Thiết kế khóa học online hiệu quả
Để tăng hiệu quả dạy học online, giáo viên nên kết hợp cả hai phương pháp thu video bài giảng cho học sinh, sinh viên tự xem và giảng bài trực tuyến.
Giảng dạy online môn Sinh hóa trong 2 năm, tiến sĩ Ellie Phương D. Nguyễn, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma chia sẻ kinh nghiệm.
Để tăng hiệu quả và hứng thú của học sinh, sinh viên với việc học online, thầy cô có thể kết hợp hai phương pháp vào thiết kế giáo trình dạy và học online để tổng hợp ưu điểm, giảm bớt nhược điểm của mỗi phương pháp. Điều này cũng giúp học sinh chủ động nhiều hơn, giúp giáo viên có thời gian chuẩn bị hoạt động tương tác nhằm tăng sự hứng thú của học sinh với học online.
Có hai phương pháp dạy online phổ biến hiện nay được áp dụng cho cả trình độ phổ thông hay đại học ở Mỹ và nhiều nước. Thứ nhất là phương pháp thu video bài giảng và để học sinh, sinh viên tự xem.
Cách này giáo viên sẽ thu video từng bài học (như bằng Camtasia, Snagit, Zoom) và đưa lên website quản lý của môn học đó theo nội dung từng tuần (như Canvas, MS Team) để học sinh, sinh viên vào tự xem theo trình tự hướng dẫn của giáo viên. Đây cũng là cách tổ chức khóa học online của Coursera hay các đại học lớn ở Mỹ (Havard, MIT, Princeton) mở hiện nay cho mọi người vào học miễn phí.
Ưu điểm:
- Thời gian học linh động và chủ động cho người học, sinh viên, học sinh có thể xem bất cứ lúc nào, xem một hay nhiều lần để hiểu kỹ hơn.
- Giáo viên có thể dùng các video đã thu cho nhiều lớp có cùng một vài nội dung chung, hoặc dùng cho nhiều học kỳ, mỗi kỳ chỉ cần cập nhật hay chỉnh sửa cho phù hợp.
Khuyết điểm:
- Không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, sinh viên trong lúc giảng bài, phù hợp hơn với người có khả năng tự học cao như ở bậc đại học.
- Không kiểm soát được học sinh, sinh viên có xem hết các video hay không.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Mở mục thảo luận bên cạnh mục video bài giảng (Discussion/Chat) để học sinh, sinh viên gửi câu hỏi lên theo từng chủ đề/bài học và giáo viên sẽ vào trả lời câu hỏi để tất cả học sinh, sinh viên vào tham khảo.
Video đang HOT
- Đặt câu hỏi trong bài thi chỉ được đề cập rải rác trong video mà không có trong powerpoint slides.
Ảnh: Globallearn.
Phương pháp thứ hai là giảng bài trực tuyến. Giáo viên lên giờ học cụ thể hàng ngày hoặc hàng tuần để tất cả học sinh, sinh viên trong lớp cùng vào học tại cùng một thời điểm theo lịch học, thông qua phần mềm Zoom, MS Team hay các ứng dụng tương tự.
Ưu điểm: Tương tác trực tiếp, trả lời câu hỏi tại chỗ, giữ được nhịp độ đều đặn như lên lớp.
Khuyết điểm:
- Nếu học trực tuyến liên tục với thời lượng kéo dài hơn một tiếng một lần sẽ khiến học sinh mệt mỏi và giảm hiệu quả tiếp thu.
- Giáo viên phải liên tục quản lý lớp học trong lúc dạy trực tuyến để học sinh không lo ra như chat riêng với nhau, hay tự ý chia sẻ nội dung không phù hợp.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Giáo viên có thể tạm thời tắt tiếng (mute all participants) để dễ tập trung và không bị chi phối bởi tiếng động xung quanh do không phải học sinh nào cũng có phòng riêng yên tĩnh để ngồi học. Giáo viên tắt chức năng chat riêng hay vẽ vào màn hình, chia sẻ màn hình của học sinh trong lúc đang giảng để tránh bị rối.
- Giáo viên hướng dẫn trước cho học sinh, sinh viên dùng các chức năng tương tác như dùng chức năng giơ tay trong Zoom để báo cho giáo viên biết khi có câu hỏi, từ đó biết bật lại tiếng của học sinh đó. Và đặc biệt nên xen kẽ các phần thảo luận khoảng 5-10 phút tùy nội dung để học sinh, sinh viên có thể tương tác đặt câu hỏi trong lúc học sau khi nghe giảng.
Cách thứ ba là kết hợp ưu thế của cả hai phương pháp trên vào thiết kế học online. Cách thức triển khai như sau:
- Đầu tuần giáo viên sẽ đưa các power points slides, video bài giảng, bài tập lên website của lớp cho học sinh tự vào xem theo nội dung từng tuần. Để học sinh tiện theo dõi thì thay vì để một video dài cả tiếng, giáo viên có thể chia mỗi bài học thành nhiều video nhỏ 10-15 phút cho từng mục chính giúp học sinh dễ nắm bắt ý chính của từng video. Giáo viên cũng nên gửi email hay thông báo tóm tắt nội dung học và bài tập, bài kiểm tra cần hoàn tất và thời hạn nộp bài trong tuần.
- Giáo viên mở mục thảo luận và chia sẻ trên website của lớp học để học sinh, sinh viên vào đặt câu hỏi cho giáo viên, hoặc trao đổi thảo luận cho nội dung từng tuần. Khi có câu hỏi của học sinh, giáo viên cần giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời trong vòng một ngày chứ không nên để quá lâu mới trả lời.
- Giữa tuần hoặc sau khi học sinh đã tự xem nội dung học sẽ có 1-2 buổi trực tuyến tầm 40-60 phút/buổi với khung giờ cố định nhằm tóm tắt nhanh nội dung chính của bài học tuần đó, và triển khai các hoạt động tương tác với nhiều yếu tố chuyển đổi và tăng tính thực hành.
Buổi gặp trực tuyến này để giúp đào sâu nội dung học qua các hoạt động thay đổi phong phú như giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi game với nội dung liên quan đến bài học, như mỗi lần trả lời đúng câu hỏi trong bài sẽ được thưởng hay lên level trong trò chơi. Vì vậy học sinh sẽ có động lực tự xem bài giảng trước để có thể tham gia tốt và hiệu quả các hoạt động tương tác này. Việc học thông qua các hoạt động tương tác sẽ tăng hứng thú học online cho học sinh.
- Cuối tuần sẽ có một buổi ôn tập trực tuyến trong khoảng 40-60 phút để giải đáp thắc mắc của học sinh, sửa lỗi sai thường gặp, nhằm chuẩn bị cho các bài tập hay bài kiểm tra sắp đến, có thể bố trí buổi ôn tập trực tuyến này cách tuần nếu không có nhiều bài kiểm tra. Giáo viên sẽ nghe phản hồi của học sinh cho bài học tuần vừa qua và thông báo những gì cần chuẩn bị cho tuần tới.
Nếu tuần sau có bài thi lớn thì tuần trước đó cần nhắc nhở để học sinh chuẩn bị và sắp xếp, đồng thời cung cấp hướng dẫn ôn tập trước một tuần cho bài thi sắp đến để học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài thi.
TS Ellie Phương D. Nguyễn
Năm lý do cần sớm công bố phương án thi quốc gia
Sau khi học sinh đi học, ngoài việc dạy kiến thức, nhà trường phải mất thời gian rà soát kết quả học từ xa, điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy cho hợp lý.
Ảnh minh họa
Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên trường THPT Bình Hưng Hòa, TP HCM, đưa ra năm khó khăn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm công bố phương án thi.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 ngày 10/4, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết nếu dịch được kiểm soát, học sinh đi học chậm nhất trước ngày 15/6 thì kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra vào 8-11/8. Nhưng nếu đi học chậm hơn, học sinh tiếp tục học trực tuyến thì Bộ sẽ báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có phương án thi phù hợp.
Với tính toán của Bộ, học sinh lớp 12 vẫn còn 3 tuần ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, tính từ thời điểm kết thúc năm học 15/7. Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo muộn công bố phương án thi THPT quốc gia thì nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch năm học và tổ chức ôn thi.
Thứ nhất, sau khi học sinh đi học trở lại, song song với việc dạy kiến thức, nhà trường phải mất nhiều thời gian để triển khai các công việc có liên quan. Đó là rà soát việc dạy học online, học qua truyền hình thế nào (số học sinh tham gia, mức độ tiếp thu bài...) để từ đó điều chỉnh nội dung và kế hoạch dạy học cho hợp lý.
Cho dù nhà trường đã dạy học online, học qua truyền hình, mức độ tiếp thu bài của học sinh cũng còn hạn chế vì thiếu tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Hơn nữa, quá trình dạy như thế còn mang tính đại trà, chưa phân hóa được từng nhóm đối tượng và thiếu kiểm tra nên mức độ tiếp thu bài của học sinh giảm đi nhiều. Ngoài ra, vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thiếu điều kiện và phương tiện học tập (máy tính, điện thoại thông minh...) nên việc học bị gián đoạn. Vì thế khi mở trường, giáo viên phải dạy lại chương trình của học kỳ hai.
Thứ hai, theo rà soát chương trình, khối lượng kiến thức phải dạy ở các môn học lớp 12 nhiều nhất là 11 tuần, môn ít nhất cần 4 tuần. Nếu học sinh trở lại lớp từ tháng 5, nhà trường vẫn còn thời gian để dạy học. Tuy nhiên, giả sử sau 15/6 mới đi học trở lại thì việc kết thúc chương trình sẽ rất khó khăn.
Cụ thể, học sinh lớp 12 sẽ thiếu khoảng 8 tuần để học hết chương trình môn Toán, Ngoại ngữ. Đây là hai môn thi trắc nghiệm nên học sinh phải học theo chiều rộng thì mới có thể làm được bài thi theo các mức độ phân hóa của đề từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao.
Chưa kể, nhà trường còn phải tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và hoàn tất điểm. Những môn bố trí nhiều tiết như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ sau khi giảm tải nội dung thì vẫn phải kiểm tra ít nhất 2 cột điểm hệ số 1 và hệ số 2. Mất thêm một tuần để kiểm tra học kỳ II, một tuần chấm bài, vào điểm thì giáo viên không còn thời gian cho việc dạy học trên lớp.
Thứ ba, để ôn tập hiệu quả, tổ chuyên môn cũng cần thêm thời gian xây dựng đề luyện tập sao cho sát với đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi tổ phải ra khoảng 10 đề mẫu cho 5 bài thi thì giáo viên mới có tài liệu hướng dẫn học sinh luyện đề cho quen dần.
Nếu học sinh đi học lại từ đầu tháng 6 thì còn khoảng 5 tuần ôn thi. Khoảng thời gian ít ỏi này, học sinh phải ôn tập chương trình học kỳ I, kỳ II cho 3 bài thi bắt buộc và một bài thi tự chọn (6 môn) là rất cập rập.
Riêng học sinh trường tư thục, vùng xa, mức độ tiếp thu bài của các em cũng rất hạn chế, nên ngoài thời gian ôn tập, giáo viên còn phải dò bài thêm. Như thế, không loại trừ khả năng nhà trường phải tăng tiết hoặc học thêm ngày thứ bảy, chủ nhật, như thế sẽ gây áp lực cho học sinh.
Thứ tư, tình huống học sinh đi học chậm nhất ngày 15/6 thì có thể Bộ sẽ giảm hai tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Nếu Bộ công bố phương án thi sớm, học sinh bớt được 6 môn, chỉ tập trung vào 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) sẽ giúp việc ôn tập nhẹ nhàng hơn.
Cho dù chỉ ôn tập 3 môn, với thời gian ít ỏi như vậy, học sinh cũng còn đó không ít khó khăn. Chẳng hạn môn Ngữ văn học kỳ I có những bài khá dài như "Tây Tiến" (Quang Dũng), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Đất Nước" (Nguyễn Khoa Điềm), "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)... cũng phải mất cả tháng để ôn tập nếu một tuần học 5 tiết.
Thứ năm, nhiều năm qua, kỳ thi THPT quốc gia chỉ nhằm xét tốt nghiệp phổ thông nhưng đa phần các trường đại học vẫn dựa vào kết quả này để xét tuyển. Nếu năm nay vì dịch bệnh kéo dài không thể tổ chức được kỳ thi thì Bộ cũng nên có những hướng dẫn chi tiết để các trường đại học chủ động trong tuyển sinh.
Ví dụ trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã thông báo, ngoài xét tuyển dựa trên kết quả THPT quốc gia và xét tuyển thẳng, năm nay trường còn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Kỳ thi tuyển sinh này được thực hiện song song, độc lập với các phương thức còn lại. Hoặc nhiều trường đại học ở phía Nam cũng đang tính đến chuyện lấy kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM để xét tuyển nếu Bộ không tổ chức thi THPT quốc gia.
Hiện nay dịch bệnh Covid-19 ở trên thế giới và Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ở Hà Nội và TP HCM, vì thế thời gian mở trường trở lại cũng chưa thể một sớm một chiều. Vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án thi THPT quốc gia để trường THPT có kế hoạch dạy học cho phù hợp và trường đại học không bị động, lúng túng trong việc tuyển sinh năm nay.
Mỗi năm học có 35-37 tuần, nhưng năm nay 22 triệu học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19. Hiện, 40 tỉnh thành cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới, số còn lại cho nghỉ đến giữa tháng 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hai lần điều chỉnh khung thời gian năm học.
Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử học sinh cả nước nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải cắt giảm chương trình học. Hôm 3/4, Bộ đã công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia theo chương trình tinh giản.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài
"A, hô! Cô giáo mày già thế cơ à?" Người ta tổ chức dạy học online lớp 1 để làm gì? Vì chất lượng hay vì phong trào?. Nếu vì chất lượng thì hãy chấm dứt kiểu dạy và học online lớp 1 như hiện nay Chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của những người bạn, người thân và cả những đồng nghiệp đang dạy tại Thành phố Hồ Chí...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025