Thoát chết trong gang tấc nhờ sự quyết đoán của bác sĩ Việt Nam
Cương quyết về nước chữa trị sau khi được chẩn đoán bóc tách cấp tính động mạch chủ type B, bệnh nhân L.M. (53 tuổi, người Pháp) được các bác sĩ Việt Nam thuyết phục ở lại. Và đó là quyết định đã giúp bệnh nhân thoát cửa tử trong gang tấc.
Bác sĩ Trung mô tả về đoạn mạch máu nhân tạo được đặt cho bệnh nhân M. – Ảnh: THU HIẾN
Tôi muốn gửi lời cảm ơn từ tận trái tim mình tới toàn bộ bác sĩ và điều dưỡng ở bệnh viện nơi tôi điều trị – những người đã giúp tôi điều trị thành công. Sau ca phẫu thuật đầu tiên vào năm 2013 và thêm lần mổ này nữa, giờ đây tôi cảm thấy cuộc sống của mình có một sự gắn bó sâu sắc với Việt Nam mãi mãi.
Ông L.M. chia sẻ
“Tôi từng một lần được cứu sống tại Việt Nam. Và bây giờ, tôi tiếp tục thoát chết lần thứ hai nhờ những bác sĩ của đất nước này. 100% dòng máu trong người tôi giờ là của người Việt” – ông M. chia sẻ.
Thoát chết trong gang tấc
Hơn một năm trước trong lần có mặt tại Việt Nam, ông L.M. đau ngực dữ dội, sau đó lan xuống bụng. Ông L.M. được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy cấp. Qua thăm khám cộng với việc ông L.M. có tiền sử cao huyết áp và lần phẫu thuật năm 2013, các bác sĩ nghi ngờ những triệu chứng của ông L.M. liên quan đến chứng bóc tách động mạch chủ ngực. Kết quả chụp CT cho thấy đúng như dự đoán, động mạch chủ ngực bị chẻ đôi tạo nên lòng mạch giả gây chèn ép lòng mạch thật làm giảm lượng máu tưới lên các động mạch nuôi tạng (ruột, gan, thận…).
Tuy nhiên, tình trạng bệnh chưa gây nguy hiểm đến các tạng và có thể kiểm soát bằng thuốc. Chính vì vậy, ông L.M. muốn về Pháp điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ đã thuyết phục ông M. ở lại Việt Nam điều trị. “Với lương tâm của một bác sĩ, tôi không thể để bệnh nhân trở về nước khi có nguy cơ tử vong rất cao trong quá trình di chuyển” – bác sĩ Jean – Marcel Guillon, Bệnh viện FV , nói.
Lý giải về việc cương quyết “giữ chân” bệnh nhân, bác sĩ Lương Ngọc Trung (Bệnh viện FV) phân tích: “Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi sẽ khiến huyết áp tăng cao đột ngột, dễ gây vỡ chỗ phình bóc tách động mạch hoặc bệnh chuyển sang biến chứng bóc tách động mạch chủ ngược dòng dẫn đến tử vong. Hơn nữa, chúng tôi tin mình có thể điều trị tốt được căn bệnh này”.
Nhờ sự thuyết phục bằng cả trái tim lẫn chuyên môn của các bác sĩ, ông M. đã quyết định ở lại điều trị và đó là quyết định cứu sống ông. Bước sang ngày thứ 3, tình trạng bệnh của ông M. bắt đầu diễn tiến xấu hơn khi các cơn đau ở ngực và bụng ít đáp ứng với thuốc giảm đau. Kết quả chụp CT lần hai cho thấy lòng mạch giả động mạch đã phình to nhiều hơn trước, việc điều trị nội khoa bằng thuốc không còn hiệu quả, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật cân não
Song song với việc thuyết phục bệnh nhân đồng ý phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn qua video call với các bác sĩ tại Pháp (theo yêu cầu của ông L.M.), quyết định lựa chọn phương án đặt đoạn mạch máu nhân tạo (stent-graft) qua can thiệp nội mạch. Êkip mổ đã mở một vết rạch nhỏ ở bẹn, xác định lòng mạch thật và lòng mạch giả dưới sự hỗ trợ của siêu âm nội mạch (IVUS) để đưa stent vào lòng thật.
Bác sĩ khéo léo đặt 3 stent-graft vào đúng vị trí động mạch bị tổn thương, bảo tồn động mạch dưới đòn trái thay vì thắt bỏ và thêm cầu nối động mạch dưới đòn trái theo gợi ý ban đầu của nhóm bác sĩ bên Pháp. “Phương án của nhóm bác sĩ người Pháp là lựa chọn khá an toàn nhưng người bệnh phải chịu thêm một phẫu thuật hở dưới gây mê. Chúng tôi đã quyết định chọn phương án khó hơn với mong muốn hạn chế xâm lấn động mạch của bệnh nhân”, bác sĩ Trung lý giải.
Theo bác sĩ Trung, thử thách lớn nhất của ca mổ này là toàn bộ động mạch chủ của ông M. đã bị bóc tách vì vậy biến chứng xấu có thể xảy ra. Các bác sĩ phải căng thẳng tính toán độ chuẩn xác rất cao, vì chỉ cần lệch đi vài milimet sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả như bị bít động mạch nuôi tạng, rò stent-graft sau đặt, tổn thương nặng hơn.
Cuối cùng, ca mổ thành công tốt đẹp sau khoảng 2 tiếng rưỡi cân não. Kết quả hình ảnh sau mổ cho thấy các nhánh động mạch chủ tổn thương đã phục hồi tốt hình dạng và dòng chảy, những mạch máu nuôi tạng được phục hồi tưới máu.
Bóc tách động mạch chủ có tỉ lệ tử vong cao
Theo bác sĩ Trung, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh này, song bóc tách động mạch chủ vẫn là một bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao. Theo đó, bệnh xảy ra ở nam giới nhiều gấp đôi so với nữ giới. Độ tuổi dễ mắc phải nhất là từ 50-70 tuổi, với biểu hiện phổ biến như lên cơn đau tim, đau lưng, đau bụng… dữ dội, có thể dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim nếu bị bóc tách vị trí gần tim (type A)…
Nỗi khổ khó nói và lối thoát của người phụ nữ trẻ
Trải qua 10 lần phẫu thuật thất bại ở nhiều bệnh viện khác nhau, chị Lý Bích Vân (32 tuổi, quận 11, TP.HCM) chạm ngưỡng tuyệt vọng. Sau khi gửi niềm tin vào phác đồ điều trị của Bệnh viện FV, đời chị sang trang mới.
Từ tuyệt vọng đến quyết tâm không bỏ cuộc
Từ khi sinh ra, phần ruột của chị Lý Bích Vân đã dài hơn bình thường, khiến việc đại tiện khó khăn. Dù đã chữa trị nhiều nơi, tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng bệnh ngày càng trầm trọng. Từ đó, chị rơi vào trầm cảm và không tin tưởng bất kỳ phương pháp chữa trị nào.
Chị Vân nhớ lại khoảng thời gian mang thai đứa con gái đầu lòng vào năm 2015, chị ăn rất ít, chủ yếu là uống sữa qua ngày. Lý do một phần là chị không ăn nổi, phần còn lại chị nghĩ ăn ít sẽ hạn chế việc đi đại tiện.
Chị Lý Bích Vân cùng BS. Lê Đức Tuấn
Khi thai được 8 tháng tuổi, chị Vân không thể đi đại tiện. Bụng trướng khiến thai nhi ngộp, tim thai ngừng. Các bác sĩ đã mổ lấy thai để bảo vệ tính mạng cả mẹ và bé. Sau sinh, đại tràng của chị Vân tiếp tục phình, phải uống thuốc hỗ trợ suốt một năm vì không thể phẫu thuật sau sinh.
Từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2018, chị Vân phải trải qua gần 10 lần phẫu thuật tại một số bệnh viện ở TP.HCM. Trong đó có đến ba lần mổ cắt nối đại tràng, hai lần mổ đưa ruột ra da làm hậu môn nhân tạo và hai lần mổ đóng lại hậu môn nhân tạo.
Tuy nhiên sau phẫu thuật, tình trạng vẫn không cải thiện, chị Vân còn phát hiện có phân trong âm đạo. Từ đó chị không còn đại tiện được bằng hậu môn và phải mang tã thường xuyên do phân đi ra qua âm đạo không kiểm soát.
Hành trình chữa bệnh trắc trở đã khiến chị Vân chán nản. "Tôi đã từng tự ti và tủi thân đến mức không muốn sống nữa vì căn bệnh này. Tại sao sinh ra mình cũng bình thường như mọi người mà việc đại tiện lại khó khăn đến vậy. Nhưng vì con và gia đình, tôi phải tiếp tục chiến đấu với bệnh tật" - chị Vân nhớ lại thời khắc thay đổi quyết định.
Qua tìm hiểu và được người thân giới thiệu, chị Vân tìm đến Bệnh viện FV với hi vọng đây là nơi sẽ điều trị thành công căn bệnh "khó nói" này.
Ca phẫu thuật ngoạn mục
BS. Lê Đức Tuấn (khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện FV) - người trực tiếp điều trị cho chị Vân - cho biết trước đó vào tháng 4/2019, bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng âm đạo viêm nhiễm rất nặng, người gầy guộc, xanh xao. Đáng lo ngại nhất là tâm lý bệnh nhân không ổn định, mất niềm tin với tất cả các phương pháp cứu chữa.
Ảnh minh họa về kỹ thuật Martius Flap (chuyển mô mỡ có cuống)
Qua thăm khám, chị Vân được chẩn đoán hẹp miệng nối trực tràng và rò âm đạo - trực tràng. Trước tư vấn của bác sĩ Tuấn rằng phác đồ điều trị cần trải qua nhiều lần mổ, tốn nhiều thời gian nhưng tỉ lệ thành công không đảm bảo tuyệt đối, chị Vân và gia đình từ chối điều trị. Tuy nhiên, chính sự tận tâm tư vấn kế hoạch điều trị của BS. Tuấn sau đó đã giúp chị Vân và gia đình đồng ý.
"Vì bệnh nhân đã nhiều lần chữa trị thất bại nên khi tìm đến chúng tôi, họ muốn phải chữa thành công. Khi đó, vùng kín bệnh nhân viêm nhiễm rất nặng. Đây là thử thách lớn nhưng tôi không được thất bại trong ca phẫu thuật này", BS. Tuấn nói.
BS. Tuấn cho hay, trong bước đầu phác đồ điều trị, chị Vân được nong chỗ hẹp miệng nối đại tràng, trực tràng định kì mỗi tuần một lần. Thế nhưng mỗi lần nong, chỗ hẹp chỉ giãn chưa đến 1mm và lần nong kế tiếp vẫn còn hẹp.
Sau 4 tháng kiên nhẫn, chỗ hẹp đã giãn đủ rộng, thích hợp để tiến hành phẫu thuật hậu môn nhân tạo và chuẩn bị cho việc vá chỗ rò bằng phương pháp Martius Flap, cụ thể là dùng vạt mô mỡ tự thân ở môi lớn có cuống mạch máu nuôi chuyển vào vùng bị khuyết mô gây rò. Vạt mô này sẽ tiếp tục tự phát triển và lấp đầy. Đây là ưu điểm mà mảnh ghép nhân tạo không thể có được.
Tuy nhiên phương pháp này lại khiến chị Vân ám ảnh vì phải tiếp tục mang túi phân bên mình. Chị đề nghị không làm hậu môn nhân tạo, nếu bị rò thì chị đồng ý mổ lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ Tuấn thuyết phục bệnh nhân đeo hậu môn nhân tạo trong thời gian ngắn và chị Vân dũng cảm đồng ý.
Đến cuối tháng 8/2019, ca mổ được thực hiện bằng phương pháp Martius Flap diễn ra thành công. Kỹ thuật lấy mô mỡ ở môi lớn và bảo tồn nguyên vẹn cuống mạch máu để nuôi sống mô mỡ này là điểm then chốt và là một thách thức rất lớn cho êkip mổ. Chỉ cần một động tác sai, làm đứt cuống mạch máu nuôi chưa đầy một milimet đường kính này là tất cả những cố gắng sẽ đổ sông đổ biển, xảy ra nhiễm trùng, nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao.
Ngoài thành công về mặt y khoa thì thẩm mĩ cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh lí này vì nó ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lí của bệnh nhân. Trong trường hợp của chị Vân, mô mỡ được lấy đi ở môi lớn cũng đã phát triển trở lại và âm đạo vẫn đẹp nguyên vẹn giúp bệnh nhân thoát khỏi gánh nặng tâm lí và không còn lo lắng về việc âm đạo bị mất cân đối sau điều trị.
Chị Vân đã tìm lại niềm vui sống cho chính mình
"Không chỉ chọn phương pháp tối ưu để thành công cao nhất khi phẫu thuật mà ngay từ đầu, chúng tôi còn tính toán cả phương án sao cho bệnh nhân có được tâm lý thoải mái sau điều trị" - bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Đến cuối năm 2019, bác sĩ quyết định đóng hậu môn nhân tạo và chị Vân được đi đại tiện bình thường, âm đạo không còn ra phân. Giờ đây, chị Vân đã thật sự tìm lại cuộc sống mới của chính mình. "Đó tưởng chừng như là giấc mơ không bao giờ thành hiện thực nếu tôi không dũng cảm tiếp tục chữa trị, không gặp được BS. Tuấn ngay thời điểm mất hết hi vọng" - chị Vân tâm sự.
11 triệu chứng đau tim lạ thường chỉ phụ nữ mới gặp Đó là những triệu chứng rất ít được chú ý, vì không phải là cơn đau ngực dữ dội như ở nam giới. Vì vậy, phụ nữ cần phải biết những triệu chứng này để cứu mình. Mặc dù buồn nôn hoặc nôn mửa có thể do nhiều lý do, nhưng đó cũng là dấu hiệu ít biết của bệnh tim - ẢNH...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Một số tài sản vụ án Alibaba chưa thể xử lý do gặp vướng mắc
Pháp luật
20:53:07 24/05/2025
Tổng thống Nga chỉ đạo cải tổ toàn diện ngành công nghiệp quốc phòng
Thế giới
20:52:09 24/05/2025
Sau 'Resident Playbook', Go Youn Jung 'nên duyên' với Kim Seon Ho
Phim châu á
20:46:24 24/05/2025
Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa
Tin nổi bật
20:45:37 24/05/2025
Đến nhà bạn trai ăn cơm, tôi kinh ngạc trước câu nói của một cô gái lạ
Góc tâm tình
20:41:10 24/05/2025
Trưởng phòng, giám đốc đang dần bị thay thế bởi AI?
Netizen
20:34:08 24/05/2025
Cuộc hôn nhân bí ẩn của sao nữ VFC, 1 câu hỏi sau gần 2 thập kỷ chưa được giải đáp
Sao việt
20:32:30 24/05/2025
FIFA 'bật đèn xanh' cho Ronaldo đá cặp Messi
Sao thể thao
20:05:11 24/05/2025
Cái bĩu môi đi vào lịch sử diễn xuất của cố NSƯT Mai Châu
Hậu trường phim
20:00:36 24/05/2025
Nhan sắc gây sốc của nữ idol nhảy đỉnh nhất gen 4 Kpop
Nhạc quốc tế
19:26:25 24/05/2025