Thiếu giáo viên Tin học: Linh hoạt tìm giải pháp riêng
Theo Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới ở bậc TH, Tin học sẽ trở thành môn bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 5. Như vậy, đòi hỏi các địa phương, nhà trường phải rốt ráo chuẩn bị cả cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Đây thực sự là thách thức không nhỏ trong bối cảnh ngành Giáo dục ở nhiều địa phương đang thực hiện giảm biên chế, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, đội ngũ GV chưa đủ theo biên chế.
Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc trong CTGDPT mới. Ảnh: Đức Trí
Nan giải “bài toán” GV và trang thiết bị
Cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho – xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết: 1 năm nữa sẽ thực hiện CTGDPT mới song các điều kiện cần và đang có tại trường vẫn chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu chung.
Thầy giáo Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý, huyện Mường Lát – Thanh Hóa cũng đầy trăn trở khi chia sẻ: Toàn trường có 470 HS, 1 điểm trường chính, 8 điểm lẻ. Trong tổng số 35 CB, GV (còn thiếu 4 GV theo biên chế) thì môn Tin học không có GV nào. Ngay tại điểm trường trung tâm cũng đang thiếu các phòng chức năng, máy tính để dạy và học Tin học. Việc huy động xã hội hóa đầu tư mua máy móc nằm ngoài khả năng của BGH nhà trường.
Trường PTDTBT TH Cán Tỷ – xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cũng không nằm ngoài thách thức chung. Thầy Phạm Thanh Tuyên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường thiếu cả giáo viên dạy Tin họclẫn trang thiết bị để triển khai môn học này. Phòng học chức năng không có. 53 CB, GV, NV toàn trường đang chung nhau sử dụng 2 máy tính để triển khai mọi hoạt động của nhà trường.
Năm học tới, khi chính thức triển khai CTGDPT mới sẽ có khoảng 400 HS của 3 khối lớp 3, 4, 5 học môn Tin học, nhưng ở thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa “thấy” nguồn kinh phí để đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị. Các khoản ngân sách giáo dục thì eo hẹp; việc xã hội hóa giáo dục ở những địa phương vùng khó gần như không thể. Tất cả đều trông chờ vào sự đầu tư của huyện cũng như các tổ chức, cá nhân hảo tâm…
Có thể nói, tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Theo ông Phạm Thanh Hải – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Việc bổ sung hàng chục GV ở bộ môn này trong thời gian tới không dễ dàng. Cho dù hiện tại toàn huyện có 33 trường học với tổng số hơn 16.000 HS mà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tin học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Cả ngành mới có 3 GV Tin học. Đội ngũ GV môn Tin học tại huyện Vân Hồ đang thiếu trầm trọng về số lượng, chưa nói tới chất lượng.
Video đang HOT
Tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Ảnh minh họa/ INT
Thời đại 4.0 nhưng môn Tin học nhiều năm nay không thể triển khai vì trường “trắng” cả GV lẫn trang thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính để phục vụ công tác văn phòng. Cũng thương và lo lắng cho HS vì không được tiếp cận với công nghệ thông tin từ sớm… nhưng “lực bất tòng tâm” dù nhu cầu học Tin học của HS không ít…
Cô Trần Thị Hằng
Gỡ khó trước giờ “G”
Đáp ứng đủ số lượng GV còn thiếu; bổ sung vị trí việc làm GV môn Tin học là đòi hỏi tất yếu khi chuẩn bị triển khai CTGDPT mới. Tuy nhiên, để tháo gỡ hết các khó khăn này trong khoảng thời gian ngắn và cùng lúc là điều gần như không thể đối với các địa phương, nhà trường. Từ những thách thức đó, đòi hỏi ngành GD-ĐT mỗi địa phương phải chủ động, tích cực và linh hoạt triển khai nhiều giải pháp theo cách riêng.
Ví như, tại Trường PTDTBT TH Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), thầy Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: “Lời giải” về chất lượng đội ngũ GV Tin học không quá khó bởi quá trình “dồn điền đổi thửa” trường có thể dôi dư một số lượng nhỏ GV. Nhà trường sẽ lựa chọn số GV có năng lực chuyên môn nhất định với nền tảng tiếng Anh và tin học cơ bản để cử đi đào tạo văn bằng 2 theo chủ trương chung của ngành GD-ĐT huyện Quản Bạ.
Thầy Tuyên tự tin khẳng định: “GV được cử tham gia khóa đào tạo ngắn hạn chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn giảng dạy. Bởi các thầy cô được cử đi đào tạo đều là những GV trẻ, có nền tảng nhất định về tin học, ngoại ngữ. Mặt khác thời gian đào tạo tương đối dài đủ để thầy cô củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức. Kiến thức tin học cho HS tiểu học cũng không quá cao siêu so với năng lực và sự tiếp thu của thầy cô nên không đáng lo lắng về chất lượng đội ngũ GV. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, GV có cơ hội để tự mày mò, trau dồi kiến thức thì trình độ tin học càng mau chóng được lấp đầy và đảm bảo dạy học…”.
Thế nhưng, qua nhìn nhận của những nhà quản lý giáo dục, việc bổ sung biên chế cho đội ngũ GV Tin học trong thời gian tới cho các nhà trường lại không hề dễ dàng. Trưởng phòng GD&ĐT Quản Bạ – ông Nguyễn Trung Thành khẳng định: Việc bổ sung GV Tin học và Tiếng Anh đều là khó khăn lớn cho ngành trong bối cảnh đang tinh giản biên chế.
Ông Hoàng Văn Đồng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cũng cho biết: Tình trạng thiếu GV nói chung của toàn ngành GD-ĐT Mù Cang Chải đang được chính quyền quan tâm, điều chỉnh song chưa thể khỏa lấp so với yêu cầu sử dụng của ngành.
Từ thực tế chuẩn bị các điều kiện thực hiện CTGDPT mới tại địa phương cho thấy tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ dạy môn Tin học khá phổ biến. Chính vì vậy, các địa phương, ban, ngành cần nhanh chóng tập trung nguồn lực để cùng ngành Giáo dục tháo gỡ phần nào các điều kiện để triển khai đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
"Đau đầu" vì thiếu giáo viên - Bài 1: Trường vùng cao thiếu giáo viên nhiều môn học
Đối với các huyện miền núi cao, đặc biệt khó khăn, tỉnh Nghệ An chủ trương ưu tiên bố trí đủ giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng dạy học.
Dù vậy, ở các địa bàn này vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên cục bộ do đặc thù địa bàn rộng, nhiều điểm lẻ. Đặc biệt, nhiều trường tiểu học "trắng" giáo viên Tiếng Anh, Tin học.
Đội ngũ GV Nghệ An có đủ trong những năm tới?
Một thầy dạy... hai trường
Thầy Đinh Văn Minh - giáo viên Mỹ thuật, Trường Tiểu học Môn Sơn 3 (huyện Con Cuông, Nghệ An) nhưng năm học này thầy phải dạy thêm cả ở Trường Tiểu học Chi Khê. Lý do là toàn huyện đang thiếu giáo viên, đặc biệt là các bộ môn năng khiếu, nên nhiều thầy cô giáo phải dạy liên trường. Hai xã Môn Sơn và Chi Khê cách nhau 30 km, trong Trường Tiểu học Môn Sơn 3 có hai điểm lẻ Khe Búng và Co Phạt là nơi sinh sống của bà con tộc người Đan Lai, nằm trong vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát.
"Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV, 2 trường thống nhất thời khóa biểu cho thầy Minh dạy 2 ngày tại Chi Khê và 3 ngày còn lại ở Môn Sơn. Dù vậy, việc đi lại, dạy học của thầy rất khó khăn, vất vả", thầy Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Môn Sơn 3 cho hay.
Cũng theo thầy Tuấn, hiện trường sắp xếp đủ giáo viên để dạy học 2 buổi/ngày với khoảng 28 - 29 tiết/tuần. Tuy nhiên, đối với khối lớp 1 các giáo viên vẫn phải dạy thừa tiết so với định mức lao động, chủ yếu ở các tiết tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Đối với các các huyện miền núi cao, đặc biệt khó khăn như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp..., tỉnh Nghệ An chủ trương ưu tiên bố trí đủ giáo viên cho các trường tiểu học đảm bảo dạy 2 buổi/ngày. Dù vậy, việc bố trí đủ giáo viên trên mới chỉ dừng lại ở con số tính toán tỷ lệ số giáo viên/lớp cơ học, trong khi thực tiễn giáo dục ở những địa phương này lại mang tính đặc thù.
Bà Võ Thị Tuyết Chinh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tương Dương cho hay: Hiện nay, giáo viên trên toàn huyện cơ bản bố trí đủ, trong đó bậc tiểu học duy trì tỷ lệ 1,35 giáo viên/lớp. Các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia dạy học 9 buổi/tuần, những đơn vị còn lại dạy từ 7 - 8 buổi/tuần. Tuy nhiên, khó khăn nhất là số điểm trường lẻ nhiều, số học sinh tại điểm lẻ ít , có những lớp chỉ có 2- 3 học sinh vẫn phải bố trí GV dạy học.
Theo thống toàn huyện có hơn 80 điểm lẻ/21 trường tiểu học. Chưa kể việc di chuyển của giáo viên khó khăn vất vả, nhất là những giáo viên năng khiếu, Tiếng Anh phải đảm nhận tất cả các điểm lẻ. Thời khóa biểu của các nhà trường luôn luôn ở trạng thái động, không cố định. Có những giáo viên dạy ngoại ngữ mỗi tuần phải dạy 40 tiết ở tất cả các điểm lẻ trong trường và cả liên trường.
Ngoài ra, nhiều trường tiểu học của huyện Tương Dương đang tổ chức bán trú dân nuôi cho học sinh. Các công việc như quản lý, tổ chức cho học sinh ăn ngủ trưa, giáo viên cũng phải tham gia mà không có chế độ thù lao. Có trường giáo viên dạy thêm cả ca 3, ca 4 vào buổi tối để phụ đạo kiến thức cho học sinh như ở Lượng Minh, Nhôn Mai... Bởi vậy, huyện vùng cao Nghệ An chưa bao giờ là đủ giáo viên với khối lượng công việc lớn như vậy.
Học sinh vùng cao Nghệ An. Ảnh minh họa/ INT
Thiếu kinh phí hợp đồng giáo viên thỉnh giảng
Năm học 2019 - 2020, Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mới được bố trí 1 giáo viên Tiếng Anh là cô Và Y Dở. Cô Dở tốt nghiệp sư phạm cách đây 5 năm, nhưng mới thi đạt chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Bộ GD&ĐT và trúng tuyển viên chức. Là giáo viên Tiếng Anh người bản địa, cô Dở có thuận lợi để dạy học cho các em học sinh 100% là con em đồng bào Mông. Ban giám hiệu nhà trường cũng hi vọng từ đây các em học sinh được học Tiếng Anh chương trình 10 năm bài bản, đầy đủ.
Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 là một trong bảy trường tiểu học của huyện Kỳ Sơn có giáo viên Tiếng Anh. Những trường còn lại đến nay vẫn "trắng", dẫn đến học sinh không được môn học này. Trường Phổ thông cơ sở Dân tộc bán trú Tà Cạ năm học này có 242 học sinh tiểu học, được bố trí đủ 1,5 giáo viên/lớp. Tuy nhiên, trường không có giáo viên tiểu học dạy Tiếng Anh, Tin học. "Điều này khiến học sinh của chúng tôi thiệt thòi. Bên cạnh đó, trong chương trình phổ thông tổng thể triển khai, học sinh từ lớp 3 trở lên sẽ học 2 môn Tiếng Anh, Tin học mà thiếu giáo viên thì sẽ không triển khai được", thầy Lê Văn Hoàng - Phó Hiệu trưởng nhà trường nói.
Theo ông Phan Văn Thiết - Trưởng phòng GD&ĐT huyện, về tổng thể Kỳ Sơn cơ bản đủ giáo viên. Riêng bậc tiểu học có tỷ lệ 1,36 GV/lớp đảm bảo dạy 2 buổi/ngày với 28 - 30 tiết/tuần. Tuy nhiên, trong số 29 trường tiểu học chỉ có 7 giáo viên Tiếng Anh ưu tiên bố trí cho trường chuẩn quốc gia, và 2 giáo viên Tin học. Điều đáng nói, nhiều năm qua, huyện được cho định biên nhưng vẫn không tìm được người để dạy giáo viên các môn này vì "các vùng thuận lợi hơn họ cũng có nhu cầu và tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh, Tin học", ông Thiết lý giải.
Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn khác. Thầy Hà Văn Huấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Khuông (huyện Tương Dương) cho hay: "Nhiều năm qua, nhà trường đề xuất với Phòng GD&ĐT xin giáo viên Tiếng Anh nhưng cả huyện đều đang thiếu. Riêng với môn Tin học càng khó khăn do điều kiện về cơ sở vật chất, mạng Internet ở vùng lòng hồ Bản Vẽ chưa đảm bảo".
Ông Phan Trọng Trung - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông cũng chia sẻ khó khăn: "Đối với các địa phương khác trong tỉnh, nhà trường có thể hợp đồng thỉnh giảng giáo viên Tin học, ngoại ngữ và chi trả lương từ nguồn thu của phụ huynh học sinh trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. Nhưng ở miền núi không thể làm được điều này, do chủ trương của tỉnh là không thu tiền 2 buổi/ngày đối với trường đặc biệt khó khăn. Vì thế, các trường không có chi phí để hợp đồng giáo viên dù nhu cầu này tại địa phương là rất lớn".
Hồ Lài
Theo GDTĐ
Hòa Bình: Ưu tiên tuyển dụng ở trường chưa có giáo viên tin học chính quy Sở GD&ĐT Hòa Bình hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức các hoạt động giáo dục tin học cấp Tiểu học năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu xây dựng chuẩn hóa nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu dạy học Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin. Rà soát, sắp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?
Sức khỏe
08:31:23 11/05/2025
Cách nấu 2 món giúp thải độc, thanh lọc gan từ khoai tây, cà tím
Ẩm thực
08:28:55 11/05/2025
Ghé Phú Quý, thả câu bắt cá ngon nấu phớt
Du lịch
08:27:57 11/05/2025
Top 3 nàng WAGs thị phi nhất: Thuỷ Tiên, Chu Thanh Huyền và 1 tiểu thư một lần vạ miệng ở ẩn vài năm
Sao thể thao
07:59:52 11/05/2025
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em
Mọt game
07:42:24 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Từ túi chiếc áo khoác được tặng hậu chia tay cách đây 4 năm, cô gái òa khóc khi phát hiện ra "tin nhắn bí mật"
Netizen
06:55:07 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất
Thế giới
06:47:46 11/05/2025