“Thủ phủ vàng đen”: Tạo sinh kế cho nông dân xóa nợ, làm giàu
Sau khi “thủ phủ vàng đen” ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai ) trở thành mảnh đất nợ nần, nhiều gia đình tán gia bại sản phải rời xứ đi nơi xa làm ăn để trả nợ.
Ngược lại, một số gia đình vì cha mẹ già, con thơ không thể đi nên đành bám trụ lại quê nhà. Trước tình hình đó, Hội Nông dân huyện Chư Sê đã vận động nhiều nguồn kinh phí để xây dựng các mô hình nhằm giúp bà con phát triển kinh tế, xóa nợ.
Từ nguồn kinh phí do hội viên, các nhà hảo tâm đóng góp, từ năm 2016 đến nay Hội Nông dân huyện đã triển khai mô hình nuôi dê bách thảo. Với kinh phí khoảng 70 triệu đồng, xoay vòng 1 năm 3 xã, mỗi xã 3 đàn dê (mỗi đàn 3 dê cái và 1 dê đực), sau 4 năm thực hiện đã có nhiều hộ nghèo, cận nghèo có vốn tái đàn, mở rộng mô hình.
Đàn dê trong mô hình của Hội Nông dân huyện Chư Sê. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Nhận thấy hiệu quả từ loại vật nuôi này, Hội Nông dân huyện tiếp tục xây dựng thêm một mô hình nuôi dê bách thảo từ nguồn vốn 70 triệu đồng do ngân sách huyện hỗ trợ. Từ mô hình mới này, trong năm 2019 Hội đã bàn giao 21 con dê giống cho 3 hộ nghèo, cận nghèo của các làng Nhă (xã Ia Blang), Blut Roh (xã Al Bá) và Tơ Drah (xã Bar Măih), mỗi hộ 1 con dê đực và 6 con dê cái.
Theo Hội Nông dân huyện, cả hai mô hình đàn dê thoát nghèo và nuôi dê Bách Thảo hiện phát triển khá tốt, nhiều hộ dân đã có vốn tái đàn. Dê là loại vật nuôi dễ nuôi, ít bệnh tật, đầu tư ít, chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn lá keo có sẵn nên phù hợp với nhiều hộ dân.
Ngoài 2 mô hình từ đàn dê, Hội Nông dân huyện Chư Sê còn xây dựng nhiều mô hình khác như chuyển đổi hồ tiêu chết sang trồng chuối xuất khẩu, trồng dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động, kết hợp trồng cà phê – tiêu – nuôi cá, nuôi gà Ai Cập siêu trứng, mô hình trồng măng tây, cây dược liệu sâm đương quy… nhằm mở hướng sinh kế cho hôi viên, nông dân.
Ông Hồ Sỹ Thuần – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Sê, cho biết việc triển khai xây dựng các mô hình kinh tế giúp người dân thoát nghèo cũng gặp không ít khó khăn. Những hội viên được hỗ trợ đều là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo chưa nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi, một số có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước… Do vậy Hội đã tổ chức các lớp tập huấn về cây trồng, vật nuôi cho người dân; vận động các hộ sản xuất kinh doanh giỏi giúp đỡ các hộ nghèo về kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm; vận động hội viên chuyển đổi cây trồng…
Theo Danviet
Độc đáo: Trồng dâu, nuôi tằm trên vùng "nghĩa trang" hồ tiêu
Nhằm cứu nông dân "thủ phủ" hồ tiêu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê (Gia Lai) đã triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm bằng kỹ thuật và giống mới.
Ông Lê Sỹ Quý - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê cho biết, nhiều năm nay, nông dân trồng tiêu trên địa bàn đang đối mặt với tình trạng tiêu chết hàng loạt, việc tìm cây trồng thay thế hết sức khó khăn.
Tháng 8/2018, trung tâm phối hợp với UBND xã Al Bá chọn 6 hộ để triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm trên đất hồ tiêu chết. Khi đưa tằm vào nuôi thí điểm, chỉ sau 15 ngày, tằm cho lứa kén đầu tiên, đạt chất lượng rất tốt, đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân. Bà con đang hi vọng đây là mô hình mở ra hướng đi mới trong điều kiện giá cà phê xuống thấp, do hồ tiêu chết vì dịch bệnh.
Người dân kiểm tra chất lượng kén tằm. Ảnh: K.N
Một trong những hộ tham gia thí điểm thành công là chị Nguyễn Thị Hường (thôn Tứ Kỳ Bắc, xã Al Bá, huyện Chư Sê). Trước đây, gia đình chị trồng hồ tiêu, cà phê, về sau vườn cây bị chết hết do dịch bệnh và mất giá, kinh tế gia đình rất khó khăn. Cuối năm 2018, trong lúc đang bế tắc, chị được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đầu tư giống, tập huấn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.
"Cứ hơn nửa tháng, gia đình tôi thu được 39kg kén, với giá bán 125.000 đồng/kg, thu được gần 5 triệu đồng. Tôi thấy trồng dâu nuôi tằm có vốn đầu tư thấp, nhưng lại cho thu nhập khá ổn định, thời gian mỗi chu kỳ rất ngắn, nên sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất" - chị Hường nói.
Cũng như chị Hường, sau khi hồ tiêu bị chết, nhiều nông dân loay hoay tìm cây trồng thay thế, nhưng do tự mày mò, chạy theo phong trào, nên "tránh vỏ dưa, đạp vỏ dừa". Khi tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, ai cũng phấn khởi vì kết quả rõ ràng.
Cũng theo ông Quý, từ thực tế thí điểm, nghề nuôi tằm có độ rủi ro thấp do chỉ đầu tư khoảng 1 triệu đồng/hộp giống, thời gian nuôi đến thu hoạch chỉ khoảng 15 ngày. Ước tính mỗi sào (1.000m2) dâu tốt có thể đảm bảo lượng thức ăn nuôi 1 hộp tằm, 1 hộp tằm sẽ cho 50kg kén, lợi nhuận thu được cao gấp 4 lần so với trồng các loại cây trồng truyền thống.
Do vậy, sắp tới, trung tâm sẽ đề nghị UBND huyện đầu tư mở rộng vùng quy hoạch trồng dâu, nhân rộng ra các xã khác để có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vườn tiêu chết, vườn cà phê già cỗi nhằm giúp người dân có nguồn thu nhập khá hơn.
Đối với người dân "thủ phủ" hồ tiêu, nghề trồng dâu nuôi tằm tuy mới mẻ, nhưng mạnh dạn chuyển đổi cây trồng là yêu cầu cấp thiết để khôi phục kinh tế. Theo Phòng NNPTNT huyện Chư Sê, trước tình trạng hồ tiêu bị dịch bệnh và mất giá, huyện đã nỗ lực tìm kiếm các loại cây trồng thay thế. Kết quả có một số cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, đặc biệt là có giá trị cao và đầu ra ổn định, trong đó có mô hình trồng dâu nuôi tằm.
Theo Danviet
Yêu cầu làm rõ vụ "khai tử" nhầm 48 người đang sống Báo Thanh tra ngày 28/11/2019 có bài "Gia Lai: Nhân viên y tế "khai tử" nhầm 48 người đang sống", phản ánh việc sau khi kiểm tra thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai phát hiện có tới 48 trường hợp khai tử "nhầm". Sau khi Báo đăng, BHXH tỉnh Gia Lai đã có Văn bản số 1187/BHXH-GĐBHYT yêu cầu các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025