Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO
Trong một cuộc trao đổi với cử tri trẻ được truyền hình trực tiếp ngày 29/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lần đầu tiên để ngỏ khả năng nước này chấp thuận cho Phần Lan, nhưng không bao gồm Thụy Điển, gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary hiện là 2 nước duy nhất trong số 30 thành viên của liên minh quân sự này chưa đồng ý với nguyện vọng gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, tổ chức quy định chỉ tiến hành các bước kết nạp thành viên mới với điều kiện đồng thuận tuyệt đối của các thành viên chính thức. Tuy nhiên, quốc hội Hungary dự kiến bỏ phiếu thông qua yêu cầu của Stokholm và Helsinki vào tháng 2 tới.
Tổng thống Erdogan đưa ra phát biểu trên chỉ vài ngày sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng các cuộc đối thoại với Thụy Điển và Phần Lan về việc gia nhập NATO. Ankara đã nhiều lần phê phán việc Stokholm từ chối dẫn độ một số công dân Thổ Nhĩ Kỳ thuộc sắc tộc Kurd mà Ankara cho rằng có liên quan tới cuộc đảo chính bất thành năm 2016.
Trong buổi đối thoại được truyền hình ngày 29/1, ông Erdogan nêu rõ: “Nếu cần, chúng ta có thể đưa ra một đáp án khác biệt cho Phần Lan (về việc gia nhập NATO). Thụy Điển sẽ bị sốc khi chúng ta đưa ra một đáp án khác cho Phần Lan… Nếu bạn (Thụy Điển) thực sự muốn gia nhập NATO, bạn sẽ trao trả những kẻ khủng bố đó cho chúng tôi”.
Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện để ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO
Cùng với Thụy Điển, Phần Lan đã từ bỏ chính sách không liên kết quân sự, đăng ký trở thành thành viên của NATO sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022, nhưng nỗ lực của Phần Lan đang gặp trở ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Biểu tượng NATO tại trụ sở ở Brussels (Bỉ). Ảnh: Reuters
Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Phần Lan phải công khai tuyên bố gỡ cấm vận vũ khí với nước này để đổi lại việc Ankara tán thành Helsinki trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra điều kiện trên vào ngày 6/12.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đưa ra phát biểu trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen. Ông Antti Kaikkonen dự kiến thảo luận về nguyện vọng gia nhập NATO của Phần Lan với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar vào ngày 8/12.
Ngoại trưởng Cavusoglu phát biểu với các phóng viên: "Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan đến Thổ Nhĩ Kỳ là quan trọng bởi chúng tôi vẫn chưa nghe được tuyên bố nào từ Phần Lan nói rằng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí với chúng tôi. Chúng tôi mong đợi có một tuyên bố như vậy từ Phần Lan".
Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ chính sách không liên kết quân sự của họ và đăng ký trở thành thành viên của NATO sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào tháng 2.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO - đã từ chối đề nghị của Thụy Điển và Phần Lan kèm cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu không quan tâm đến các mối đe dọa nhắm tới Thổ Nhĩ Kỳ từ các nhóm mà Ankara coi là khủng bố cũng như phớt lờ đề nghị của Ankara xử lý những nhóm này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gây áp lực buộc Thụy Điển và Phần Lan dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí áp đặt lên nước này.
Vào tháng 9, Thụy Điển công bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí áp dụng với Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019 sau khi Ankara tiến hành chiến dịch quân sự chống các tay súng người Kurd tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ không tán thành việc gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary vẫn chưa phê chuẩn đơn của Thụy Điển và Phần Lan. Trong khi đó, 28 quốc gia thành viên NATO khác đã làm như vậy.
Hungary sẽ chấp thuận Thuỵ Điển, Phần Lan gia nhập NATO vào năm 2023 Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố nước này sẽ phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thuỵ Điển vào đầu năm tới. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: Getty Images "Về vấn đề NATO, Chính phủ đã đưa ra quyết định và chúng tôi đã thông báo cho Thuỵ Điển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Myanmar tổ chức diễn đàn lớn về phục hồi kinh tế sau thảm họa động đất

Trung Quốc đối mặt tình trạng thiếu hụt nhân lực AI

Nhật Bản lên kế hoạch tăng gần gấp đôi nguồn cung gạo dự trữ

Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ

Hoà đàm Nga - Ukraine ở Istanbul liên tục diễn ra các cuộc họp ba bên

Ukraine thừa nhận mất chiến đấu cơ F-16 thứ ba

NATO dính bê bối tham nhũng, hoạt động điều tra bắt giữ diễn ra ở nhiều quốc gia

Phái đoàn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp thảo luận hướng giải quyết xung đột tại Ukraine - Ngoại trưởng Nga kêu gọi lập khuôn khổ cho toàn lục địa Á-Âu

Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia: Rào cản hay chất xúc tác cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine?

Thủ tướng Đức: Berlin không có kế hoạch cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Chính quyền Mỹ lên kế hoạch đưa nhiều hãng sản xuất chip Trung Quốc vào 'danh sách đen'

Thỏa thuận Mỹ - UAE thúc đẩy xuất khẩu máy bay trị giá hàng chục tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Dianka Zakhidova vợ Tây Bùi Tiến Dũng lộ diện mặt mộc khiến dân mạng ngã ngửa!
Netizen
19:57:03 16/05/2025
Nam ca sĩ Jin (nhóm BTS) ra mắt album solo thứ hai mang tên "Echo"
Nhạc quốc tế
19:47:40 16/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz bị thủng màng nhĩ: 1 tai chỉ còn nghe được 20%, nguyên nhân xuất phát từ hành động không ai ngờ tới
Sao việt
19:42:42 16/05/2025
Nỗi ám ảnh bị bạo hành của "nàng tiên cá" Halle Bailey
Sao âu mỹ
19:34:55 16/05/2025
Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội
Phong cách sao
19:09:47 16/05/2025
5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17
Sao thể thao
19:02:28 16/05/2025
Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"
Sáng tạo
18:50:06 16/05/2025
Người phụ nữ Mỹ sống sót sau hai tuần mất tích ở vùng núi hiểm trở
Lạ vui
18:46:51 16/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
Tin nổi bật
18:39:04 16/05/2025
Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng
Pháp luật
18:25:10 16/05/2025