúng ta sẽ tích lũy dần, không thể đòi hỏi một sớm, một chiều.
- GS có thể chia sẻ cụ thể hơn về giải pháp có thể tháo gỡ những khó khăn này?
- Chúng ta có lộ trình từng bước, từ quy mô nhỏ, thử nghiệm ở cơ sở giáo dục có kinh nghiệm. Sau đó, tổ chức các đợt tập huấn, cũng như xây dựng văn bản hướng dẫn để có sức lan tỏa nhiều hơn. Điều quan trọng, chỉ nên triển khai khi cơ sở, trung tâm nào thực sự đáp ứng được yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật, khách quan, không lấy mục tiêu số lượng trong thời gian đầu.
- ĐHQG Hà Nội có sự chuẩn bị gì để đón đầu hình thức thi trên máy?
- ĐHQG Hà Nội đã tổ chức trên máy ở quy mô tương đối lớn những năm 2015 -2016 và chúng tôi vẫn đang duy trì các hình thức đánh giá với khoảng 30 – 40 nghìn sinh viên hàng năm. Nên việc thi trên máy tính ở ĐHQG Hà Nội không là vấn đề gì khó khăn. Có thể nói, chúng tôi hoàn toàn hội tụ đủ điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, con người, kinh nghiệm tổ chức, cũng như ban hành văn bản trong áp dụng triển khai thi trên máy.
- Xin cảm ơn GS!
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Không phải nói là làm được ngay
Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi, xét tốt nghiệp THPT giai đoạn 2015-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, toàn bộ quá trình đổi mới kỳ thi được nhìn nhận khách quan, kỹ lưỡng và kế hoạch cho những năm tiếp theo được đề ra cụ thể.
Những chuẩn bị cho việc tiến tới thi trên máy tính cũng được tính đến, nhưng theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh, quá trình này cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, năm 2020, công tác tổ chức thi đã chắt lọc, kế thừa tất cả thành tựu giai đoạn trước đó, vừa đúng Luật vừa phù hợp thực tiễn.
"63 địa phương đã làm hết trách nhiệm và rất sáng tạo, đảm bảo mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn kỳ thi vừa an toàn trong dịch bệnh", ông Trinh ghi nhận và cho rằng, sự phối hợp giữa các bên cùng năng lực tổ chức thi của các địa phương gia tăng là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức kỳ thi giai đoạn tới đây.
Tổng kết giai đoạn thi từ 2015-2020, ông Mai Văn Trinh đúc rút 3 bài học căn bản, đó là: Kiên định mục tiêu, vốn là thử thách lớn nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Đảm bảo nguyên tắc về tính khoa học, thực tiễn và khả thi; Phân định trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân.
"Thành công này mới chỉ là ban đầu. Chúng ta duy trì tâm thế này, quyết tâm này, trách nhiệm này, mới có thể làm tốt trong những năm tiếp theo", Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Lộ trình thi trên máy tính cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: VNU
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, định hướng kỳ thi giai đoạn 2021-2025 cần được tính toán từng bước để chủ động thực hiện, tăng cường khắc phục lỗi kỹ thuật và ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn. Phương thức thi căn bản ổn định như năm 2020, đặc biệt, năm 2021 ổn định như năm 2020; đồng thời nỗ lực điều chỉnh kỹ thuật tốt hơn, đảm bảo không ảnh hưởng tới học sinh, giáo viên và xã hội.
Trong đó, cần thực hiện hai nhiệm vụ lớn là tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi phong phú, chuẩn hóa để sử dụng hiệu quả hơn nữa; tăng cường ứng dụng CNTT theo hướng đưa dần hình thức thi trên máy tính vào kỳ thi. Hình thức thi trên máy tính đồng thời với việc khai thác các Trung tâm khảo thí quốc gia, khai thác các trường ĐH và các tổ chức, cá nhân có đủ nguồn lực để hình thành trung tâm khảo thí.
"Nói vậy không phải là chúng ta làm được ngay. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian, cần tính toán, chuẩn bị kỹ, sớm thí điểm ở những địa phương đáp ứng điều kiện và dần mở rộng. Đảm bảo sự tương đồng giữa hai hình thức thi và không gây bất an cho xã hội", ông Trinh lưu ý.
Ông Nguyễn Tiến Thảo, GĐ Trung tâm khảo thí, Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN cho rằng: Thi trên máy và thi trên giấy không đơn thuần là lấy mô hình trên giấy để số hóa mà cần quy định rõ ràng bằng các văn bản pháp quy. Ta lấy ví dụ, như thi trên máy sẽ có yêu cầu tối thiểu đơn giản như số lượng đề, ma trận đề, tỷ lệ sẽ khác.
Thí sinh có thể thi nhiều lần trong một năm, do đó, đề thi phải có tính phân loại và tính không trùng lặp cao, đồng thời, đảm bảo tính cân bằng, tương thích trong hệ số tương quan cho phép. Hệ thống phần mềm cũng cần đảm bảo tính khách quan, trung thực, an toàn, bảo mật. Bên cạnh đó, cách thức xét tốt nghiệp, thời gian công nhận kết quả thi ra sao cũng phải tính toán phù hợp mục đích xét tốt nghiệp và cung cấp cơ sở để xét tuyển sinh.
Trong bất cứ kỳ thi nào, dù là kỳ thi trên giấy hay trên máy tính, truyền hình,... đều có những vấn đề kỹ thuật, sự cố có thể xảy ra. Do đó, cần phải tính toán kỹ lưỡng, với lộ trình từng bước, áp dụng thí điểm, tập huấn, xây dựng các văn bản cụ thể. Tôi cho rằng, lộ trình mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng rất cụ thể, chi tiết và tránh gây sốc cho thí sinh.
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Thí điểm để mở rộng Để triển khai thí điểm việc thi tốt nghiệp THPT trên máy tính rất cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều nội dung. Đặc biệt, phải đảm bảo tính khả thi, không gây bất bình đẳng giữa thí sinh thi trên máy tính và thi trên giấy truyền thống. Giờ học toán của học sinh trường THPT Trần Nhân Tông. Ảnh: Hải Linh Bộ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát 113 bắt nóng đối tượng trộm xe ôtô lúc nửa đêm
Pháp luật
15:07:21 12/05/2025
Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?
Thế giới
15:06:47 12/05/2025
Rosé đập tiền 'phục thù' mang tỷ đô lên MV, vẫn bị fan chê giọng hát 'tụt dốc'
Sao châu á
14:53:29 12/05/2025
Hậu concert D6: Isaac - Hùng Huỳnh làm fanmeeting, 1 Anh trai bất ngờ "lên thớt"
Sao việt
14:50:27 12/05/2025
Holy Night: Đội săn quỷ nhưng chưa săn trúng cảm xúc
Phim châu á
14:46:57 12/05/2025
Ngày 13/5 may mắn vẫy gọi: 3 chòm sao "bật chế độ thần tốc", tiền tài sự nghiệp tình duyên đều nở hoa
Trắc nghiệm
14:45:20 12/05/2025
10 nữ thần mặt mộc đẹp nhất Hàn Quốc: Song Hye Kyo xếp thứ 2, hạng 1 nhan sắc thắng đời tuyệt đối
Hậu trường phim
14:37:09 12/05/2025
Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa
Du lịch
14:22:41 12/05/2025
Ca khúc nổi tiếng nhất của Shakira suýt nữa đã có một cuộc đời khác
Nhạc quốc tế
14:22:26 12/05/2025
Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản 2025 lần đầu tiên "gọi tên" nghệ sĩ Việt Nam
Nhạc việt
14:19:23 12/05/2025