Thói quen dùng tăm xỉa răng và những mối nguy hại khôn lường
Dùng tăm xỉa răng là nguyên nhân khiến răng thưa, lệch, ra máu chân răng, thậm chí nếu vô tình để tăm rơi vào cổ họng sẽ rất nguy hiểm.
Theo BS CKII Phạm Thị Thùy – khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh), thói quen dùng tăm tre để xỉa răng hay ngậm tăm sau khi ăn tưởng chừng là việc làm bình thường nhưng lại rất nguy hiểm. Đặc biệt là trong trường hợp ngậm tăm rồi ngủ quên, khiến tăm rơi vào cổ họng, trở thành dị vật đường thở.
Thói quen dùng tăm cũng là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Điển hình như: Viêm lợi, mòn răng, tổn thương men răng, hôi miệng hay làm mất cấu trúc răng khiến răng bị lệch lạc.
Viêm lợi
Việc sử dụng tăm thường xuyên sẽ làm tăng khoảng cách giữa hai răng, khiến răng bị yếu, lỏng lẻo. Những khoảng hở này chính là môi trường tốt để vi khuẩn và thức ăn bám vào gây bệnh.
(Ảnh minh họa)
Mòn răng
Khi dùng tăm xen vào giữa các kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa, sẽ vô tình tạo ra sự cọ sát, mài mòn, dẫn đến ra máu lợi và mắc kẹt thức ăn bên trong nhiều hơn.
Dần dần, chính sự tác động mạnh của những chiếc tăm thô cứng sẽ làm các khe hở giữa hai chiếc răng rộng hơn, tình trạng mắc răng càng trở nên nghiêm trọng.
Tổn thương men răng
Nhiều người do tâm lý nhanh chóng muốn loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng mà đâm, chọc nhiều lần gây tổn thương men răng và lợi trầm trọng,
Video đang HOT
Hôi miệng
Việc xỉa răng không thể loại bỏ hoàn toàn được thức ăn mắc trong những kẽ răng. Lượng thức ăn này tồn tại lâu trong kẽ răng, phân giải gây ra những mùi hôi khó chịu, khiến bạn bị hôi miệng.
Bác sĩ Thùy khuyến cáo, dùng tăm xỉa răng là thói quen không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm chân răng, sâu răng, viêm nướu… Mọi người nên loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Thay vào đó, mọi người nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên, đúng phương pháp tối thiểu 2 lần/ngày để có một hàm răng khỏe mạnh.
Ngoài ra, nêu không may bi hoc hoăc khi có hiện tượng ho, khó thở sau hóc, sặc dị vật (tăm) trong họng, người bệnh không được tự ý dung tay móc hoặc sử dung các phương pháp chữa mẹo. Hành động này sẽ khiến tăm rơi sâu vào họng, gây tổn thương và khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
“Việc cần làm lúc này là đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và lấy dị vật, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu để lâu, dị vật sẽ gây thủng đường tiêu hóa, gây viêm loét, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh”, BS Thùy nhấn mạnh.
Các hành động vô tình khiến răng sâu hỏng khó chữa
Cắn móng tay, đánh răng quá mạnh hay ăn vặt liên tục khiến răng của bạn bị ảnh hưởng.
Theo Hiệp hội Nha khoa Thế giới, 3,9 tỷ người trên toàn cầu bị sâu răng không được điều trị. 31% người lớn được hỏi thừa nhận, họ không đánh răng hai lần một ngày.
Tuy nhiên, răng sâu hỏng không chỉ do lười đánh răng, ít đi kiểm tra định kỳ. Có những thói quen tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại gây ra vấn đề lâu dài với răng miệng.
Cắn móng tay
Ảnh minh họa: Kami Kohani Dds
Thói quen này khiến móng tay của bạn nham nhở và nguy cơ hình thành sâu răng. Đó là khi các mẩu móng tay mắc kẹt giữa kẽ răng. Lâu dần, giữa các răng sẽ hình thành khoảng trống - chỗ tích tụ mẩu thức ăn thừa.
Vắt nước cốt chanh vào nước uống
Chanh khiến nước lọc có hương chua mát, dễ uống hơn. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì hành động này đều đặn sẽ gây hại vì axit trong trái cây có thể làm mất men răng.
Đánh răng quá mạnh
Chải mạnh bằng bàn chải lông cứng làm hỏng răng và gây hại cho nướu. Để tránh gây kích ứng nướu và sâu răng, hãy dùng bàn chải lông mềm trong hai phút, đánh nhẹ nhàng.
Mở miệng khi ngủ
Nếu ngáy hoặc thở bằng miệng vào ban đêm, bạn không chỉ làm chảy nước dãi ra gối mà còn có nguy cơ làm hỏng răng. Khoang miệng nhanh chóng bị khô, dẫn đến bệnh về nướu và sâu răng.
Nhai tăm xỉa răng
Tăm có vẻ là một công cụ hữu ích để loại bỏ những phần thức ăn cuối cùng trong kẽ răng nếu bạn không dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, tăm sẽ khiến các kẽ răng trở nên rộng hơn.
Ngoài ra, một số người có thói quen ngậm và nhai tăm gây hại về lâu dài. "Việc nhai hầu hết những thứ không ăn được là không nên", bác sĩ Shahrooz Yazdani, Phòng khám nha gia đình Yazdani (Ontario, Canada), chia sẻ.
Luôn ăn vặt
Việc bạn ăn vặt liên tục không chỉ có hại cho vòng eo mà còn tác động tiêu cực đến màu răng. Khi đó, răng của bạn được ngâm trong axit nhiều. Thông thường, mọi người ít khi đánh răng sau bữa ăn nhẹ nên răng sẽ có nhiều nguy cơ bị sâu.
Nhai kẹo cao su có đường
Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể làm hơi thở thơm tho, nhưng nếu kẹo vẫn có đường, bạn đang gây hại cho răng. Khi bạn có thói quen này trong một thời gian dài, sẽ có nguồn cung cấp đường liên tục cho vi khuẩn gây sâu răng.
Kẹo cao su không đường chính là giải pháp thay thế giúp giảm nguy cơ suy yếu răng.
Uống nhiều cà phê
Ảnh minh họa: CBS
Cà phê giúp bạn sảng khoái vào buổi sáng, nhưng axit trong loại đồ uống này có thể gây hại cho men răng.
Theo các chuyên gia, bạn có thể uống cà phê trong bữa ăn nhẹ lành mạnh có nhiều chất xơ. Bạn nên uống cà phê pha loãng, nhờ đó, lượng axit cũng giảm và ít bám dính trên răng của bạn.
Uống nước ngọt
Nước ngọt có nhiều tác hại không tốt cho cơ thể như làm tăng cân, gây ra một số bệnh nội tạng và hại răng.
Khi bạn uống nước ngọt, đường, axit và vi khuẩn tích tụ trong miệng. Bạn nên súc miệng nửa giờ sau khi uống để ngăn ngừa sâu răng.
Bài thuốc chữa viêm lợi, hôi miệng Viêm lợi, miệng hôi là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, Đông y gọi cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng; hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ. Trẻ em thường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Trị phồng rộp da do cháy nắng
Có thể bạn quan tâm

Duy Zuno lên tiếng chuyện được 'đẩy thuyền' với con nuôi Phi Nhung
Sao việt
21:18:06 02/05/2025
Hồ Hạnh Nhi, Huỳnh Tông Trạch gây bàn tán sau nhiều năm chia tay
Sao châu á
21:14:15 02/05/2025
UAV tấn công quy mô lớn làm rung chuyển nhiều sân bay quân sự Nga ở Crimea
Thế giới
21:12:18 02/05/2025
2,8 triệu lượt xem cô gái "thả rông" quỳ lạy giữa đường, gào thét tên nữ ca sĩ thống trị Spotify
Nhạc quốc tế
21:08:15 02/05/2025
Hojlund gây bão mạng với bình luận sau chiến thắng của MU
Sao thể thao
20:54:40 02/05/2025
Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng
Xe máy
20:16:20 02/05/2025
Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4
Nhạc việt
19:58:16 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
Netizen
19:40:31 02/05/2025
Bắt tạm giam người đàn ông bị cáo buộc lừa "chạy" việc giáo viên
Pháp luật
19:26:32 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025