Thứ trưởng Bộ Giáo dục: Cán bộ coi thi cần nhận diện được thiết bị gian lận công nghệ cao
Các điểm thi cần tập huấn chặt chẽ, nghiêm túc tới các bộ coi thi về thiết bị công nghệ cao để đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia 2018 an toàn, nghiêm túc.
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hải Dương ngày 20/6.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hải Dương ngày 20/6.
Gian lận công nghệ cao sẽ bùng phát?
Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết, công an tỉnh Hải Dương đã phân công hơn 700 cán bộ chiến sĩ công an tham gia phục vụ kỳ thi THPT quốc gia 2018 trên địa bàn tỉnh.
Ông Hiển cho hay, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên lực lượng công an đã tham gia đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kỳ thi nhất là bảo quản công tác in sao đề thi, vận chuyển đề thi; tăng cường triển khai biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm quy chế thi, không để xảy ra cháy nổ, phân luồng giao thông, không để trường hợp vi phạm xảy ra đột xuất…kiên quyết đấu tranh sai phạm; Chủ động phối hợp với các hội đồng thi xây dựng bảo vệ an toàn cho cán bộ coi thi, học sinh.
Đối với trường hợp gian lận công nghệ cao, ông Hiển cho rằng, các thiết bị công nghệ cao ngày càng tinh vi, ví dụ như tai nghe bé như hạt đậu đen. Trong khi đó, công an chỉ bảo vệ vòng ngoài và việc gian lận thi cử công nghệ cao lại chủ yếu ở trong phòng thi.
Do đó, ông Hiển kiến nghị, Ban chỉ đạo thi cần tăng cường tập huấn quán triệt các biện pháp nghiệp vụ chống gian lận cho các cán bộ coi thi, vì với kinh nghiệm kỳ thi vừa qua, gian lận công nghệ cao sẽ xảy ra trong đợt thi tới- ông Hiển cảnh báo.
Tại buổi làm việc, tán đồng kiến nghị của Phó giám đốc công an tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho rằng, tỉnh Hải Dương cần quan tâm tới việc phổ biến, quán triệt tinh thần phòng và chống gian lận công nghệ cao cho cán bộ giám thị trong tác nghiệp. Cần quan tâm tới địa điểm làm thi, lực lượng làm thi.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, yêu cầu Hải Dương cần chú ý tăng cường triển khai mạnh mẽ việc phòng chống gian lận thiết bị công nghệ cao.
Thứ trưởng Độ cũng lưu ý, trong buổi tập huấn cán bộ coi thi tới đây, các địa phương cần lưu ý các điểm thi phải phối hợp với công an photo các mẫu thiết bị công nghệ cao để cán bộ coi thi nhận diện được trước khi vào phòng coi thi.
“Cán bộ coi thi nên nhắc thí sinh trước khi vào phòng thi cần loại bỏ ý tưởng gian lận. Bởi nếu có ý định gian lận bằng mọi hình thức nào, thiết bị công nghệ cao nào cũng sẽ bị phát hiện và bị xử lý nghiêm” – thứ trưởng Độ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thứ trưởng: Tăng cường kiểm tra quạt mát, tường rào…
Ông Lương Văn Việt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết, năm nay, Hải Dương có hơn 20.000 thí sinh đăng ký dự thi với 34 điểm thi, trong đó, có 11.690 thí sinh dự thi tốt nghiệp và tuyển sinh; 7.757 thí sinh thi để tốt nghiệp và 605 thí sinh thi để xét tuyển đại học. Mỗi điểm thi có 2 – 6 cán bộ làm nhiệm vụ giám sát 868 phòng thi; mỗi cán bộ giám sát không quá 07 phòng thi.
Có 5 trường đại học phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hải Dương gồm: ĐH Xây dựng; ĐH Hải Dương, ĐH Sao Đỏ; ĐH Kỹ Thuật Y tế Hải Dương; CĐ Hải Dương.
Đoàn kiểm tra thi của Bộ GD&ĐT kiểm tra một phòng thi
Theo ông Lương Văn Việt, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị kỳ thi tại Hải Dương đã hoàn tất. Công tác in sao đề thi, vận chuyển đề thi được đảm bảo nghiêm ngặt.
Địa điểm in sao đề thi được đảm bảo an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, có đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, thực hiện đúng 03 vòng độc lập.
Khi vận chuyển đề thi đều có lãnh đạo phòng ban trong Sở và công an PA 83 của tỉnh đi cùng giám sát. Sau khi các điểm trường nhận đề thi, sẽ được bố trí để đề thi được để trong tủ đựng an toàn, có niêm phong và bố trí công an bảo vệ 24/24, có thanh tra cắm tại điểm thi giám sát đến khi thi xong.
Ông Việt đánh giá, công tác phối hợp hoạt động thi giữa Bộ GD&ĐT và địa phương rất nhịp nhàng, đồng bộ. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn như huy động lực lượng cán bộ làm thi; bố trí ăn nghỉ cho lực lượng cán bộ trường đại học về tỉnh coi thi…
Tại buổi làm việc, ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương, cho biết, Hải Dương xác định kỳ thi THPT quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nên luôn tạo mọi điều kiện, huy động mọi lực lượng để tổ chức tốt nhất cho kỳ thi; không chủ quan và quan tâm, chỉ đạo thường xuyên tới các điểm thi. Đồng thời, yêu cầu các điểm thi tập huấn chặt chẽ, nghiêm túc tới các bộ coi thi trong phòng thi để đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để ổn định cho tâm lý tốt hơn thí sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã đánh giá cao công tác chuẩn bị thi của tỉnh Hải Dương và đề nghị tỉnh tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra tại điểm thi như điều kiện cơ sở vật chất, tường rào, bàn ghế, đèn, điện, quạt mát… trường có nhà dân sát trường học, trường học sát đường đi, sát tường rào để đảm bảo an toàn nhất cho kỳ thi.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Trình Ủy ban TV Quốc hội 2 dự thảo Luật, sửa quy chế tuyển sinh THCS
Tuần vừa qua, Bộ GD&ĐT thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Cũng trong tuần, Thông tư 05 sửa đổi một số điều khoản của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành...
ảnh minh họa
Nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến Luật Giáo dục
Trong khuôn khổ của phiên họp thứ 22 (khóa XIV), chiều 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Dư luận quan tâm đến nội dung miễn học phí cho học sinh THCS ở trường công lập và tăng lương nhà giáo không còn được đề cập trong dự thảo luật cũng như trong tờ trình Bộ GD&ĐT thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại phiên họp, ghi nhận và tiếp thu những ý kiến của các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình quan điểm đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, có yếu tố quyết định đến chất lượng Giáo dục.
Phó Thủ tướng cho rằng, về cơ bản chúng ta chủ động được số lượng giáo viên theo từng ngành, từng cấp. Dựa vào đó, chúng ta bố trí theo yêu cầu và nếu có hệ thống lương xứng đáng theo từng nơi thì chất lượng giáo dục sẽ nâng lên.
Liên quan đến vấn đề này, TS Trịnh Ngọc Thạch - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội; thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi - cho biết: Bộ Nội vụ đang được Chính phủ giao thực hiện Đề án cải cách tiền lương, nên vấn đề lương của tất cả các đối tượng sẽ được đưa vào Đề án chung của Chính phủ, trong đó có lương nhà giáo và không thể hiện chính sách lương trong luật để đảm bảo tính thống nhất về chế độ lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Vấn đề học sinh THCS trong diện phổ cập không phải đóng học phí, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất chưa đưa vào Luật để nghiên cứu và có lộ trình thích hợp, căn cứ vào những điều kiện tài chính thực tế để thực hiện.
Ngoài ra, so với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định miễn học phí đối với HS, SV sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm. Theo đó, HS, SV sư phạm sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm và giao Chính phủ quy định cụ thể về chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với HS, SV khối ngành này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi nhận và đánh giá cao nhưng ý kiến xác đáng góp ý cho Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục của các đại biểu. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cơ bản các ý kiến đều hoan nghênh Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã chủ động nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến Luật Giáo dục.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Sửa Luật phải đảm bảo tính khả thi và có tính kế thừa để từ Luật này làm nền có cơ sở sửa luật khác toàn diện hơn, ví dụ: Luật Giáo dục Đại học, Luật Dạy nghề và tới đây có thể là Luật Nhà giáo. Ban soạn thảo cần nghiên cứu toàn diện nhưng thận trọng để đáp ứng nội dung yêu cầu, không gây tâm tư xáo trộn, phân vân trong xã hội.
Cái gì chưa rõ thì bình tĩnh nghiên cứu. Đồng thời đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tới đây sẽ thẩm tra chính thức và phối hợp với Ban soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ.
Sửa đổi quy chế tuyển sinh THCS, THPT
Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2, khoản 2 Điều 4, điểm d khoản 1 và đoạn đầu khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, nếu trước đây ghi rõ "tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển" thì quy chế sửa đổi quy định: Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng chính thức bãi bỏ điểm khuyến khích tuyển sinh vào lớp 10 từ 15/4/2018. Tuy nhiên, đối với các sở GD&ĐT có quy định cộng điểm khuyến khích đối với học sinh thi nghề phổ thông vẫn tiếp tục áp dụng trong tuyển sinh năm học 2018-2019.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo "Góp ý dự thảo Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học"
Tiếp tục chấn chỉnh văn hóa ứng xử trường học
Gần đây xảy ra một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến văn hóa ứng xử xảy ra trong trường học. Bộ GD&ĐT đã nhanh chóng có văn bản yêu cầu làm rõ sự việc và đề nghị cơ quan chức năng tại địa phương xử lý đúng người, đúng việc.
Tuần qua, một giáo viên tại Nghệ An bị phụ huynh hành hung. Chiều tối 15/3, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Sở GD&ĐT đề nghị công an trên địa bàn vào cuộc điều tra xác minh làm rõ vụ việc và xử lý theo đúng pháp luật việc hành hung nhà giáo.
Đồng thời, đề nghị Sở GD&ĐT Nghệ An qua sự việc trên rút kinh nghiệm và lưu ý trong toàn Ngành về văn hoá ứng xử trường học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện; đồng thời nâng cao kỹ năng sư phạm cho nhà giáo, không để những sự việc đáng tiếc tiếp tục xảy ra.
Giáo dục và Thời đại đưa tin: Ngày 14/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã chủ trì Hội thảo "Góp ý dự thảo Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học". Một loạt vấn đề thời sự liên quan đến văn hóa ứng xử trong trường học thời gian gần đây được các đại biểu lấy làm ví dụ khi nêu những ý kiến góp ý.
Đặc biệt, tại đây, các đại biểu đều đưa góp ý cho Dự thảo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học". Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên; Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho người học của đội ngũ nhà giáo; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng Chiều 6/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo quy định về Thông tư chính tả trong chương trình, sách giáo khoa mới. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về các nội dung được thể hiện trong dự thảo, trong đó có nội dung về từ Hán Việt. Thứ trưởng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Body cuồn cuộn gây sốc của Angela Phương Trinh
Sao việt
13:45:22 22/05/2025
Toyota RAV4 GR Sport 2026 ra mắt tại Mỹ với phong cách mạnh mẽ
Ôtô
13:44:09 22/05/2025
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên
Tin nổi bật
13:41:43 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
Thế giới
13:38:39 22/05/2025
Lưu Thi Thi chọn thời cơ 'vứt' Ngô Kỳ Long, biết số tài sản chia đôi fan sốc?
Sao châu á
13:35:45 22/05/2025
Nhiều bác sĩ chi từ 200 đến 300 triệu để mua chứng chỉ hành nghề y giả
Pháp luật
13:28:36 22/05/2025
Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản
Lạ vui
13:23:22 22/05/2025
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025