Thủ lĩnh phe đối lập miền đông Ukraine ra lệnh tổng động viên
Người đứng đầu Cộng hòa Donetsk tự xưng phát lệnh tổng động viên, huy động tất cả nam giới đứng lên chống lại cái mà ông gọi là “xâm lấn từ Kiev”.
Một tay súng thuộc lực lượng vũ trang DPR. Ảnh: Sputnik
Thủ lĩnh Cộng hòa Donetsk (DPR) và Cộng hòa Lugansk (LPR) tự xưng ở miền đông Ukraine ngày 19/2 đã phát lệnh tổng động viên đối với nam giới nhằm đáp lại các đợt pháo kích từ quân đội Ukraine nhằm vào khu vực giới tuyến.
Trong bài phát biểu được ghi băng video, người đứng đầu DPR, ông Denis Pushilin, kêu gọi tất cả những người thuộc lực lượng dự bị động viên tới các điểm đăng ký nghĩa vụ quân sự, để gia nhập lực lượng của DPR. “Tôi kêu gọi mọi nam giới ở DPR có đủ khả năng cầm súng đứng dậy để bảo vệ gia đình, trẻ em, vợ con, bố mẹ”, ông Pushilin nói.
Cùng thời điểm, thủ lĩnh LPR Leonid Pasechnik cũng ra thông báo về lệnh tổng động viên tương tự.
Video đang HOT
Giao tranh có dấu hiệu nóng lên ở vùng Donbass. DPR cáo buộc quân đội chính phủ Ukraine dùng pháo hạng nặng bắn phá nhiều khu làng dọc giới tuyến, kéo dài từ ngày 17/2 cho đến sáng ngày 19/2. Về phần mình, chính quyền Kiev cáo buộc DPR hàng chục lần vi phạm lệnh ngừng bắn trong ngày 18/2, khi tiến hành pháo kích nhiều ngôi làng nằm trong vòng kiểm soát của Kiev.
Xung đột leo thang khiến chính quyền tự xưng ở miền đông khởi động việc sơ tán công dân tới Nga. Evgeny Katsavalov, một nhân vật cấp cao ở LPR cho biết trong ngày 18/2 đã có khoảng 25.000 công dân trong vùng rời sang Nga. LPR cũng đang lên kế hoạch sơ tán thêm 10.000 công dân, trong đó có 100 trẻ từ hai trại mồ côi.
Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga
Giới lãnh đạo chính trị Ukraine không nên để các cường quốc bên ngoài quyết định tương lai của nước mình.
Ông Volodymyr Ishchenko, cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Âu, Đại học Freie Berlin bình luận trên trang Al Jazeera mới đây rằng, vào cuối tháng 1/2022, khi các nước phương Tây tăng cường đưa tin về một "cuộc xâm lược sắp xảy ra" từ Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nghi ngờ về vấn đề này trong một cuộc họp báo với các phóng viên nước ngoài. "Tôi là Tổng thống Ukraine và tôi đang sống ở đây, tôi nghĩ tôi nắm tình hình cụ thể ở đây tốt hơn", ông Zelensky nói sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nga triển khai các phương tiện tham gia cuộc tập trận ở vùng Rostov cuối tháng 1/2022. Ảnh: Reutes
Theo ông Ishchenko, cho đến nay, các sáng kiến ngoại giao của Ukraine khá "thiện cận", khai thác nỗi sợ hãi về "cuộc xâm lược sắp xảy ra" để có thêm vũ khí từ phương Tây hoặc chiến dịch tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, các loại vũ khí hiện đang được cung cấp cho Ukraine sẽ không thể cứu nước này trong trường hợp bị Nga tấn công tổng lực. Tương tự, các biện pháp trừng phạt do phương Tây đề xuất khó có thể làm tổn thương Nga nặng nề.
"Liên minh" với Anh và Ba Lan được công bố vào ngày 1/2, được cho là một biện pháp của Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang gặp rắc rối sâu sắc ở trong nước, hơn là một hiệp ước hiệu quả có thể đảm bảo sự bảo vệ cho Ukraine.
Triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine cũng có vẻ khá mờ mịt, mặc dù thực tế là các cường quốc phương Tây đã bác bỏ yêu cầu của Nga để Kiev có thể chính thức trở thành thành viên NATO. Lúc này, cánh cửa vào NATO coi như đã đóng lại, như chính ông Zelensky đã từng nói về tư cách thành viên NATO: "Tôi không bao giờ đi thăm trừ khi được mời. Tôi không muốn cảm thấy mình kém cỏi, một kẻ hạng hai".
Một trong những thắng lợi của Nga trong trong thời gian vừa qua là vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO trở nên nguy hiểm và gây chia rẽ hơn đối với châu Âu. Giờ đây, một số nước có thể nghi ngờ rằng liệu việc chấp nhận Ukraine có làm cho tất cả các nước NATO khác kém an toàn hơn hay không.
Bối cảnh này có thể dẫn đến ba kịch bản cơ bản trong dài hạn. Đầu tiên là Ukraine gia nhập NATO, có nghĩa là Nga thất bại và mất vị thế cường quốc ở Âu-Á. Đây là hy vọng của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Các thành viên của phong trào này coi Ukraine không chỉ đấu tranh cho chủ quyền của mình mà còn là một phần của việc loại bỏ "Đế chế Nga". Họ hy vọng sẽ chứng kiến các cuộc xung đột kiểu Chechnya nổ ra trên khắp đất nước Nga.
Vấn đề là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine không quan tâm phần lớn người Ukraine sẽ nghĩ gì về những tổn thất trong một cuộc thập tự chinh lâu dài để khiến Nga trở nên bất ổn. Họ cũng không tính đến việc liệu phần còn lại của thế giới có thực sự muốn chứng kiến sự sụp đổ của Nga và dẫn đến cuộc nội chiến trên lãnh thổ của một cường quốc hạt nhân hay không.
Kịch bản thứ hai là một thỏa thuận quốc tế về sự trung lập của Ukraine, hay cái gọi là "Phần Lan hóa" Ukraine, đề cập đến quyết định lịch sử của Phần Lan trong việc liên kết với châu Âu, nhưng tránh gây thù địch với Nga bằng cách không gia nhập NATO.
Vấn đề đặt ra với đề xuất này là nó không thể thực thi được khi có sự phản đối ở trong nước, trong khi quốc tế có rất ít niềm tin rằng Điện Kremlin sẽ cam kết tình trạng trung lập nhưng có chủ quyền của Ukraine. Ukraine cần những đảm bảo mạnh mẽ hơn một hiệp ước có thể bị Nga phá vỡ bất cứ lúc nào.
Điều này dẫn đến kịch bản thứ ba, bao gồm việc xây dựng một cấu trúc an ninh bao trùm cho toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Ukraine và Nga. Các bên liên quan có thể bắt đầu bằng các cuộc tham vấn an ninh khu vực thường xuyên, xây dựng các chuẩn mực hành vi mới giữa các cường quốc, đồng minh của họ và các quốc gia không liên kết, đồng thời đưa ra các đảm bảo an ninh đa phương chi tiết được khẳng định lại bằng các biện pháp kiềm chế quân sự sâu rộng và xây dựng lòng tin minh bạch.
Chi tiết về cấu trúc như vậy đã được đưa ra trong một đề xuất toàn diện gần đây do một nhóm các chuyên gia phi chính phủ từ Mỹ, EU, Nga và 5 quốc gia nằm giữa Nga và NATO, trong đó có Ukraine, đưa ra. Một thỏa thuận như vậy có thể thiết lập không gian kinh tế và an ninh chung từ Lisbon (hoặc thậm chí là Vancouver) đến Vladivostok, như một số người hy vọng vào cuối Chiến tranh Lạnh. Ukraine có lợi ích quan trọng là nằm trong số những nước khởi xướng và tham gia tích cực vào quá trình này và định hình các kết quả của nó.
Khôi phục tình trạng không liên kết của Ukraine sẽ là bước đầu tiên cần thiết, điều này đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp Ukraine. Năm 2019, để tái đắc cử, ông Poroshenko đưa mục tiêu "hội nhập Châu Âu" vào hiến pháp Ukraine.
Không kém phần quan trọng, Ukraine cũng cần một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với các thoả thuận Minsk mà việc thực hiện đã bị đình trệ trong 7 năm, mặc dù chúng tuân theo logic cơ bản của tất cả các thỏa thuận hòa bình lớn trong những thập kỷ qua. Điều này sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán trực tiếp với đại diện của các khu vực đòi độc lập ở Donbass.
Ukraine và lực lượng đòi độc lập tố nhau vi phạm lệnh ngừng bắn tại Donbass Lực lượng đòi độc lập do Nga hậu thuẫn và Quân đội Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Donbass, miền đông Ukraine. Ảnh: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), lực lượng vũ trang Ukraine đã nã pháo vào Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng 29 lần trong vòng 24 giờ qua, đồng thời sử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
Sao việt
06:28:07 09/05/2025
Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe
Ẩm thực
06:00:22 09/05/2025
"Chị gái Son Ye Jin" nổi tiếng khắp châu Á: Biểu tượng nhan sắc Hàn Quốc đời đầu, giờ biến mất như chưa từng tồn tại
Hậu trường phim
05:56:19 09/05/2025
Phim 18+ Nhật Bản gây sốc nhất cuối thế kỷ 20: Khán giả bị lừa, bỏ chạy giữa rạp
Phim châu á
05:55:10 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025