Thông điệp từ chuyến thăm Đông Á của Tổng thư ký NATO
Chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản của người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong tuần này làm nổi bật ưu tiên chiến lược của khối quân sự.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong chuyến thăm Căn cứ không quân Iruma, Nhật Bản, ngày 31/1. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo kênh DW (Đức), ưu tiên chiến lược này là giải quyết các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên cũng như tác động toàn cầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine đồng thời tìm cách thắt chặt quan hệ chính trị của NATO với các đồng minh hàng đầu châu Á.
Thách thức của NATO mang tính “toàn cầu”
Ông Stoltenberg khởi động chuyến thăm của mình tại Hàn Quốc vào 29/1 và được các quan chức hàng đầu của Hàn Quốc tiếp đón tại Seoul. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin, ông Stoltenberg đã đề cập đến các chương trình hạt nhân và tên lửa “của Triều Tiên.
Tổng thư ký NATO cho biết ông tin rằng Triều Tiên đang giúp Nga trong cuộc xung đột với Ukraine và điều này nhấn mạnh cách châu Âu và châu Á “liên kết với nhau”. Tuy nhiên, cả Triều Tiên và Nga đều đã lên tiếng bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng trợ giúp Moskva.
Video đang HOT
Ông Stoltenberg cũng kêu gọi Hàn Quốc “đẩy mạnh vấn đề hỗ trợ quân sự” cho Ukraine và thúc đẩy Seoul bật đèn xanh cho hoạt động xuất khẩu vũ khí trực tiếp, thay đổi quy định của nước này về việc đưa vũ khí đến các vùng xung đột.
Hàn Quốc đã và đang hỗ trợ Ukraine bằng viện trợ phi sát thương. Hàn Quốc cũng đã ký các thỏa thuận vũ khí để cung cấp xe tăng và máy bay chiến đấu cho thành viên NATO là Ba Lan. Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc tái khẳng định rằng việc cung cấp vũ khí cho các quốc gia có xung đột là đi ngược lại chính sách của nước này.
Chia sẻ với hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Chúng ta cần giải quyết những mối đe dọa và thách thức toàn cầu, bao gồm cả những thách thức đến từ Trung Quốc, và một cách để làm điều đó là hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực”. Cuối tuần này, người đứng đầu NATO dự kiến sẽ tổ chức thêm các cuộc đối thoại an ninh với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và các quan chức khác ở Tokyo.
Ông Jim Townsend tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, mô tả chuyến đi châu Á của ông Stoltenberg là một trong những “sự trấn an” đối với các đối tác châu Á. “Thời điểm chuyến thăm của ông Stoltenberg rất quan trọng. Xung đột tại Ukraine đã ảnh hưởng đến các nước châu Á và mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với Nga cũng là một mối đe dọa cần được giải quyết. Sự hiện diện của ông Stoltenberg ở Tokyo cho thấy NATO muốn tăng cường quan hệ đối tác với châu Á. Những chuyến thăm này cũng thể hiện sự thống nhất vì nó cho thấy NATO và châu Á sẵn sàng hợp tác với nhau. Sự kiện này báo hiệu mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nhằm tìm cách đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên và Nga ở châu Á”.
Căng thẳng gia tăng ở châu Á
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (phải) trong cuộc gặp Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tại Seoul ngày 30/1. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2022 ở Madrid (Tây Ban Nha), các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc đã thể hiện sự cấp bách trong giải quyết các thách thức ở Đông Á. Ông Kishida khi đó bày tỏ về khả năng xảy ra xung đột ở Đông Á trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự và hiện diện ngày càng nhiều ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Cùng với các lãnh đạo Nhật Bản và Australia, ông bày tỏ tầm quan trọng của việc cải thiện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng với NATO. Hàn Quốc cũng mở phái đoàn ngoại giao tại NATO vài tháng sau hội nghị thượng đỉnh này.
Giáo sư Ramon Pacheco Pardo tại Đại học King’s College London (Anh), nhận định việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với NATO là “một chiến lược quân sự cần thiết” đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản trong hoàn cảnh hiện tại.
Giáo sư Ramon Pacheco Pardo phân tích: “Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều bày tỏ rằng an ninh ở châu Âu có liên quan đến châu Á”. Theo ông, Hàn Quốc và Nhật Bản mong muốn tập trung xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và an ninh mạng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông bổ sung: “NATO cũng luôn mong muốn gắn kết hơn nữa với các đối tác của mình ở châu Á và sử dụng chuyên môn của họ về công nghệ mạng và tình báo quân sự nào có thể được sử dụng để giải quyết các thách thức từ Trung Quốc hoặc Triều Tiên”.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã gọi chuyến thăm của ông Stoltenberg là “khúc dạo đầu cho đối đầu và chiến tranh khi nó mang những đám mây đen của ‘Chiến tranh Lạnh mới’ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Ông Townsend phân tích: “Đối với NATO, chuyến thăm này hoàn toàn là một sự trấn an đối với người dân Hàn Quốc và người dân Nhật Bản, để cho họ biết rằng họ có những người bạn ở châu Âu và Mỹ quan tâm đến an ninh của khu vực thuộc châu Á này”.
Nhật Bản và NATO khẳng định vai trò của hợp tác an ninh trong củng cố trật tự quốc tế
Trong hội đàm giữa Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại thủ đô Tokyo ngày 31/1, hai bên đã nhất trí nâng tầm quan hệ hợp tác về an ninh trong tình hình mới.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong chuyến thăm Căn cứ không quân Iruma, Nhật Bản, ngày 31/1/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tuyên bố chung sau hội đàm đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Nhật Bản và NATO trong bối cảnh môi trường chiến lược hiện nay có nhiều thay đổi. Hai bên cùng nhất trí cho rằng cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thay đổi mang tính thời đại và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt. Thế giới đang ở trong môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Về hợp tác Nhật Bản - NATO trong môi trường chiến lược mới, hai bên đánh giá cao sự phát triển của hợp tác Nhật Bản - NATO trong giải quyết các thách thức an ninh truyền thông như an ninh biển, kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, hai bên cũng xác định sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh khác như không gian vũ trụ, không gian mạng, truyền thông chiến lược và tình báo, đồng thời xem xét mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc phòng.
Ngoài ra, hướng tới nâng tầm hợp tác Nhật Bản - NATO trong thời đại mới, hai bên khẳng định sẽ tăng cường điều phối chiến lược về hợp tác song phương, vận dụng các khuôn khổ phù hợp để thảo luận hướng đi mới trong tương lai.
Tổng Thư ký Stoltenberg và Thủ tướng Kishida hoan nghênh sự tham gia của NATO với vai trò quan sát viên trong tập trận chung Nhật - Mỹ trong năm 2022 như một biểu tượng về sự hợp tác với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sẽ mở rộng hơn nữa xu hướng này. Nhà lãnh đạo Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ tham gia thường xuyên cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC) và Hội nghị Tham mưu trưởng NATO.
Cuối cùng, hai bên bày tỏ tin tưởng rằng hợp tác Nhật Bản - NATO sẽ thể hiện giá trị trong môi trường an ninh phức tạp và khắc nghiệt hiện nay, góp phần duy trì và củng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền.
Mục đích chuyến thăm châu Á của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg Ngày 29/1, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tới Hàn Quốc - điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du tới châu Á bao gồm Nhật Bản. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN Theo giới phân tích, chuyến đi của người đứng đầu NATO được thực hiện nhằm mục đích tăng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Intel công bố lộ trình chiến lược

Nhiều nước EU muốn 'mở khóa' để tăng chi tiêu quốc phòng

Chuyến tàu cao tốc tê liệt vì một con rắn

Bà Harris công kích 100 ngày đầu nắm quyền của ông Trump

Tesla bác tin tìm người thay thế ông Elon Musk

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố từ chức

Những ứng cử viên sáng giá để lãnh đạo thành quốc Vatican

Lính thủy đánh bộ Mỹ cần vũ khí cho tiêm kích mới

Trung Quốc bất ngờ tố ngược Mỹ về nguồn gốc Covid-19

Campuchia chuẩn bị giai đoạn 2 dự án kênh đào Phù Nam Techo

Khởi công cầu đường bộ đầu tiên nối liền Triều Tiên và Nga

Hàn Quốc lục soát nhà riêng cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Nguy cơ bùng nổ xung đột Ấn Độ - Pakistan

Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025