Thứ trưởng GD&ĐT nêu điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học
Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học.
Trả lời VTC News tối 5/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường đại học/học viện là cơ sở giáo dục với trình độ đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc vài lĩnh vực. Còn, đại học là cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực và gồm nhiều trường đại học/khoa thành viên.
Sở dĩ việc nâng cấp từ trường đại học thành đại học sẽ giúp các đơn vị tăng tính tự chủ, thể hiện trong việc phân cấp quản lý, quản trị các trường thành viên. Cùng với đó, khi trở thành đại học, cơ sở này có thể sáp nhập, hợp nhất một số khoa, viện thành viên.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.
“Việc thay đổi cơ cấu này mang tính cơ học, nhằm giảm bớt số ngành nhỏ lẻ, tạo ra các trường mang tính liên ngành nhiều hơn. Từ đó, giúp phát triển nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng đào tạo. Một đại học với rất nhiều khoa thì sẽ bị phân mảnh trong quản lý, kém liên kết hơn so với khi sáp nhập các khoa thành trường trực thuộc”, Thứ trưởng nói.
Một đại học có thể có nhiều trường đại học thành viên. Các trường thành viên này có tư cách pháp nhân, cấp bằng tốt nghiệp riêng hoặc cũng có thể chỉ là trường trực thuộc, không có tư cách pháp nhân, không cấp bằng tốt nghiệp riêng.
Về tổ chức quản trị, Hội đồng trường đại học sẽ trở thành Hội đồng đại học. Khi đó, Hội đồng đại học sẽ đề ra chiến lược phát triển tầm vĩ mô hơn, áp dụng cho cả các đơn vị thành viên.
Thứ trưởng cho rằng, không nên đánh giá trường đại học hay đại học có lợi hơn, đồng thời không coi đây là xu hướng, bởi mỗi cơ sở sẽ phù hợp với một mô hình.
“Không phải cứ lên đại học là tốt hơn, quan trọng trường đó phải đủ năng lực, điều kiện, quy mô đào tạo. Các trường trung bình, nhỏ, năng lực tự chủ chưa cao thì rõ ràng mô hình đại học không phù hợp”, Thứ trưởng Sơn lưu ý các trường không ồ ạt nâng cấp, chuyển đổi mô hình.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lý giải vì sao tỷ lệ người nhập học đại học thấp
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, có một thực tế rất đáng rất trăn trở khi so sánh tỉ lệ người theo học đại học, tức là toàn bộ sinh viên đang học đại học so với người trong tuổi học đại học (thường là từ 18 - 23 tuổi) của Việt Nam đang thấp so với khu vực và trên thế giới.
Tăng chất lượng đào tạo, Trường Đại học Phenikaa là một trong những trường có tỷ lệ người nhập học cao trong mùa tuyển sinh 2022. Ảnh: LV.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn nêu thực trạng: Tính quy mô trung bình 6.000 - 7.000 sinh viên/trường là khá thấp; mặc dù cơ sở giáo dục đại học nhiều.
Có 3 yếu tố quan trọng tác động vào tỷ lệ trên.
Thứ nhất, giáo dục đại học cũng là một ngành dịch vụ. Nhu cầu của thị trường kinh tế xã hội với nguồn nhân lực trình độ cao đại học, sau đại học không được như các nước khác. Yêu cầu về số lượng, chất lượng trình độ, cơ cấu trình độ cho thấy số lượng quy mô đào tạo đại học, sau đại học, đặc biệt tỷ lệ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thấp gấp nhiều lần.
Thứ hai là nguồn cung của các cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể là về năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo. Năng lực ở đây hạn chế bởi nguồn lực của con người, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính bó hẹp khiến không tăng nhanh số lượng. Yếu tố quan trọng nữa là chất lượng đào tạo. Chất lượng cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều. Mặc dù, chất lượng các cơ sở giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biến trong thời gian qua nhưng thực tế lại chưa đáp ứng được.
Thứ ba là người học luôn cân nhắc chi phí và lợi ích đạt được. Lựa chọn học trường này trường kia, đi học trong nước hay ngoài nước, chọn trường đại học hay học trường nghề... Đặc biệt, quay lại chất lượng, người học chưa tin tưởng chất lượng thì số lượng không tăng được.
Tuyển sinh 2023: Không để tình trạng 'ma trận' phương thức xét tuyển Kỳ tuyển sinh năm 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến xét tuyển đại học một đợt với mọi phương thức, nhằm rút ngắn thời gian tuyển sinh. Tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Công an TP Hồ Chí Minh đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm đợt cao điểm
Pháp luật
20:19:16 04/05/2025
Dương Dương bị khui hint hẹn hò "bản sao của tình cũ" rõ như ban ngày, netizen giễu cợt "kịch bản 10 cô như 1"
Sao châu á
20:00:49 04/05/2025
Sao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làm
Sao việt
19:55:39 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
Netizen
19:25:07 04/05/2025
Nhẹ nhàng mà cuốn hút, túi cói chiếm sóng thời trang hè 2025
Thời trang
19:12:55 04/05/2025
Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5
Thế giới
18:56:41 04/05/2025
Cảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiều
Sức khỏe
18:46:30 04/05/2025