Thời khắc quan trọng đối với châu Âu
Liệu châu Âu có tiếp tục giữ được vai trò “quan trọng” trên trường quốc tế, hay sẽ chìm vào tình trạng chia rẽ và thụ động, khiến vị thế của mình ngày càng trở nên mờ nhạt?
Ngày 19/2/2025, nghĩa là chỉ hai hôm sau hội nghị khẩn cấp với các nhà lãnh đạo châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì một cuộc họp mới về Ukraine với sự tham gia của 19 quốc gia, bao gồm Canada, nhằm nỗ lực phối hợp phản ứng của châu Âu sau khi Mỹ thay đổi chính sách. Ảnh: Emmanuel Macron/X
Bối cảnh ngoại giao quốc tế đã chứng kiến nhiều biến đổi đáng kể kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ, đặc biệt là sự lúng túng dè dặt của các nhà lãnh đạo châu Âu trong các cuộc thảo luận về an ninh và các biện pháp gìn giữ hòa bình cho Ukraine.
Đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều, phơi bày những chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia châu Âu. Trước đây, phần lớn các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ bất kỳ sứ mệnh gìn giữ hòa bình nào tại Ukraine, và chính ông Macron cũng bị gạt ra ngoài lề.
Còn nhớ, sau cuộc họp của khoảng 20 nhà lãnh đạo phương Tây ở Paris, vào hôm 26/2/2024, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không loại trừ khả năng sẽ đưa quân tới Ukraine trong tương lai. Khi đó, tuyên bố về viễn cảnh điều quân đến Ukraine của ông Macron đã gây ra một làn sóng phủ nhận từ các thành viên NATO, với nhiều thành viên lớn của khối, bao gồm Mỹ, Anh và Đức, khẳng định họ không có kế hoạch nào như vậy. Thay vào triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình, tới nay, 28 thỏa thuận an ninh đã được ký kết giữa Kiev với các nước và khối, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Italy, Hà Lan, Phần Lan, Latvia, Tây Ban Nha, Bỉ… trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, ban đầu, dường như các nhà lãnh đạo châu Âu không coi những thỏa thuận này là sự đảm bảo thực sự, mà chỉ xem chúng như những lời hứa mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, ngày nay, một số nhà lãnh đạo châu Âu lại kêu gọi các cam kết an ninh rõ ràng hơn. Điều này có nghĩa là các thỏa thuận được ký kết không hiệu quả, hay nó chỉ phản ánh một sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ châu Âu? Sự chia rẽ này chắc chắn khó có thể dẫn đến một giải pháp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại lễ ký thỏa thuận an ninh ở Warsaw hôm 8/7/2024. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Video đang HOT
Tình hình cấp bách hiện nay, cùng với cách tiếp cận ngoại giao mới của Mỹ dưới chính quyền Trump, đã thúc đẩy châu Âu phải đánh giá lại vai trò của mình. Đề xuất của ông Macron về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đã trở thành tâm điểm của các cuộc thảo luận. Nhà lãnh đạo Pháp hình dung về một “lực lượng trấn an” giúp ổn định Ukraine sau xung đột, cung cấp các đảm bảo an ninh thực tế thay vì chỉ dựa trên những thỏa thuận trên giấy.
Tuy nhiên, đề xuất của ông Macron không nhận được sự đồng thuận. Trong một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris vào hôm 17/2/2025, sự chia rẽ giữa các nước châu Âu đã bộc lộ rõ ràng. Thủ tướng Anh Keir Starmer bày tỏ sự sẵn sàng triển khai quân đội Anh, với điều kiện phải có một thỏa thuận hòa bình bền vững và sự hậu thuẫn từ Mỹ. Ngược lại, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng cuộc thảo luận này là “quá sớm” và “không phù hợp” trong khi chiến sự vẫn đang tiếp diễn, phản ánh lập trường thận trọng của Đức đối với việc can dự quân sự trực tiếp.
Về phần mình, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni bày tỏ hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch, cho rằng việc triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine là phức tạp và có lẽ không hiệu quả nhất. Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thẳng thừng bác bỏ khả năng triển khai quân đội Ba Lan nhưng nhấn mạnh việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua hậu cần và ủng hộ chính trị. Tương tự, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cảnh báo về nguy cơ của một thỏa thuận hòa bình không có lệnh ngừng bắn, lưu ý rằng lực lượng gìn giữ hòa bình hiện không phải là một lựa chọn khả thi do chiến tranh vẫn đang diễn ra.
Những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo châu Âu phản ánh một vấn đề lớn hơn: châu Âu đang vật lộn với việc khẳng định quyền tự chủ chiến lược và năng lực quốc phòng của mình. Các cuộc thảo luận tại Paris cũng đề cập đến nhu cầu gia tăng chi tiêu quốc phòng và xây dựng một chiến lược thống nhất hơn về an ninh tập thể của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có sự thay đổi. Ông Trump đã nhiều lần thể hiện mong muốn tiến hành đàm phán trực tiếp với Liên bang Nga và điều này rất có thể sẽ làm lu mờ vai trò của châu Âu trong vấn đề Ukraine, nơi mà như tiết lộ của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thì kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, họ đã cung cấp số viện trợ trị giá hơn 140,16 tỷ USD, trong đó riêng Đức đóng góp gần 46 tỷ USD. Vậy châu Âu đã phản ứng thế nào?
Rõ ràng, châu Âu đang ở vào một thời điểm quan trọng, mắc kẹt giữa nhu cầu khẳng định vai trò của mình trong an ninh toàn cầu và những thực tế về cam kết quân sự cũng như chính trị. Cuộc tranh luận về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine không chỉ là vấn đề triển khai, mà còn liên quan đến bản sắc và vai trò của châu Âu trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi mà các liên minh truyền thống đang được tái định hình. Cách châu Âu phản ứng với những biến động mới này sẽ không chỉ định hình tương lai của Ukraine mà còn ảnh hưởng đến vị thế chiến lược của EU trong các vấn đề toàn cầu. Tâm điểm tiếp tục dồn về Paris khi ngày 19/2, Tổng thống Macron chủ trì một cuộc họp mới về Ukraine với sự tham gia của 19 quốc gia, bao gồm Canada, nhằm nỗ lực phối hợp phản ứng của châu Âu sau khi Mỹ thay đổi chính sách.
Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine
Lãnh đạo nhiều quốc gia châu Âu đã ngỏ ý cử binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine trong trường hợp lệnh ngừng bắn lâu dài được hiện thực hóa.
Vậy lực lượng này sẽ có quy mô và hoạt động như thế nào?
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Việc duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình có thể tạo thêm gánh nặng đè lên vai quân đội châu Âu, vốn đã cạn kiệt kho vũ khí do cung cấp hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Quan điểm của các quốc gia châu Âu
Pháp là nước nhiệt tình nhất, ủng hộ triển khai lực lượng tới Ukraine. Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại thủ đô Paris của Pháp ngày 17/2, để cùng thảo luận về những nội dung liên quan đến thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đạt được với Nga cũng như kêu gọi các nước thành viên tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine trong năm nay.
Tổng thống Emmanuel Macron đã tiếp đón Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte tại Điện Elysee.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết London sẵn sàng điều lực lượng đến Ukraine để tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình sau khi xung đột kết thúc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức ngày 17/2 cho biết nước này "sẽ không ngần ngại" đóng góp binh sĩ đến Ukraine nếu có khung pháp lý cho động thái như vậy.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói rằng "hoàn toàn có khả năng" nước này gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đén Ukraine, nếu có nhiệm vụ rõ ràng. Chính phủ Hà Lan vào cuối tuần cũng bắn tín hiệu rằng họ có thể đóng góp, với điều kiện có nhiệm vụ rõ ràng và Mỹ cam kết hỗ trợ trong trường hợp leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan, quốc gia có quân đội lớn thứ ba trong NATO, cho biết họ sẽ không cử binh sĩ. Trong khi đó, Tây Ban Nha nhận định vẫn còn quá sớm cho đề nghị như vậy.
Tiềm năng của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Binh sĩ Đức tham gia tập trận tại Altengrabow ở miền Đông nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Matthew Savill, tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), lập luận rằng có một số cấp độ tiềm năng cho lực lượng gìn giữ hòa bình triển khai ở Ukraine sau lệnh ngừng bắn. Đầu tiên là một lực lượng răn đe trên bộ lớn, về lý thuyết có thể chiến đấu, với 100.000 đến 150.000 quân như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn.
Nhưng với việc Mỹ loại trừ khả năng tham gia, chưa rõ liệu riêng mình châu Âu có thể đáp ứng đủ quân số như vậy hay không. Do đó, ông Savill tin rằng giải pháp thay thế đáng tin cậy hơn sẽ là lực lượng gồm hàng chục nghìn binh sĩ ở một số khu vực tiền tuyến. Mô hình khiêm tốn hơn nữa sẽ là lực lượng lớn chuyên về huấn luyện.
Chuyên gia quân sự Ben Barry tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) bổ sung rằng lực lượng trên không và trên biển cũng cần thiết cho bất kỳ hỗ trợ nào trong tương lai cho Ukraine.
Tờ Guardian (Anh) đánh giá binh sĩ châu Âu được triển khai tới Ukraine sẽ khó có khả năng được xếp vào nhóm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Liên hợp quốc (LHQ) thường đảm nhận bố trí các nhiệm vụ như vậy, và sẽ tham gia theo cách công bằng.
Nhiều khả năng lực lượng quân đội châu Âu ở Ukraine sẽ nằm dưới chỉ huy của chính châu Âu, bất kể quy mô nào. Ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết NATO sẽ không đảm bảo an ninh cho lực lượng như vậy.
Theo Guardian (Anh), có khả năng Nga sẽ phản đối sự hiện diện của quân đội châu Âu bên trong lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Pháp tiết lộ nội dung cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp và Thái tử Saudi Arabia diễn ra ngay trước cuộc gặp giữa phái đoàn Mỹ và Nga dự kiến tổ chức tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vào ngày 18/2. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiết lộ ông đã có cuộc điện đàm với Thái tử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Hiện tại, Jeep Vietnam Automobiles (JVA) đang phân phối 4 mẫu xe Jeep ở thị trường Việt gồm SUV Wrangler, Grand Cherokee, Grand Cherokee L và bán tải Gladiator.
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
Vụ cha 'trả thù' thay con ở VL: bạn học, vợ phanh phui sự thật, lộ biểu hiện lạ?
Tin nổi bật
12:40:04 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025