Thổ Nhĩ Kỳ và “bài học chiếc đũa” khi mua HQ-9 của Trung Quốc
Ngày 26-9, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý trao cho Trung Quốc một hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD cung cấp một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa, một động thái có thể khiến hệ thống phòng không này không được tích hợp với cấu trúc phòng thủ tên lửa hiện tại của NATO ở nước này.
Hợp đồng được cho là có giá trị khoảng 3 tỷ USD này đã được trao cho Tập đoàn Xuất-Nhập khẩu Cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMEIC), nơi sản xuất hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa HQ-9 của Trung Quốc.
Quyết định mua hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, mang tên T-Loramids, từ nhà thầu Trung Quốc được đưa ra tại một cuộc họp hôm Thứ 5 của Ủy ban Điều hành Công nghiệp Quốc phòng, cơ quan giám sát các quyết định mua sắm quốc phòng lớn và do Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đứng đầu.
Các đối thủ khác tham gia hợp đồng này còn bao gồm liên danh Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, đề xuất hệ thống phòng không Patriot; công ty Rosoboronexport của Nga, cung cấp hệ thống phòng không S-300; và tập đoàn Eurosam của Italia và Pháp, tiếp thị hệ thống phòng không SAMP/T Aster 30.
Hợp đồng này ban đầu dự kiến có giá trị 4 tỷ USD, nhưng một quan chức phụ trách mua sắm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, nhà sản xuất Trung Quốc đã giảm đề xuất của họ xuống còn khoảng 3 tỷ USD, cái giá mà không đối thủ nào chịu được, vì không muốn bị lỗ.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Video đang HOT
Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa T-Loramids bao gồm radar, bệ phóng và tên lửa đánh chặn. Hệ thống được thiết kế để đánh chặn cả máy bay và tên lửa của đối phương. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ chưa có hệ thống phòng không tầm xa nào.
CPMEIC cho biết họ sẽ hợp tác cùng sản xuất hệ thống phòng không này với các nhà thầu chính và phụ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và nhà phân tích cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể không được phép tích hợp hệ thống phòng không Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ này, vào hầu hết các phương tiện cảnh báo sớm của NATO.
Tuy nhiên, một quan chức quân sự cao cấp của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách mảng các hệ thống phòng không NATO đã cho rằng, hệ thống phòng không Patriot của NATO có khả năng phát hiện, đo đạc, tấn công các mục tiêu bay và hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập như vậy.
Lí luận của vị quan chức này hoàn toàn đúng nhưng nó chỉ đúng nếu như ông chỉ là một sĩ quan cấp thấp chứ không phải là một quan chức quốc phòng tầm cỡ. Bất cứ hệ thống phòng không nào được sản xuất cũng đều có khả năng tác chiến độc lập, nhưng nó chỉ phát huy được tối đa khả năng nếu được tích hợp trong một chỉnh thể hệ thống phòng không quốc gia.
HQ-9 sẽ được hệ thống nào bảo vệ giống như Pansir-S bảo vệ S-300?
Mua HQ-9 về, nếu không tích hợp được với các hệ thống cảnh báo sớm của NATO thì có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khoanh vùng, giao các mục tiêu trọng điểm phòng không cho một mình HQ-9 chăng? Nó sẽ làm được gì nếu không thể phối hợp được với tất cả các hệ thống radar cảnh báo sớm, các loại máy bay chiến đấu, các hệ thống phòng không tầm trung và tầm thấp khác?
Bất cứ hệ thống phòng không chiến lược nào cũng cần các hệ thống đánh chặn chiến thuật để bảo vệ, nếu không nó sẽ thành mồi ngon cho các loại vũ khí tấn công chính xác. Và HQ-9 sẽ được cái gì bảo vệ, nếu các hệ thống radar và truyền số liệu của không thể kết nối với các hệ thống tên lửa tầm ngắn chiến thuật giống như người Nga vẫn dùng Pantsir-S để bảo vệ S-300 và S-400?
Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải bài toán này bằng một thiết bị trung gian, nhưng liệu NATO có chấp nhận chia sẻ mã nguồn các hệ thống của họ cho 1 thiết bị trung gian không phải của Mỹ và ngược lại, Trung Quốc cũng thế. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng HQ-9 độc lập với các hệ thống phòng không và không quân của họ, thì chúng chỉ là những mảnh ghép rời rạc, không phát huy được hết khả năng tổng hợp của hệ thống phòng không quốc gia. Những chiếc đũa bị tháo rời khỏi bó đũa, rất dễ bị bẻ gãy!
Theo ANTD
Ai bắn hạ 2 quả tên lửa Israel phóng vào Syria?
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mô hình của Israel đã bị một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh-M của Nga đặt ở thành phố miền nam Armavir, phát hiện lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 - giờ GMT) ngày 3-9. Tuy vậy, Nga không phải là nước đã bắn hạ 2 quả tên lửa đó.
Đề cập đến vấn đề này, trong buổi phỏng vấn của Đài truyền hình Trung Quốc, chuyên gia quân sự Doãn Trác đã cho rằng, rất có khả năng hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow-2 của Israel đã bắn hạ chúng. Luận điểm này được ông chứng minh là Israel đã phóng chúng để thử nghiệm khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa, nên cũng chính họ đã phóng tên lửa Arrow-2 để hủy diệt chúng, còn Syria ít có khả năng làm được điều này.
Vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo mô hình của Israel đã bị một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Voronezh-M của Nga đặt ở thành phố miền nam Armavir phát hiện kịp thời. Tín hiệu hiển thị rất rõ là hai "mục tiêu đạn đạo" được phóng đi từ khu vực giữa Địa Trung Hải. Tuy vậy, sau khi đến khu vực bờ biển Syria thì radar cảnh báo tên lửa bị mất tín hiệu của chúng. Điều này chứng tỏ, 2 quả tên lửa đã bị bắn hạ bởi các tên lửa đánh chặn.
Đến tối ngày 3-9, Israel đã lên tiếng thừa nhận là họ đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo mục tiêu từ Địa Trung Hải vào khu vực bờ biển Syria, trong khuôn khổ một hoạt động kiểm tra các trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng thủ tên lửa. Israel khẳng định đây là hoạt động bình thường và không hề phương hại đến ai, nhưng cũng thừa nhận là đã không thông báo trước, nên đã gây ra sự "hiểu lầm".
Tên lửa đánh chặn Arrow-2 phóng đi từ xe phóng di động
Về vấn đề ai đã bắn hạ 2 quả tên lửa này, không để nó bay vào Syria, Israel khẳng định, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa của Israel đã phát hiện, theo dõi chặt quỹ đạo bay của 2 quả tên lửa này và chính họ đã bắn hạ chúng. Tuy vậy, quân đội Syria lại khẳng định, chính các hệ thống radar phòng thủ tên lửa của Syria đã phát hiện ra tên lửa và đánh chặn thành công khi mục tiêu cách bờ biển nước này 74km.
Nhiều phần là người Israel đã làm việc này, bởi họ có khả năng phòng thủ tên lửa tốt hơn nhiều so với Syria. Rất có khả năng hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-2 của Israel đã làm việc này, bởi vì họ đã thành thục trong quá trình huấn luyện, còn người Syria chưa hề có kinh nghiệm gì trong việc này. Ông Doãn Trác nhận định như vậy và phân tích: Ngoài các hệ thống tên lửa đánh chặn ra, còn phải có vệ tinh và hệ thống radar phòng thủ tên lửa để phát hiện, tính toán quỹ đạo và điểm rơi thì mới đánh chặn được. Tất cả những hệ thống thiết bị cần thiết và kỹ năng huấn luyện không có vấn đề gì với Israel, nhưng với người Syria thì họ không thể làm được.
Ông Doãn Trác cho biết thêm, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa tốt nhất của Syria là S-300 (nếu Nga đã chuyển sang) nhưng nó cũng chỉ có khả năng đánh chặn tầm gần, đối với các tên lửa hành trình. Hơn nữa, nếu S-300 đã được chuyển sang Syria, thì ông cũng nghi ngờ khả năng nắm vững các tính năng hệ thống của người Syria.
Ông Doãn Trác chỉ ra một khả năng, nếu được Moscow thông báo các quỹ đạo và điểm rơi của tên lửa, thì Damascus mới có khả năng đánh chặn được 2 quả tên lửa đạn đạo này. Tuy vậy trong vòng thời gian có vài phút, nếu Nga và Syria không có hệ thống chia sẻ số liệu tự động thì điều này cũng là bất khả thi.
Theo ANTD
Hàn Quốc bạo chi mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ Ngày 25-7, bộ quốc phòng Hàn Quốc đã đệ trình gói đề xuất ngân sách trung hạn trị giá 214.500 tỷ won (192,6 tỷ USD) cho các năm tài khóa 2014-2018 lên quốc hội xem xét, tập trung vào việc tăng cường chương trình tên lửa đối với vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Gói dự toán ngân sách...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
Sao châu á
06:36:21 09/05/2025
Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
Sao việt
06:28:07 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
"Chị gái Son Ye Jin" nổi tiếng khắp châu Á: Biểu tượng nhan sắc Hàn Quốc đời đầu, giờ biến mất như chưa từng tồn tại
Hậu trường phim
05:56:19 09/05/2025
Phim 18+ Nhật Bản gây sốc nhất cuối thế kỷ 20: Khán giả bị lừa, bỏ chạy giữa rạp
Phim châu á
05:55:10 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025