Thiết bị hứa hẹn giúp Trái đất tránh đòn ‘không kích’ của các tiểu hành tinh
Tại Đại học Kỹ thuật Riga (Latvia), một đội ngũ các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu công nghệ mới với hy vọng một ngày không xa có thể bảo vệ Trái đất trước nguy cơ bị các tiểu hành tinh tấn công.
Mô phỏng bộ đôi tàu thăm dò xung quanh tiểu hành tinh Didymos ESA
Những bộ đếm giờ với độ chính xác cao của công ty khởi nghiệp Eventech (Latvia) hiện đang được sử dụng để theo dõi các vệ tinh. Tuy nhiên, các kỹ sư của hãng đang tập trung nghiên cứu phiên bản ứng dụng cho những sứ mệnh du hành dài ngày trong vũ trụ.
Trong năm nay, Eventech đã thắng thầu hợp đồng của Cơ quan không gian châu Âu (ESA), theo đó chế tạo các bộ đếm giờ dùng để nghiên cứu xác suất đổi hướng một tiểu hành tinh trước khi nó có thể áp sát Trái đất ở khoảng cách nguy hiểm.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch triển khai giai đoạn đầu của sứ mệnh AIDA, với mục tiêu phóng tàu thăm dò DART bằng tên lửa Falcon 9 vào ngày 22.7.2021.
Tàu DART, trọng lượng 500 kg mang theo camera, sẽ tiến đến một tiểu hành tinh tên Didymos. Khi đến nơi, con tàu sẽ đâm vào bề mặt tiểu hành tinh, cố gắng đẩy bật nó khỏi hành trình hiện tại mà nếu giữ nguyên thì Didymos sẽ đến gần Trái đất vào năm 2123.
Video đang HOT
Các bộ đếm giờ do Eventech chế tạo để chuẩn bị cho sứ mệnh HERA tiếp nối, dự kiến sẽ được phóng sau đó 5 năm, nhằm xác định liệu sứ mệnh đầu tiên có thành công hay không.
“Công nghệ của chúng tôi sẽ theo sau tàu thăm dò thứ hai của ESA là HERA, nhằm tiến hành các đo đạc để xác định liệu cú đâm đầu tiên của DART vào Didymos có đẩy bật nó khỏi hành trình hiện tại hay không”, Hãng tin AFP hôm 2.12 dẫn lời kỹ sư Imants Pulkstenis của Eventech.
Các bộ đếm giờ của Eventech có nguồn gốc từ thời Liên Xô, vào thời điểm vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người là Sputnik được phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.
Chúng tính toán thời gian cần thiết cho một xung động của ánh sáng di chuyển đến một vật thể trên quỹ đạo và quay lại.
Những thiết bị của Eventech có thể ghi nhận những kết quả đo đạc trong vòng một pico giây (tức một phần nghìn tỉ của giây), cho phép các nhà thiên văn học chuyển đổi thước đo thời gian thành thước đo khoảng cách với độ chính xác lên đến hai milimét.
Mỗi năm chỉ có khoảng 10 bộ đếm giờ được chế tạo và chúng được sử dụng trong các đài thiên văn trên khắp thế giới. Và Eventech đang đặt mục tiêu xa hơn.
“Không hề có tín hiệu GPS trên các hành tinh khác, nên bạn buộc phải mang theo thiết bị đo riêng khi di chuyển trong không gian”, kỹ sư Pulkstenis cho biết.
Tiểu hành tinh giống Mặt trăng nấp sau sao Hỏa
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện một tiểu hành tinh gần sao Hỏa với thành phần rất giống với Mặt trăng của chúng ta. Tiểu hành tinh có ký hiệu là (101429) 1998 VF31.
Nó có thể là một mảnh Mặt trăng bị vỡ ra trong quá trình va chạm vũ trụ, trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt trời.
Các tiểu hành tinh - đúng hơn là các tiểu hành tinh trojan của sao Mộc là nhóm gồm hàng nghìn vật thể quay trên quỹ đạo sao Mộc, tập trung chủ yếu ở hai điểm Lagrange cân bằng bền (L4 và L5).
Các nhà khoa học so sánh tình trạng đó với đàn cừu đi theo người chăn cừu. Các tiểu hành tinh cũng bị "cầm tù" trong các trường hấp dẫn của những "nguời chăn cừu" của chúng. Phần lớn các tiểu hành tinh trojan "đi theo" sao Mộc.
Tuy nhiên, một số hành tinh khác cũng có tiểu hành tinh trojan riêng. Chẳng hạn như sao Hỏa có 9 tiểu hành tinh trojan. Các nhà khoa học rất quan tâm tới các tiểu hành tinh trojan, bởi chúng là tàn dư của thời kỳ Hệ Mặt trời non trẻ. Đó là những gì còn sót lại từ vật chất tạo nên Thái Dương hệ.
Nghiên cứu mới được công bố bởi một nhóm các nhà khoa học Italy, Bulgaria và Mỹ làm việc tại Đài quan sát và Cung thiên văn Armagh (AOP) ở Bắc Ireland. AOP đang nghiên cứu các tiểu hành tinh trojan sao Hỏa để hiểu rõ hơn về lịch sử ban đầu của Hệ Mặt trời, đồng thời có thể tìm ra các trojan có "người chăn dắt" là Trái đất.
Thật trớ trêu là các trojan sao Hỏa dễ tìm thấy hơn trojan Trái đất. Đó là do nếu Trái đất có các tiểu hành tinh trojan trên quỹ đạo thì các tiểu hành tinh trojan này luôn ở rất gần Mặt trời, tại những nơi mà kính thiên văn không thể phát hiện ra chúng.
Mười năm trước, giới khoa học tuyên bố phát hiện một trojan Trái đất với ký hiệu là 2010 TK7. Tuy nhiên, mô hình máy tính sau đó cho thấy vật thể này chỉ là một "du khách tạm thời" đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, chứ không phải là "tàn dư lịch sử" từ quá trình hình thành Trái đất.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ X-SHOOTER đặt tại Chile để tìm hiểu thành phần của các trojan theo sau sao Hỏa. Kính thiên văn theo dõi sự phản xạ ánh sáng từ bề mặt tiểu hành tinh, nhờ đó các nhà khoa học có thể xác định thành phần của tiểu hành tinh.
Bằng cách so sánh quang phổ với các thiên thể khác của Hệ Mặt trời với thành phần đã biết, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ xác định được liệu tiểu hành tinh này được làm từ vật liệu tương tự như các hành tinh đá như Trái đất hay nó là một mảnh vật chất giàu carbon và nước từ bên ngoài Hệ Mặt trời, ở phía sau sao Mộc.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét tiểu hành tinh (101429) 1998 VF31. Dữ liệu trước đó cho thấy nó được cấu tạo chủ yếu từ chondrite - điều này không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, lần này, các nhà khoa học đã thu thập được dữ liệu mới, chi tiết nhất từ trước đến nay. Sau khi phân tích quang phổ, họ thấy rằng bề mặt của tiểu hành tinh 101429 tương tự như bề mặt của Mặt trăng.
Vậy, tiểu hành tinh 101429 đến từ đâu? Các nhà khoa học cho biết 101429 có thể là một tiểu hành tinh chondrite thông thường, đã có được "hình dạng Mặt trăng" sau hàng tỷ năm bị xói mòn bởi bức xạ Mặt trời.
Cũng có khả năng là tiểu hành tinh đến trực tiếp từ Mặt trăng. Tác giả chính của công trình nghiên cứu, Tiến sĩ Apostolos Christou, cho biết Hệ Mặt trời trong giai đoạn mới hình thành là một nơi rất nguy hiểm.
"Không gian giữa các hành tinh mới hình thành chứa đầy các mảnh vỡ và va chạm giữa chúng là điều hiển nhiên. Các tiểu hành tinh lớn liên tục va vào Mặt trăng và các hành tinh khác. Một mảnh vụn từ một vụ va chạm với Mặt trăng có thể đã đến quỹ đạo của sao Hỏa" - ông Apostolos Christou nói.
NASA tiếp cận thành công "kẻ thù số 1" của Trái đất Tàu vũ trụ OSIRIS-Rex của NASA đã thành công hạ cách xuống tiểu hành tinh Bennu vào ngày 21/10. Con tàu này đã thu thập khoảng 57g mẫu đất từ bề mặt của tiểu hành tinh Bennu, sau khi đi 205 triệu dặm từ Trái đất. Việc thu thập mẫu đã diễn ra đúng kế hoạch. Ảnh: NASA. Việc hạ cánh thành công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Vì sao một câu cảm ơn của bạn với ChatGPT cũng tiêu tốn cả chục triệu USD và tác động của nó đến môi trường khủng khiếp thế nào?

Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'

Phát hiện kho báu kỳ lạ với hơn 800 cổ vật giữa cánh đồng Anh

Sở thú Hàn Quốc 'đau đầu' vì thú cưng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol

Việt Nam phát hiện loài động vật cực kỳ quý hiếm, có một đặc trưng được ví là "họ hàng" của ma cà rồng

Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội

Cơ trưởng sơ tán hành khách khẩn cấp khi đọc tờ ghi chú trong nhà vệ sinh

Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng

Người phụ nữ 50 tuổi bỏ chồng rồi kết hôn với thanh niên 30 tuổi

Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy

Nữ bác sĩ tiêm botox nửa khuôn mặt để chứng minh tác hại của cách làm đẹp này
Có thể bạn quan tâm

Có nhà riêng vẫn thuê trọ để lời gần 10 triệu/tháng ở TP.HCM
Netizen
12:56:37 02/05/2025
"Hoa hậu đóng phim nóng" thông báo ly thân chồng doanh nhân, sống cô độc trong biệt thự bạc tỷ
Sao châu á
12:56:26 02/05/2025
Cảnh sát hình sự phát hiện một căn nhà chứa 2 sới bạc
Pháp luật
12:55:35 02/05/2025
Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala
Sao âu mỹ
12:40:49 02/05/2025
Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!
Tin nổi bật
12:35:18 02/05/2025
Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II
Thế giới
12:30:33 02/05/2025
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5
Trắc nghiệm
11:21:44 02/05/2025
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến
Đồ 2-tek
11:18:47 02/05/2025
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon
Sáng tạo
11:09:52 02/05/2025
Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR
Thế giới số
10:51:54 02/05/2025