“Thời cơ vàng” cho du lịch Quảng Ngãi
Việc sáp nhập Kon Tum và Quảng Ngãi là bước đi chiến lược trong tái cấu trúc đơn vị hành chính, đồng thời cũng mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho ngành du lịch khu vực.
Khi đại ngàn gặp biển lớn
Tại lễ công bố Nghị quyết về sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi mới, ông Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc hợp nhất hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi nằm trong chiến lược phát triển của vùng và của cả nước để hình thành một đơn vị hành chính mới có quy mô đủ lớn, có tiềm năng và khả năng bứt phá mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng quan trọng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên , tạo động lực lan tỏa cho cả vùng và đất nước”.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi tỉnh Quảng Ngãi mới sau sáp nhập sẽ sở hữu lợi thế địa lý hiếm có: vừa có biển, vừa có rừng, vừa giáp Lào và Campuchia, tạo điều kiện phát triển toàn diện các lĩnh vực từ kinh tế biển, nông nghiệp, công nghiệp, logistics cho đến du lịch sinh thái , nghỉ dưỡng . Với tổng diện tích lên tới 14.832 km, tỉnh mới xếp thứ 6 cả nước về quy mô, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển không gian du lịch theo trục dọc Bắc – Nam và hành lang Đông – Tây.
Sáp nhập Kon Tum và Quảng Ngãi không chỉ là bước đi chiến lược trong tái cấu trúc đơn vị hành chính, mà còn mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho ngành du lịch. |
Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi cũ vốn là vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố của một điểm đến du lịch hấp dẫn: bãi biển Mỹ Khê trải dài với cát trắng mịn; biển Sa Huỳnh hoang sơ; đảo Lý Sơn kỳ vĩ với những vách đá núi lửa dựng đứng bên sóng biển; các dòng sông như Trà Khúc, Trà Bồng uốn lượn qua các cánh đồng phì nhiêu; cùng với các khu kinh tế, đặc khu, khu nghỉ dưỡng đang dần thành hình. Các loại hình du lịch cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái đang ngày càng được ưa chuộng với các hoạt động như chèo thuyền, khám phá làng chài, tìm hiểu văn hóa ngư dân bản địa, nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên.
Ở phía Tây, vùng đất Kon Tum nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa phong phú. Không gian văn hóa cồng chiêng, những ngôi nhà rông, lễ hội dân gian, các làng du lịch như Kon Kơ Tu, Bar Gốc, Đăk Răng… là những điểm đến độc đáo. Đặc biệt, Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, với độ cao hơn 1.000m, khí hậu quanh năm mát mẻ, rừng thông bạt ngàn, hồ thác nguyên sơ đang ngày càng hút khách. Các tour du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại khám phá rừng đang là xu hướng tiềm năng tại đây.
Video đang HOT
Đảo Lý Sơn một địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Quảng Ngãi cũng như ở miền Trung. |
Việc hai vùng đất “tựa lưng vào đại ngàn, hướng mặt ra biển lớn” hợp nhất, bức tranh tổng thể về du lịch đã trở nên phong phú và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Các sản phẩm “rừng – biển – đảo” có thể hình thành tour liên tuyến độc đáo, kết nối từ Măng Đen đến biển Mỹ Khê, đảo Lý Sơn chỉ trong một hành trình.
Tạo đà phát triển từ hạ tầng và bản sắc
Theo ông Bùi Viết Hà, Chủ tịch Hội Du lịch Măng Đen, việc hợp nhất tỉnh sẽ mở ra cơ hội lớn để Măng Đen phát triển hài hòa cả về quy mô lẫn chất lượng. “Nguồn lực của Quảng Ngãi sẽ là điều kiện để đầu tư mạnh hơn vào Măng Đen, đặc biệt là trong quy hoạch hạ tầng, sản phẩm du lịch và bảo tồn bản sắc. Chúng tôi sẽ xây dựng các chiến lược phát triển riêng cho Măng Đen trong giai đoạn mới để vừa giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, vừa tiếp cận được thị trường du lịch rộng mở”.
|
Măng Đen – “Đà Lạt thứ hai” ở độ cao hơn 1.000m, khí hậu quanh năm mát mẻ, rừng thông bạt ngàn giữa núi rừng Tây Nguyên. |
Thực tế, việc bổ sung thế mạnh cho nhau giữa hai địa phương sẽ góp phần hình thành hệ sinh thái du lịch toàn diện. Quảng Ngãi có biển, cảng biển, có đường cao tốc Bắc – Nam đi qua, có đường sắt quốc gia. Trong khi, Kon Tum lại sở hữu kho tàng văn hóa bản địa và khí hậu lý tưởng cho nghỉ dưỡng cao nguyên. Khi kết nối được các điểm đến này bằng hệ thống giao thông thuận lợi, vùng du lịch Quảng Ngãi mới có thể bứt phá cả về lượng khách, thời gian lưu trú lẫn chi tiêu du lịch.
Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay chính là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Dù khoảng cách giữa TP. Quảng Ngãi và TP. Kon Tum chỉ khoảng 180km, nhưng tuyến Quốc lộ 24, tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai vùng, hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đường đèo nhiều khúc cua gấp, mặt đường nhỏ hẹp, nhiều đoạn xuống cấp khiến việc di chuyển khó khăn, đặc biệt là đối với các đoàn du lịch.
Việc sớm nâng cấp Quốc lộ 24, đồng thời đầu tư thêm các tuyến kết nối giữa các điểm đến quan trọng như Măng Đen, Lý Sơn, Sa Huỳnh sẽ là “chìa khóa” để mở cánh cửa phát triển du lịch cho tỉnh Quảng Ngãi mới. Các công ty lữ hành cũng mong muốn có tuyến cao tốc hoặc đường liên tỉnh được mở rộng để tổ chức tour thuận tiện hơn, từ đó kéo dài thời gian lưu trú, gia tăng chi tiêu của du khách.
Nếu giải được “bài toán” hạ tầng, đây là “thời cơ vàng” để Quảng Ngãi cất cánh trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. |
Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Ngãi mới cũng là điều cần thiết. Trong đó, cần xác định các điểm nhấn đặc trưng như: Trung tâm du lịch biển đảo Lý Sơn, Trung tâm du lịch sinh thái Măng Đen, các cụm di tích cách mạng ở Kon Tum, không gian văn hóa dân tộc thiểu số, và du lịch cộng đồng ven biển. Chiến lược quảng bá cũng cần hướng đến thị trường quốc tế, tận dụng các hiệp định thương mại, kết nối hành lang du lịch xuyên quốc gia (Việt Nam – Lào – Campuchia).
Việc hợp nhất Quảng Ngãi và Kon Tum không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước chuyển mình chiến lược để tái định vị hình ảnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Từ núi rừng đại ngàn đến biển đảo trập trùng, từ văn hóa bản địa đến không gian di sản, tất cả đang quy tụ về một điểm: xây dựng một thương hiệu du lịch đa dạng, đặc sắc, bền vững và mang tầm quốc gia. Nếu giải được “bài toán” hạ tầng, đây chính là “thời cơ vàng” để Quảng Ngãi cất cánh trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Cơ hội vàng để Lạng Sơn bứt phá du lịch
Được ví như một 'bảo tàng ngoài trời' kỳ vĩ, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn không chỉ lưu giữ những dấu tích địa chất hàng triệu năm, hóa thạch quý hiếm và di tích khảo cổ đặc sắc, mà còn là nơi hội tụ sinh động bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc.
Với tiềm năng lớn để phát triển du lịch bền vững, nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Thung lũng Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng nằm trong khuôn viên CVĐC của Lạng Sơn thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Ảnh: ST
Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng ấy, Lạng Sơn vẫn còn nhiều việc phải làm - từ việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng đến nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sức hút thực sự cho du khách trong và ngoài nước.
Tại Tọa đàm "Xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn", các chuyên gia đánh giá, Công viên địa chất Lạng Sơn - với những giá trị nổi trội riêng, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, mở ra cơ hội phát triển mới cho địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác, phát huy tiềm năng du lịch vùng Công viên địa chất đang ở giai đoạn đầu, địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm và còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng sản phẩm du lịch. Nhiều điểm du lịch chưa được đầu tư đúng tầm dẫn đến sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm du lịch thiếu sức hút...
Cũng theo các chuyên gia, để du lịch phát triển bền vững theo mục tiêu quy ước của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, tỉnh Lạng Sơn cần nâng cấp và làm mới các sản phẩm du lịch đã định vị; phát triển các tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới; xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch có thế mạnh, đặc trưng riêng cùng việc đẩy mạnh tính liên kết sản phẩm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, giúp hiện thực hóa tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch Công viên địa chất.
Cùng đó, tỉnh Lạng Sơn cần mở rộng các tuyến, điểm du lịch bằng việc tạo lập các điểm tham quan du lịch, bản làng văn hóa du lịch mới trên cơ sở đáp ứng những tiêu chí về du lịch. Đặc biệt là lấy du lịch địa chất, cảnh quan tự nhiên, bản làng làm trung tâm; xây dựng các điểm du lịch phụ cận để kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn được thành lập năm 2021, trải dài trên diện tích hơn 4.842 km2, dân số khoảng 627.500 người (tương đương khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh). Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 9/2024 và được UNESCO chính thức công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào tháng 4/2025, trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ 4 tại Việt Nam sau Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là món quà vô giá mà thiên nhiên và lịch sử ban tặng cho vùng đất biên cương Đông Bắc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, văn hóa nơi đây không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững, gắn với sinh kế cộng đồng. Để biến tiềm năng thành hiện thực, Lạng Sơn cần có chiến lược đồng bộ, lâu dài và sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, hướng tới xây dựng một điểm đến hấp dẫn, thân thiện và đậm đà bản sắc trên bản đồ du lịch quốc tế.
Đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đối với Thắng cảnh Cổng Tò Vò, huyện Lý Sơn VHO - Thắng cảnh Cổng Tò Vò hội tụ đầy đủ các giá trị lịch sử văn hóa, khoa học thẩm mỹ, giá trị dịch vụ - du lịch, giá trị kinh tế. Vì vậy, đây là cơ sở vật chất quan trọng, động lực phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi và cả nước. Thắng cảnh Cổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khám phá đỉnh Fansipan, thưởng thức ẩm thực Tây Bắc chỉ với 950.000 đồng

Biển vô cực đẹp như mơ ở Hưng Yên: Thiên đường sống ảo khiến giới trẻ mê mẩn

Ngắm bức ảnh Việt Nam trong danh sách cảnh đẹp khiến bạn muốn đi du lịch ngay

Tạp chí Mỹ vinh danh hành trình tàu lửa ở Việt Nam đứng đầu thế giới

Những điểm đến du lịch bền vững được yêu thích ở Việt Nam năm 2025

Sắc màu phố Hội

Đánh thức du lịch sinh thái đang "ngủ quên" trong Vườn quốc gia Vũ Quang

Cảnh nhộn nhịp bất ngờ ở resort mới khai trương của Triều Tiên

Đà Lạt trở thành điểm đến tiết kiệm khu vực châu Á mùa hè 2025

Wat Xiengthong - ngôi chùa cổ đẹp nhất cố đô Luang Prabang của Lào

Thác Đầu Đẳng - thác nước hoang sơ nhất ở châu Á dành cho du khách

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng bất ngờ có động thái gây chú ý, giữa ồn ào ảnh nhạy cảm của "gà cưng"
Sao việt
19:08:50 04/07/2025
Bạn gái Văn Thanh từng bị tố mượn Porsche sống ảo, giờ nhận luôn lương thưởng của bạn trai, đứng tên nhà tiền tỷ
Sao thể thao
19:08:24 04/07/2025
Xôn xao clip công nhân bị bắt đứng giữa nắng để nghe "phổ biến công việc"
Netizen
19:02:27 04/07/2025
Thực hư việc Hồ Nhất Thiên tuyên bố giải nghệ
Sao châu á
18:42:14 04/07/2025
Mercedes-Benz mang xe cổ gần 70 năm tuổi trưng bày tại TP HCM
Ôtô
18:36:58 04/07/2025
Tây Ninh: Phát hiện 29 người Việt từng làm tại ổ lừa đảo Campuchia, lý lịch sốc
Tin nổi bật
17:45:21 04/07/2025
Những rắc rối đời tư của ngôi sao Kill Bill trước khi qua đời
Sao âu mỹ
17:24:54 04/07/2025
Cloudflare ngăn chặn AI ăn cắp bản quyền website
Thế giới số
17:21:10 04/07/2025
Song Hye Kyo bất ngờ đeo nhẫn ngón áp út, cư dân mạng sốc "Chị cưới ai?"
Phim châu á
16:30:56 04/07/2025
Samsung sẽ tung Galaxy Z Flip màn hình gập giá rẻ trong năm nay
Đồ 2-tek
16:17:33 04/07/2025