Thiết lập hàng rào kiểm duyệt nội dung cho thương mại điện tử
Dự thảo Luật Thương mại điện tử siết chặt kiểm duyệt nội dung từ đầu vào, phân định rõ trách nhiệm theo loại hình nền tảng.
Kiểm duyệt chặt chẽ từ gốc
Dự thảo Luật Thương mại điện tử đang đặt nền móng cho một cơ chế kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt hơn, nhằm thiết lập môi trường kinh doanh trực tuyến công khai, minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng. Một trong những điểm nổi bật là việc phân định rõ trách nhiệm kiểm duyệt nội dung theo từng loại hình nền tảng từ trung gian, kinh doanh trực tiếp đến nền tảng tích hợp đa dịch vụ và các nền tảng quy mô lớn.
Theo dự thảo, các chủ thể vận hành nền tảng trung gian và mạng xã hội có hoạt động thương mại sẽ phải thực hiện kiểm duyệt nội dung trước khi hiển thị, thay vì chỉ phản ứng sau khi có vi phạm. Đây là thay đổi quan trọng, đòi hỏi các nền tảng phải đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, bộ phận kiểm duyệt và các công cụ AI để rà soát hiệu quả.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử chiều 30/6, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) cho rằng, việc xếp mạng xã hội vào nhóm nền tảng trung gian là không hợp lý vì đặc thù hoạt động khác nhau. Đại diện USABC đề xuất nguyên tắc “trách nhiệm phải tương xứng với quyền lợi và tính năng”, tránh gây gánh nặng không công bằng cho các chủ thể không chuyên về thương mại điện tử.
Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử. Ảnh: Cấn Dũng
Ngoài ra, các nền tảng này phải có cơ chế xác thực danh tính người bán với người trong nước là xác thực điện tử, còn người bán nước ngoài là hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự. Khi phát hiện vi phạm hoặc nhận yêu cầu từ cơ quan quản lý, các nền tảng phải gỡ bỏ nội dung sai phạm trong vòng 24 giờ. Đồng thời, họ phải phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác điều tra, xử lý tranh chấp, và có thể bị liên đới bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Video đang HOT
Đối với nền tảng trực tiếp kinh doanh sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ, yêu cầu về kiểm duyệt, hiển thị thông tin sản phẩm đúng quy định và phản ứng nhanh trước vi phạm cũng được áp dụng tương tự. Nền tảng tích hợp đa dịch vụ, nơi kết nối hoặc tích hợp nhiều nền tảng khác có trách nhiệm gỡ bỏ nền tảng liên kết có dấu hiệu vi phạm trong 24 giờ, bảo đảm không trở thành điểm trung chuyển của hành vi sai trái.
Chia sẻ với báo chí, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, vấn đề đặt ra là làm sao để quy định rõ trách nhiệm, nâng cao vai trò của chủ sàn thương mại điện tử trong việc xử lý các khiếu nại từ phía người tiêu dùng, cũng như nâng cao trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được giao dịch trên sàn.
“Tổ chuyên gia cân nhắc đến việc yêu cầu các chủ sàn có cơ chế phản hồi chủ động trong thời gian ngắn nhất với các trường hợp hàng hóa có lỗi, đặc biệt là gửi thông báo trực tiếp đến những người tiêu dùng đã từng mua sản phẩm lỗi đó, nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải đầy đủ, kịp thời và hướng dẫn rõ ràng về quy trình đổi, trả hàng”, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh.
Với các nền tảng trung gian có quy mô lớn, dự thảo đặt ra thêm nhiều yêu cầu đặc thù. Trước hết là việc xây dựng hệ thống xử lý khiếu nại trực tuyến; tiếp đến là thiết lập cơ chế kiểm soát, giải trình việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong gợi ý, hiển thị nội dung cho người dùng nhằm ngăn hiện tượng “thao túng bằng thuật toán”. Đồng thời, nền tảng phải có giải pháp ngăn giao dịch giả mạo, và khi được yêu cầu, phải cung cấp dữ liệu giao dịch, thuật toán liên quan cho cơ quan chức năng.
Cũng liên quan đến nền tảng trung gian, tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, dự thảo hiện định nghĩa “nền tảng thương mại điện tử trung gian” là nền tảng cho phép nhiều bên đăng ký tài khoản.
“Cách định nghĩa này chưa phản ánh rõ yếu tố “trung gian” vốn là đặc trưng cốt lõi của mô hình. Nếu không làm rõ yếu tố trung gian, sẽ dẫn đến tình trạng một số mô hình vừa thuộc nền tảng trung gian, vừa thuộc nhóm nền tảng tích hợp đa dịch vụ”, đại diện VECOM nhấn mạnh.
Những quy định này cho thấy một cách tiếp cận chủ động và có hệ thống, chuyển trách nhiệm từ cơ quan quản lý sang chính các đơn vị vận hành nền tảng, coi họ là người gác cổng thông tin đầu tiên.
Xây dựng “blacklist” hành vi cấm
Bên cạnh cơ chế kiểm duyệt chung, dự thảo Luật Thương mại điện tử cũng đặc biệt chú trọng tới các loại hình nội dung đang có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng và thị trường như livestream bán hàng và đán.h giá sản phẩm.
Các nền tảng cả trực tiếp lẫn trung gian có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu livestream (bao gồm hình ảnh, âm thanh) trong ít nhất 3 năm để phục vụ kiểm tra, đối chiếu khi cần. Người thực hiện livestream nếu có hoạt động tiếp thị liên kết phải công bố hoặc ủy quyền cho nền tảng công bố thông tin được tài trợ. Họ cũng phải minh bạch về giá, thông tin sản phẩm, tuân thủ quy định quảng cáo, khuyến mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần phân biệt rõ dữ liệu livestream bán hàng với dữ liệu livestream thông thường, đề xuất yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử phải lưu trữ riêng biệt nội dung có chức năng bán hàng trực tuyến.
Dự thảo Luật Thương mại điện tử cũng đặc biệt chú trọng tới các loại hình nội dung đang có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng và thị trường như livestream bán hàng và đán.h giá sản phẩm. Ảnh minh họa
Dự thảo yêu cầu các nền tảng phải hiển thị đầy đủ và chính xác các đán.h giá hợp pháp của người mua. Việc xóa hoặc làm sai lệch phản hồi chỉ được phép nếu đán.h giá vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đặc biệt, người viết đán.h giá có liên quan đến tiếp thị liên kết cũng phải công bố nguồn tài trợ, giúp người tiêu dùng có cái nhìn khách quan hơn.
Ngoài ra, các nền tảng không được tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục cấm, bao gồm hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc can thiệp nhằm ngăn cản người tiêu dùng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử khác cũng là hành vi bị cấm. Đặc biệt, dự thảo yêu cầu các nền tảng không được sử dụng thuật toán hoặc các biện pháp kỹ thuật để ưu tiên hiển thị sản phẩm, hàng hóa một cách thiếu minh bạch, hay làm sai lệch, che giấu các phản hồi tiêu cực của người tiêu dùng mà không công khai tiêu chí lựa chọn.
Để bảo đảm công bằng, dự thảo yêu cầu xây dựng hệ thống giải quyết khiếu nại nội bộ thân thiện người dùng, trong đó quyết định xử lý không chỉ dựa vào hệ thống tự động mà cần sự giám sát bởi nhân sự chuyên môn, tránh tình trạng máy móc gây oan sai cho các bên liên quan. Việc xử lý phải nhanh chóng, không phân biệt đối xử, dựa trên dữ liệu giao dịch điện tử và đúng quy định pháp luật.
Trung Quốc mạnh tay triệt hàng giả trên các sàn thương mại điện tử
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc mở rộng cuộc kiểm soát sang các doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử, hứa hẹn trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với việc bán hàng giả.
Trung Quốc bổ sung hình phạt dành cho những người bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng luật thương mại điện tử của nước này
Theo South China Morning Post, Cục Quản lý nhà nước về quy chế thị trường (SAMR) của Trung Quốc hôm 1.9 công bố bản dự thảo sửa đổi, đề xuất quy định chi tiết và bổ sung hình phạt dành cho những người bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng luật thương mại điện tử của nước này, bao gồm khả năng thu hồi giấy phép kinh doanh trực tuyến.
Đề xuất sửa đổi được đưa ra giữa lúc các cơ quan quản lý, bao gồm SAMR, đang liên tục thắt chặt quy định hoạt động đối với các hãng công nghệ lớn và các doanh nghiệp internet. Tân Hoa xã hồi tháng 3.2021 cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn để làm sạch thị trường mua sắm trực tuyến và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh.
Luật thương mại điện tử đầu tiên được thông qua vào năm 2018 và có hiệu lực vào năm 2019, với mục đích làm sạch "danh tiếng" Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng giả và hàng nhái chính cho thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Luật đưa ra những yêu cầu về việc đăng ký và cấp phép cho các nhà khai thác thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thuế.
Luật cũng quy định tất cả các nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm liên đới với người bán về việc bán hàng giả, hàng nhái trên trang web của họ. Nền tảng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu biết người bán trên trang web đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như xóa, chặn liên kết hoặc dừng giao dịch.
Theo luật, các nhà khai thác thương mại điện tử lớn như Alibaba Group Holding và Pinduoduo có thể bị phạt tới 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 309.400 USD) đối với trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng. Trước khi luật có hiệu lực vào năm 2019, những người bán hàng trực tuyến chỉ phải chịu trách nhiệm khi bị phát hiện bán sản phẩm giả.
Tháng 4.2021, nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alibaba đã phải trả số tiề.n phạt 2,8 tỉ USD, chiếm khoảng 4% doanh thu nội địa năm 2019 của công ty. Mức phạt kỷ lục được đưa ra sau khi một cuộc điều tra xác định Alibaba đã lạm dụng vị trí thị trường của mình trong nhiều năm.
Năm ngoái, SAMR cũng phạt Tmall của Alibaba, JD.com và Vipshop vì những bất thường về giá, sau khi người tiêu dùng phàn nàn các nền tảng này đã tăng giá trước khi giới thiệu chiết khấu, tham gia vào các chương trình khuyến mãi gian lận và lôi kéo người tiêu dùng mua hàng trong dịp lễ hội mua sắm Ngày Độc thân.
Dự kiến vận hành Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử từ tháng 11/2022 Dự kiến trong tháng 11/2022 sẽ triển khai chính thức Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử để các sàn thương mại điện tử có thể thực hiện khai và nộp thuế thay cho người bán hàng. Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đang nâng cấp hệ thống dịch vụ thuế điện tử, trong đó có bổ sung Cổng...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft tự tin với 'siêu trí tuệ y tế', chẩn đoán vượt trội hơn bác sĩ

Siri sẽ dùng sức mạnh của ChatGPT?

Màn hình xanh "chế.t chóc" trên Windows sắp biến mất

Microsoft xác nhận Windows 11 25H2: Cơn ác mộng 'cài lại win' sẽ không còn nữa?

One UI 8 'ế khách' so với One UI 7

Thay đổi giúp ảnh tải lên Facebook đẹp hơn

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Samsung sẽ 'hy sinh' S Pen để tăng thời lượng pin điện thoại Galaxy?

Apple sắp có thay đổi với logo 'táo khuyết' của iPhone 17

Microsoft mang niềm vui bất ngờ cho người dùng Windows 10

Google công bố Offerwall bù đắp thu nhập cho báo chí trước làn sóng AI

DeepSeek hoãn ra mắt AI mới
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Trần bất ngờ bật khóc trước cả trăm người, lý do ai nghe cũng đồng cảm
Hậu trường phim
23:56:33 01/07/2025
NSND Trịnh Kim Chi bikin.i nóng rực, ca sĩ Uyên Trang gặp tình trạng đáng lo
Sao việt
23:43:30 01/07/2025
Đạo diễn Trung Lùn: 'Làm giàu với ma 2' chất lượng gấp 5 lần phần 1
Phim việt
23:36:14 01/07/2025
Scarlett Johansson từng phải đóng những vai 'làm nền' trước khi nổi tiếng
Sao âu mỹ
23:11:44 01/07/2025
Bác sĩ cứu b.é gá.i nguy kịch trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội được khen thưởng
Sức khỏe
23:09:15 01/07/2025
Cách nuôi con kín tiếng lạ thường của tỷ phú Jeff Bezos
Thế giới
23:09:06 01/07/2025
Cô gái 9X chưa yêu ai từ chối hẹn hò nam kỹ thuật viên hơn 10 tuổi
Tv show
23:08:17 01/07/2025
Tin người phụ nữ "đầu tư ở Bờ Biển Ngà", người đàn ông mất 2,9 tỷ đồng
Pháp luật
23:05:50 01/07/2025
Mưa lũ lớn, đề nghị Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh sẵn sàng hộ đê
Tin nổi bật
23:05:48 01/07/2025
Xó.t x.a nữ diễn viên từng ngủ ngoài công viên, chạy xe công nghệ kiếm sống
Nhạc việt
22:56:57 01/07/2025