Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Theo dõi VGT trên

Trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý cũng như xã hội, Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa chính thức thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Ngày 12/4, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, các tầng lớp nhân dân và ý kiến của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình tổng thể (lần 2), Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tiếp thu để chỉnh sửa, hoàn thiện, trình Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 27/7.

Đây là căn cứ để xây dựng dự thảo các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình tổng thể sẽ được tiếp tục xem xét để ban hành chính thức cùng các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Hình 1

Chương trình cấp tiểu học. Ảnh chụp màn hình.

Cụ thể, cấp tiểu học có các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc như sau: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5), Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3), Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, lớp 5), Khoa học (ở lớp 4, lớp 5), Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5), Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).

Các môn học tự chọn bao gồm Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

Ở cấp THCS, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Hình 2

Video đang HOT

Chương trình cấp THCS. Ảnh chụp màn hình.

Các môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật), Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.

Các môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Theo Zing

Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ

Chương trình giáo dục phổ thông nếu chỉ thay đổi tên môn học, không khắc phục được những nhược điểm cũ thì rõ ràng không có lý do để tồn tại.

Đó là nhận định của thạc sĩ Lê Minh Tiến, tốt nghiệp thủ khoa khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV TP.HCM, lấy bằng thạc sĩ Xã hội học tại Bỉ, hiện là giảng viên của khoa Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM.

- Bộ GD&ĐT vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi mạnh mẽ và kỳ vọng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thạc sĩ có nhận xét gì về Chương trình giáo dục phổ thông mới này?

- Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi muốn thay cái cũ bằng cái mới thì thông thường người ta phải tiến hành đánh giá toàn diện những cái được, cái tốt và những cái chưa được, những cái còn bất cập của cái cũ để từ đó thiết kế cái mới nhằm phát huy những cái được và khắc phục những bất cập của cái cũ.

Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ - Hình 1

Thạc sĩ Lê Minh Tiến.

Đọc Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), chúng tôi không thấy nhóm soạn thảo có bất cứ đánh giá nào về Chương trình GDPT hiện hành mà chỉ nói chung chung là "Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học".

"Nền giáo dục hiện hành chủ yếu dạy để thi chứ không phải học để sống, học để làm người.

Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách".

Thạc sĩ Lê Minh Tiến

Vấn đề đặt ra là theo Nhóm soạn thảo Chương trình mới, đâu là những ưu điểm của các chương trình đã có của Việt Nam để Chương trình mới kế thừa?

Các chương trình đã có là chương trình hiện hành hay toàn bộ những chương trình đã và đang được áp dụng cho nền GDPT Việt Nam từ trước đến nay?

Nhóm soạn thảo đã có những nghiên cứu, đánh giá nào và bằng phương pháp gì để nhận diện những ưu điểm của (các) chương trình cũ? Những nghiên cứu, đánh giá ấy có đáng tin cậy không, có được công bố và bảo vệ trước giới học thuật để đảm bảo tính khả tín hay không?

Rõ ràng là chúng ta không biết được những điều này và do đó không thể biết được Chương trình mới kế thừa cái gì, khắc phục cái gì của những chương trình cũ.

- Vậy theo thạc sĩ, đâu là những tồn tại, bất cập của chương trình cũ đã đến lúc cần phải thay đổi là gì?

- Những bất cập của Chương trình phổ thông hiện hành không đâu xa mà là những vấn đề được dư luận báo chí thường đề cập trong nhiều năm qua.

Trước hết là vấn nạn dạy thêm - học thêm: Đây là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối của xã hội trong thời gian dài và đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới dạy thêm-học thêm là vì chương trình GDPT hiện hành bị đánh giá là quá nặng nề, chứa đựng quá nhiều kiến thức hàn lâm khiến cho các em học sinh không thể tiêu hóa nổi nếu chỉ học trên lớp.

Từ đó dẫn đến vấn nạn dạy thêm - học thêm dai dẳng trong xã hội. Vậy Chương trình mới có đảm bảo rằng nội dung chương trình sẽ chỉ cần học trên lớp là đủ mà không cần phải đi học thêm như chương trình hiện hành không?

Thứ hai, nền giáo dục hiện hành của chúng ta thường được đánh giá là nền giáo dục chủ yếu dạy học để thi chứ không phải học để sống, học để làm người. Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách.

Mà việc học kiến thức khoa học để thi lại do chương trình chứa đựng quá nhiều kiến thức nên giáo viên không có thời gian chứ không phải do giáo viên không muốn giáo dục nhân cách cho học sinh.

Vấn nạn kế tiếp của giáo dục phổ thông cũ là hình như chỉ đánh giá học sinh qua điểm số, phân biệt giữa môn chính và môn phụ khiến các em học sinh lẫn giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho các môn chính để thi có điểm số cao và gần như lơ là thậm chí là xem thường các môn học bị cho là các môn phụ, tức những môn không được tính điểm để xét lên bậc học cao hơn (hiện lớp 5 lên lớp 6 chỉ dựa vào điểm của hai môn là Toán và Tiếng Việt).

Vậy Chương trình mới sẽ khắc phục điều này như thế nào hay vẫn giữ cách đánh giá như cũ? Đây là điều chưa được nói đến trong Dự thảo của Chương trình mới.

Qua một vài vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng Nhóm soạn thảo Chương trình mới cần phải có một đánh giá toàn diện và khả tín về những ưu khuyết điểm của (các) chương trình GDPT cũ và phải thiết kế Chương trình mới trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các chương trình đã và đang được áp dụng tại Việt Nam.

Chứ nếu chỉ thay đổi tên môn học trong khi không khắc phục được những nhược điểm của các chương trình cũ thì rõ ràng là Chương trình mới không có lý do để tồn tại.

Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

VKSND Tối cao: Tài xế xe tải có lỗi trong cái chết của bé gái ở Vĩnh LongVKSND Tối cao: Tài xế xe tải có lỗi trong cái chết của bé gái ở Vĩnh Long
12:00:11 03/05/2025
Con trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻCon trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻ
10:53:48 03/05/2025
Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?
11:08:04 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mêCa sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
13:05:29 03/05/2025
Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?
09:39:36 03/05/2025
Nhặt được drone bị rơi đêm 30/4 không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?Nhặt được drone bị rơi đêm 30/4 không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?
09:15:11 03/05/2025
Vợ chồng Linh Tý bị nghi đã cạch mặt Hồng Loan, chị Ni lập tức ra mặtVợ chồng Linh Tý bị nghi đã cạch mặt Hồng Loan, chị Ni lập tức ra mặt
09:59:44 03/05/2025
Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?Vợ Văn Hậu nghi né 'tà' Chu Thanh Huyền, chung khung hình biểu cảm 'sượng trân'?
13:43:54 03/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nam vũ công cao 1,78m đóng vai chính trong 'Lật mặt 8' của Lý Hải là ai?

Nam vũ công cao 1,78m đóng vai chính trong 'Lật mặt 8' của Lý Hải là ai?

Sao việt

15:18:41 03/05/2025
Khác với hình ảnh chàng thiếu niên gầy gò, da ngăm của vùng quê miền biển trong Lật mặt 8, ngoài đời Đoàn Thế Vinh sở hữu chiều cao 1,78 m, vóc dáng cân đối, gương mặt điển trai
3 con giáp cần cắt giảm chi tiêu, đề phòng rỗng túi ngày 3/5

3 con giáp cần cắt giảm chi tiêu, đề phòng rỗng túi ngày 3/5

Trắc nghiệm

15:17:16 03/05/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy, đây là lúc tuổi Tý cần phải khôn ngoan và nhanh nhạy với thời cuộc hơn.Nếu một tình huống bất ngờ thay đổi thì điều bạn cần làm là tìm cách thích nghi
Nguyễn Quang Dũng nghẹn lòng trước người đàn ông 'gà trống nuôi con' khi vợ mất

Nguyễn Quang Dũng nghẹn lòng trước người đàn ông 'gà trống nuôi con' khi vợ mất

Tv show

15:12:28 03/05/2025
Hoàn cảnh của gia đình anh Tấn Cường trong chương trình Mái ấm gia đình Việt khiến đạo diễn Nguyễn Quang Dũng không khỏi xót xa.
Khởi tố nhóm thanh niên tổ chức "bay lắc" tại Karaoke OLALA ở Vĩnh Long

Khởi tố nhóm thanh niên tổ chức "bay lắc" tại Karaoke OLALA ở Vĩnh Long

Pháp luật

15:08:52 03/05/2025
Đây là các bị can liên đến nhóm 21 thanh niên tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy tại Karaoke OLALA (phường 4, TP Vĩnh Long) vào ngày 18/4.
Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?

Bản hit 3 tỷ lượt xem, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung kiếm được bao nhiêu tiền?

Nhạc việt

15:07:41 03/05/2025
Trước cơn sốt của Viết tiếp câu chuyện hòa bình , nhiều khán giả cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ kiếm bộn tiền .
Nóng: 1 Á hậu đình đám tố chồng đại gia dùng dao tấn công, đe dọa gây chấn động showbiz

Nóng: 1 Á hậu đình đám tố chồng đại gia dùng dao tấn công, đe dọa gây chấn động showbiz

Sao châu á

15:05:27 03/05/2025
Ngày 3/5, tờ HK01 đưa tin cuộc nhân của Lý Minh Tuệ - Á hậu Hong Kong 1997 và đại gia Trần Hạc Dương đã rạn nứt, đang làm thủ tục ly hôn.
Vợ Quang Hải ngày càng mất hút, "hết thời", mẹ chồng liền đổi thái độ?

Vợ Quang Hải ngày càng mất hút, "hết thời", mẹ chồng liền đổi thái độ?

Netizen

14:45:24 03/05/2025
Khi chồng thi đấu, vợ Quang Hải chỉ xuất hiện trên khán đài để ủng hộ một cách thầm lặng, không công khai rầm rộ như trước. Trên các trang mạng xã hội, vợ Quang Hải cũng chỉ đăng tải vỏn vẹn 2 hình ảnh về hoạt động lần này.
Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Tin nổi bật

14:44:51 03/05/2025
Thay vì những hình ảnh tiêu cực, một nhóm sinh viên tại TPHCM đã ghi điểm bằng hành động ấm áp: Mời hai cựu chiến binh bị đuổi chỗ cùng mình xem diễu binh.
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này

Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này

Thời trang

14:29:30 03/05/2025
Joy là một trong những nữ idol nổi tiếng với nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo nhưng không kém phần quyến rũ. Cô có rất nhiều khoảnh khắc thời trang được phong thần , gây sốt trên mạng xã hội.
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười

"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười

Lạ vui

14:04:40 03/05/2025
Sau hơn 20 lần thực hiện đủ các vụ trộm cắp mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, cuối cùng kẻ trộm tinh quái này cũng sa lưới.
One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo

One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo

Thế giới số

14:03:30 03/05/2025
Samsung đang chuẩn bị mang đến One UI 8 tính năng RAM Plus mới giúp các thiết bị Galaxy tăng hiệu năng nhanh chóng mà không tốn 1 xu.