Thoát ly văn mẫu để khơi dậy sáng tạo trong học trò

Theo dõi VGT trên

Dạy và học theo văn mẫu đã và đang để lại những hậu quả trong việc học và thi môn Ngữ văn.

Thoát ly văn mẫu để khơi dậy sáng tạo trong học trò - Hình 1

Với học sinh tiểu học, giáo viên cần khuyến khích làm văn theo suy nghĩ, cảm nhận… và chữa bài để các em mau tiến bộ. Ảnh: Đức Trí

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này không thể thiếu vai trò của người thầy từ đổi mới phương pháp giảng dạy tới kiểm tra đánh giá…

Thầy, trò cùng ảnh hưởng

Cô Nguyễn Thị Thanh Loan, Tổ trưởng khối 3, Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội), bày tỏ: Nếu giáo viên dạy học kiểu đọc chép, học sinh làm bài theo văn mẫu sẽ để lại tác hại dễ nhìn thấy như vốn từ kém, không biết cách đặt và dùng câu, học sinh không hình dung được đoạn văn viết thế nào…

Từ sự hạn chế ngôn ngữ, tư duy sáng tạo trong học tập sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nhiều học sinh thu mình, bị động trong cả học tập và vui chơi…

Cô Nguyễn Thị Thúy – giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Lương Yên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) – cũng cho rằng: “Tác hại lớn nhất của dạy và học theo văn mẫu là triệt tiêu sự sáng tạo của cả thầy và trò trong dạy và học môn Ngữ văn. Học sinh ngại sáng tạo, cảm thấy học văn nhàm chán, chấp nhận học tủ, học vẹt. Giáo viên không đổi mới sáng tạo trong dạy học, chấm bài kiểm tra là lại chấm bài của chính mình…”, cô Thúy trao đổi.

Cho rằng, tham khảo văn mẫu có thể giúp học sinh rèn được cách diễn đạt hay, sự bay bổng, sáng tạo trong diễn đạt của người khác mà bản thân không có, tuy nhiên, cô Bùi Thị Tuyết Nhung – giáo viên Ngữ văn Trường THPT số 1 Văn Bàn (Văn Bàn, Lào Cai) cũng thừa nhận: Nếu học và phụ thuộc văn mẫu hoàn toàn, học sinh sẽ bị cuốn theo tư duy người khác, không phát triển được tư duy, phương pháp, cách làm bài của riêng mình.

Đặc biệt, văn mẫu có thể là những “điều” chưa chuẩn, không được kiểm duyệt, chỉ là những kiến thức đơn giản không giúp ích cho học sinh phát triển trong việc học, thi cử, mà còn có thể dẫn tới sai lệch kiến thức. Do đó, học sinh cần hết sức cảnh giác, tham khảo chừng mực và cần tinh chọn…

Thoát ly văn mẫu để khơi dậy sáng tạo trong học trò - Hình 2

Học sinh Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội). Ảnh: NVCC

Video đang HOT

Giúp học trò thoát ly văn mẫu

Kinh nghiệm gần 20 giảng dạy môn Ngữ văn, cô Nguyễn Hồng Hải, Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: Để học sinh thoát ly văn mẫu, trước hết giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học trò. Dù học sinh có cách hiểu và diễn đạt khác, thậm chí phản biện ý kiến của giáo viên… thì cần được tôn trọng để phát huy khả năng sáng tạo, nhìn nhận vấn đề được hay chưa được của các em trong quá trình dạy và học.

Theo cô Hải, học sinh có thể chưa có kiến thức, kĩ năng, điều đó không đáng lo ngại. Quan trọng là giáo viên phải dạy thật chắc kiến thức, kĩ năng, phương pháp “nền”, sau đó mới hướng dẫn học sinh cách vận dụng, làm bài, nâng dần kiến thức. Khơi gợi trong học sinh những kiến giải mới trước vấn đề mà giáo viên đặt ra…

Với phương châm dạy học như vậy, các tiết văn của cô Hải luôn có sự tương tác, thảo luận sôi nổi giữa thầy và trò. Thậm chí, có ý kiến phát biểu xây dựng bài tốt của học sinh còn được giáo viên lấy làm kết luận cho một vấn đề đưa ra trước đó.

Theo đánh giá của cô Loan, đổi mới trong dạy học văn thì tình trạng học sinh làm bài theo văn mẫu được loại bỏ. Các bài viết của học sinh có thể chưa hay, chưa xuất sắc nhưng đều xuất phát từ kiến thức, suy nghĩ, cách hành văn của chính mình.

Còn cô Nguyễn Thị Thanh Loan lại có cách làm riêng để giúp học sinh thoát ly văn mẫu: Thường xuyên khuyến khích các em đọc tác phẩm văn chương dưới dạng truyện tranh, truyện ngắn, thơ ca, tục ngữ. Từ đó hình thành văn hóa đọc trong học trò, mặt khác, các em sẽ “ngấm” một cách tự nhiên những kiến thức văn học, cách hành văn khác nhau. Và hơn hết, đọc nhiều sẽ giúp học sinh được cung cấp vốn từ, câu, cách diễn đạt.

Với những học sinh không thích đọc sách, truyện… giáo viên cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để dạy, giúp học sinh nhớ dàn ý, nội dung nhanh… từ đó phát triển thành câu văn, đoạn văn bằng chính suy nghĩ, kiến thức của mình.

Một trong những giải pháp mà cô Nguyễn Thị Thúy áp dụng để loại bỏ tình trạng học tủ, học văn mẫu của học sinh trong nhiều năm qua là trang bị cho học sinh công cụ, phương pháp học, giúp các em tự làm bài. Mặt khác, cô Thúy chú trọng khâu ra đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm và cách đặt câu hỏi bài cũ để học sinh không thể học thuộc văn mẫu vẫn có thể trả lời và làm được bài. Buộc học sinh phải học hiểu, sáng tạo đi kèm với chính kiến, suy nghĩ cá nhân và biết cách liên hệ thực tế… để giải quyết vấn đề.

Cô Thúy cũng cho rằng từ thực tế dạy học văn, chấm thi, những học sinh thi đạt điểm cao, học giỏi môn Văn thường không học theo mẫu. Do đó, cô càng tập trung rèn và hướng học trò tới việc thoát ly văn mẫu để đáp ứng yêu cầu học và thi thông thường cũng như trong các cuộc thi học sinh giỏi, chuyển cấp, thi tốt nghiệp. Điều đó cũng giúp loại bỏ dần lối học tủ, học thuộc văn mẫu của học sinh.

Em Nguyễn Hà Linh, lớp 11B Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho biết: “Khi học THCS em thường bị lệ thuộc vào văn mẫu, bài hướng dẫn của cô giáo trên lớp khi làm kiểm tra hay bài thi. Vì em nghĩ, làm bài giống cô mới đúng và đạt điểm cao. Do đó, em hay học thuộc từng câu và thậm chí thuộc cả dấu chấm, dấu phẩy khi làm bài. Vì vậy, em thấy không hào hứng khi học môn này.

Khi em chuyển cấp THPT, cô Nguyễn Hồng Hải dạy cho em phương pháp làm bài. Cô thường gợi ý “sườn” bài và dựa trên đó học sinh đưa cảm nhận, kiến giải… để hoàn thiện bài văn. Thoát ly văn mẫu em thấy việc học và thi văn nhẹ nhàng hơn. Hơn thế, khi được cô trân trọng, khuyến khích, ghi nhận sự sáng tạo của học trò dù nhỏ (miễn kiến thức không sai) cũng giúp học sinh tự tin bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, sáng tạo cá nhân…”.

Quá trình giảng dạy, cô Bùi Thị Tuyết Nhung (Trường THPT số 1 Văn Bàn) không khuyến khích học sinh học văn mẫu mà chỉ dạy phương pháp học, làm bài. Trong giờ thực hành, cô dạy học sinh cách cảm nhận ý nghĩa, nội dung bài học rồi áp dụng vào làm bài. Khi chấm, những bài mà học sinh thể hiện được sự sáng tạo, quan điểm riêng dù còn vụng về, chưa toàn diện nhưng vẫn được cô Nhung ghi nhận và đánh giá tốt hơn về điểm số…

"Văn mẫu" hay "bài thi văn được làm sẵn"?

Nhiều giáo viên chắn chắn bất đắc dĩ phải chọn cách dạy "văn mẫu" vì nó phù hợp với định hướng của Bộ để học sinh thi đỗ.

Học sinh đa số sẽ chọn cách học mà có thể dễ dàng vượt kỳ thi do Bộ tổ chức.

Văn mẫu hay bài thi văn được làm sẵn? - Hình 1

Ảnh minh họa

"Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò" (*). Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai năm học mới 2021-2022.

Như vậy Bộ trưởng đã nhận ra "triệt tiêu sự sáng tạo" là một căn bệnh nặng trong việc dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Nhưng bốc bài thuốc "chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu" liệu có ổn? Tiếc là Bộ trưởng không giải thích rõ "mẫu" trong "văn mẫu, bài mẫu" là gì. Theo nghĩa thông thường "mẫu" là mẫu mực, chuẩn, "cái theo đó có thể tạo ra hàng loạt những cái khác", "cái có thể cho người ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu" (**). Chắc Bộ Trưởng không dùng nghĩa phổ biến ấy, nhưng cách nói như trên có dẫn đến hiểu lầm, từ cực đoan này chạy sang cực đoan khác, chữa ngọn không chữa gốc hay không? Xin nêu một số ý kiến sau đây:

1- Học theo mẫu là cách học phổ biến nhất, môn Ngữ văn không ngoại lệ.

Vì yêu cầu duy trì cuộc sống, con người phải học nhiều thứ, "học ăn, học nói, học gói, học mở". Vậy nên, không thể tràn lan, mà phải chọn cái gì tiêu biểu để học. Ví như bốn bài trên, thì phải chọn học những cách "ăn, nói, gói, mở" nào là mẫu mực nhất. Mỗi bài học dù có bắt đầu từ lý thuyết hay không thì cũng phải thông qua kiểu mẫu có sẵn. Đơn cử như khi còn nhỏ "học nói", chỉ có cách học theo người gần nhất là mẹ. Mắt nhìn miệng mẹ, tai nghe tiếng của mẹ, bắt chước âm thanh, cách dùng từ ngữ, cách đặt câu,...bập bẹ mãi rồi mới nói được. Cứ thế, đến năm tuổi, đứa bé dù chẳng qua trường lớp nào, vẫn có thể diễn đạt những nội dung thiết yếu. Khi đến trường thì học thầy cô, bạn bè,... ra đời thì học theo đồng nghiệp, người nổi tiếng,...để nâng cao kỹ năng nói, kết hợp với luyện nghe, đọc, viết. Như vậy phương pháp "học theo bài mẫu", luôn được loài người ưu tiên sử dụng.

Từ yêu cầu mới nhất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cần thẳng tay dẹp bỏ nạn văn mẫu!

Minh Tuấn

Về chuyện sáng tác văn chương cũng vậy. Nếu không được nghe những câu lục bát ca dao, có thể qua lời ru của mẹ của bà, để những vần chân vần lưng, những câu 6 câu 8, những nhịp 2/2/2 êm ái,...ngấm vào máu, thử hỏi ông Nguyên Du có viết được Truyện Kiều? Không có mẫu thơ Đường nhập từ bên Tàu, liệu có thơ đường luật Việt Nam? Và không có những kiểu mẫu văn chương phương Tây, thì những năm đầu thế kỷ XX, Việt Nam có xuất hiện một nền văn học hiện đại rực rỡ chưa từng có hay không?.

Trong nhà trường cũng vậy. Cô giáo có giảng lý thuyết văn miêu tả nhiều đến đâu, nào là quan sát, chọn chi tiết, thứ tự miêu tả,...và học sinh dù có thuộc làu những định nghĩa, cũng không thể hình dung ra bài văn miêu tả thế nào, nếu không trực tiếp khảo sát một văn bản mẫu. Thầy giáo có giảng và bắt học sinh đọc vanh vách những khái niệm về các biện pháp tu từ, về các phép liên kết văn, ...thì chúng cũng không thể nắm bắt và viết câu văn đoạn văn, bài văn như thế nào, nếu không được trực tiếp với các mẫu mực về tu từ, về liên kết.

Từ lâu ta đã phê phán cách dạy ở các cấp phổ thông bắt đầu từ lý thuyết. Cho nên để học sinh có thể nắm khái niệm, các thầy thường cho học sinh khảo sát mẫu trước. Muốn dạy khái niệm văn bản thơ, thì cho đọc những bài thơ làm mẫu, mới tiến tới hướng dẫn học sinh nhận ra đặc trưng thơ. Muốn dạy làm văn chứng minh, thì các thầy hay chọn đọc "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của cụ Hồ, một văn bản mẫu mực về văn chứng minh, rồi hướng dẫn cho học sinh phát hiện đặc trưng văn chứng minh, để mà bắt chước để làm các bài văn chứng minh khác...

Như vậy, nếu trong nhà trường "chấm dứt học theo văn mẫu" thì có khác gì loại bỏ việc dạy học ngữ văn?

2- Học ngữ văn theo mẫu hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức

Có lẽ ai cũng nhớ câu nói nổi tiếng của Lê-nin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan." Như vậy, quá trình nhận thức của con người, thông thường theo thứ tự ba cấp. 1-Cảm giác, tri giác, biểu tượng. 2- Khái niệm, phán đoán, suy luận. 3- Kiểm định qua thực tiễn, khẳng định kết quả nhận thức. Trong đó, ở cấp độ 1- nhận thức cảm tính, hoạt động quan sát, khảo sát mẫu có sẵn vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua.

Môn ngữ văn là một môn học, ở đây học sinh sẽ nhận được kiến thức, kỹ năng, thái độ khoa học đối với văn học và ngôn ngữ, thông qua hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức. Bởi vậy, các môn học trong nhà trường, tất nhiên, bao gồm cả môn văn, đều chịu sự chi phối của quy luận đã nêu. Lấy ví dụ: Để học sinh đạt được mức độ tư duy trừu tượng (Cấp độ 2), nắm khái niệm, biết phán đoán, biết suy luận về các thể loại văn học như thơ, truyện, nghị luận,...thì bắt buộc, trước đó học sinh phải được khảo sát, được đọc trực tiếp các văn bản mẫu về thơ, truyện, nghị luận, một cách trực quan sinh động. Cũng có nghĩa học theo văn mẫu là chuyện tất yếu. Hay ví dụ khác: Để dạy học sinh cách làm văn nghị luận, học sinh được yêu cầu nắm vững các khái niệm: vấn đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, quy nạp, diễn dịch, tam đoạn luận, tổng phân hợp, v.v. Nhưng muốn đạt cấp độ nhận thức lý tính như vậy, thầy trước hết phải cho học sinh quan sát, khảo sát một cách trực quan những văn bản nghị luận có thể giúp người học hiểu được hàng loạt văn bản nghị luận cùng loại. Những văn bản đó nhất định phải gọi là "văn mẫu, bài mẫu". Hay khi chấm bài tập làm văn, sau khi đã chỉ ra cái sai của của từng trò, thầy thường chọn đọc một bài điểm cao nhất của lớp, hoặc nếu không có thì lấy của bạn lớp khác, khóa khác để học sinh nghe và học tập. Trường hợp học sinh không biết mở bài, hay kết luận, thầy không thể chỉ thao thao về cách mở trực tiếp, gián tiếp, cách kết bài khép lại, hoặc mở ra,... mà phải đưa ra các đoạn văn (sưu tầm hay từ thầy soạn) mẫu mực dẫn chứng cho học sinh tham khảo. Đó chính là cách dạy và học theo văn mẫu. Như vậy, cách dùng văn mẫu để dạy - học là cần thiết là hợp quy luật.

Nhà trường nhất định phải là nơi lưu trữ đầy đủ nhất các loại mẫu tốt đẹp, văn minh, hiện đại. Môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất và đặc biệt là hình ảnh người thầy và phương tiện học tập. Trong môn văn phải có văn mẫu. Những câu: "Giỏ nhà ai, quai nhà nấy", "Cha nào con nấy", "Vua sáng, tôi hiền", "Thầy nào trò nấy" như là các "định lý" nhấn mạnh sự tác động mạnh mẽ kết quả đào tạo con người của các loại mẫu. Riêng môn ngữ văn, nếu học sinh không được học những văn bản mẫu của nhân loại, của thầy, của bạn hiện tại, thì lấy gì mà noi theo mà sáng tạo? Một điều rất dở là với môn ngữ văn, chưa thấy một trường phổ thông nào lưu giữ các bài văn mẫu của học sinh trường mình. Sẽ xúc động biết bao nhiêu nếu cựu học sinh quay lại trường thấy bài làm của mình ba bốn chục năm trước! Giá trị giáo dục sẽ hiệu quả biết mấy nếu học sinh hiện tại được đọc các bài văn của các anh chị thậm chí của cha ông mình thời xa xưa!

Bộ trưởng đã đề ra giải pháp "chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu" để khắc phục vấn nạn " tri t ti ê u s s á ng t o c a th y v à tr ò" trong việc dạy và học môn ngữ văn. Nhưng vấn nạn ấy không thể đổ lỗi cho "văn mẫu". Văn mẫu nếu đúng là mẫu mực, được thời gian kiểm chứng, bao giờ cũng có sức sống lâu bền, có những khả năng tiềm tàng tác động đến con người. Học trò mà thuộc lòng những văn bản mẫu đó để dùng cả đời thì tốt biết mấy. Thầy cô dạy văn, cũng như sách giáo khoa cũng chỉ có lỗi nếu chọn những văn bản không có giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, và coi là mẫu để bắt học sinh học

3- Không phải văn mẫu, mà cái có lỗi là những "bài thi văn được làm sẵn".

Cái mà Bộ trưởng gọi là "văn mẫu" thực ra là những đáp án được soạn sẵn, bài thi văn được làm sẵn chủ yếu để đối phó với các kỳ thi. Tai hại nằm ở những bài, những văn bản kiểu này. Hoạt động của giáo viên dạy văn chỉ bó hẹp trong việc dạy những bài văn làm sẵn. Học sinh chẳng phải động não, việc học chỉ còn ở hoạt động thuộc lòng những đáp án có sẵn ấy. Nhưng vấn đề là tại sao với cách dạy học nhàn nhã ấy, thầy và trò vẫn đủ sức ứng phó với đề thi của Bộ? Đây mới là chỗ triệt tiêu sáng tạo.

Không thể nói để xảy ra tình trạng "triệt tiêu sáng tạo" trong việc dạy học văn mà không có lỗi của thầy cô đứng lớp, của bản thân học sinh, của những người viết cái gọi là "văn mẫu" để kiếm tiền. Nhưng lỗi của họ chỉ là hệ lụy từ chỉ đạo của Bộ chủ quản. Nhiều giáo viên chắn chắn bất đắc dĩ phải chọn cách dạy này vì nó phù hợp với định hướng của Bộ để học sinh thi đỗ. Học sinh đa số sẽ chọn cách học mà có thể dễ dàng lọt kỳ thi do Bộ tổ chức. Bài làm sẵn, nếu vẫn có người mua, thì chẳng bao giờ hết người viết. Câu hỏi cần đặt ra là quy chế, quy định nào đã tạo ra cách dạy học "thực dụng", phản khoa học, khiến cho học sinh không cần sáng tạo chỉ cần thuộc những bài thi văn làm sẵn cũng đủ vốn liếng vượt cấp, lấy bằng tốt nghiệp, thậm chí đỗ vào đại học với điểm cao?

Điều này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhận thức lại một cách khoa học, và phải có cách xử lý dứt khoát bài bản, chứ không chỉ đơn giản kê thuốc bằng một tuyên bố hành chính chung chung: "chấm dứt học văn mẫu, bài mẫu".

--

* https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/

* Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội - Trung tâm từ điển học, H. 1994, tr.603

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnhCha xử kẻ hại con: Rõ nguyên nhân TNGT, huỷ quyết định cũ, vợ kể việc làm ám ảnh
21:22:39 03/05/2025
Hoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ LuânHoa hậu Phương Lê mang thai lần 4 ở tuổi U50, là con chung đầu tiên với NSƯT Vũ Luân
19:42:27 03/05/2025
Mạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha TrangMạng xã hội lại dậy sóng với hoá đơn thể hiện "cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg" ở Nha Trang
21:08:52 03/05/2025
Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
17:42:53 03/05/2025
Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏVụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ
20:50:19 03/05/2025
Cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếngCựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếng
20:25:01 03/05/2025
Tình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành LongTình cảnh túng thiếu của con gái ngôi sao võ thuật Thành Long
18:14:52 03/05/2025
Nam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận raNam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận ra
23:38:50 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền

Hậu trường phim

23:52:42 03/05/2025
Phú Đại Long - cái tên được mệnh danh là Ảnh đế nghèo nhất Cbiz , người đàn ông gần 50 tuổi vẫn sống giản dị, không ồn ào nhưng luôn khiến khán giả phải kính nể bởi thực lực và nhân cách vàng.
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!

Phim việt

23:35:04 03/05/2025
Lý Hải nhân dịp kỷ niệm 10 năm đã vẽ nên bức tranh gia đình chuẩn vị Việt, nơi mà mâu thuẫn gia đình, thế hệ giữa cha và con được khắc họa chân thực đến giật mình.
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!

Nhạc quốc tế

23:26:38 03/05/2025
Daesung yêu không khí, ẩm thực và năng lượng fan Việt truyền cho anh. Điều này được Daesung liên tục khẳng định trong buổi concert và cả cuộc phỏng vấn với chúng tôi.
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Sao việt

23:20:21 03/05/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước tiết lộ, ở tuổi 50 cô vẫn được nhiều chàng trai trẻ tuổi thậm chí là kém 2 con giáp theo đuổi.
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?

Phim âu mỹ

23:04:33 03/05/2025
The Accountant 2 - Mật danh: Kế toán 2 đang trở thành tâm điểm chú ý của khán giả, đặc biệt là những ai đam mê thể loại hành động kết hợp tâm lý tội phạm.
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc

Pháp luật

22:54:38 03/05/2025
Do đang tình trạng nợ nần cá nhân, Trang nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc, Trang chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ trốn.
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV

Tv show

22:49:42 03/05/2025
Ca nương Kiều Anh và chồng đại gia Văn Quỳnh là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trưa 4/5 trên VTV3.
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Thế giới

22:38:26 03/05/2025
Tờ The Times of Israel hôm qua đưa tin Cơ quan Cứu hỏa và Cứu nạn của Israel thông báo lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được đám cháy rừng tàn phá các ngọn đồi Jerusalem trong gần 30 giờ.
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi

Sao châu á

22:29:01 03/05/2025
Bài đăng gần đây trên một diễn đàn nổi tiếng của Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý khi so sánh hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) với vẻ ngoài lung linh thường thấy của nữ thần tượng.
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt

Nhạc việt

21:59:53 03/05/2025
Sau thời gian tập trung cho con gái, Kha Ly dần trở lại với các hoạt động nghệ thuật. Gần đây, cô gây chú ý khi góp giọng trong MV Đường từ tâm của tác giả Phạm Nhật Huy.
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise

Sao âu mỹ

21:56:28 03/05/2025
Ngôi sao Hollywood Ana de Armas tiếp tục vướng nghi vấn hẹn hò với tài tử Tom Cruise. Họ bị giới săn tin bắt gặp khi di chuyển chung bằng trực thăng, cùng dùng bữa tối vào sinh nhật của nữ diễn viên.