Thứ trưởng GD&ĐT: ‘Tinh giản, rút ngắn thời gian học kỳ 2′
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay các địa phương tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2. Việc dạy qua truyền hình rút ngắn được thời gian học.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Anh: Việt Linh.
Hai lần lùi thời gian kết thúc năm học
- Thời gian qua, Bộ GD&ĐT có những giải pháp gì để phòng, chống Covid-19 trong trường học, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông trong điều kiện học sinh không thể đến trường?
- Ngay từ giai đoạn đầu Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia, căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh, ban hành hơn 30 văn bản chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp. Địa phương chuẩn bị các điều kiện phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; tập huấn giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh để hướng dẫn học sinh; xây dựng kế hoạch dạy bù để sẵn sàng đón học sinh đến lớp trở lại, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát bảo đảm an toàn.
Thời gian cho học sinh tạm nghỉ, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình, giáo viên và học sinh để giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn tự học, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin với tình hình địa phương.
Video đang HOT
Nhà trường khuyến khích giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập, có sự kết hợp giữa ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và vận dụng kiến thức trong phòng, chống bệnh dịch.
Căn cứ tình hình dịch bệnh được kiểm soát đến thời điểm đầu tháng ba, Bộ GD&ĐT điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học đến trước ngày 30/6, thi THPT quốc gia từ ngày 23/7 đến 26/7.
Bộ GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đến trường trở lại từ đầu tháng 3 để bảo đảm hoàn thành chương trình theo khung thời gian đã điều chỉnh. Đến ngày 9/3, 48/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THPT đến lớp trở lại, tỷ lệ học sinh đến trường đạt trên 98%.
Tuy nhiên, khi xuất hiện những ca mắc mới, tình hình dịch bệnh lại có diễn biến phức tạp, một lần nữa, Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia từ ngày 8/8 đến 11/8.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cho học sinh đi học trở lại phù hợp tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương, đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.
- Hiện nay, tình hình học sinh THPT đi học trở lại của các địa phương như thế nào?
- Đến nay, cả nước có 29/63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh THPT đi học và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT, bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh trong quá trình học tập tại trường.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, hiện, cả nước có 29/63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh THPT đi học và thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.
Sẽ có đề thi minh họa THPT quốc gia 2020
- Trước tình hình Covid diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT có giải pháp thế nào để chủ động ứng phó, đảm bảo chương trình năm học trong giai đoạn tiếp theo?
- Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT rà soát, tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2 để hướng dẫn cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm thực hiện chương trình trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy học qua Internet, trên truyền hình làm cơ sở tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tổ chức dạy học trên truyền hình và đề nghị địa phương gửi các bài giảng về Bộ GD&ĐT để lựa chọn, phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên toàn quốc. Từ đó, các địa phương rút ngắn được thời gian hoàn thành chương trình theo khung thời gian năm học đã điều chỉnh.
Thứ ba, căn cứ chương trình đã tinh giản nội dung dạy học, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và công bố đề tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 để tạo thuận lợi cho học sinh lớp 12 trong quá trình học tập, ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kỳ thi được tổ chức từ ngày 8/8 đến 11/8.
Bộ GD&ĐT tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020 và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Công nhận kết quả học trực tuyến nếu dạy - học bảo đảm yêu cầu
Do học sinh sinh viên nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 nên Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tăng cường dạy học qua truyền hình và internet.
Nhiều địa phương đã tổ chức dạy học trực tuyến miễn phí trên truyền hình khá hiệu quả. Vấn đề mà người học quan tâm hiện nay là có kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập trực tuyến hay không?
Em Phạm Thúy Hiền, học sinh Trường THCS Quang Trung đang học trực tuyến tại nhà. Ảnh: HOÀNG HÙNG
PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, trước tình hình dịch bệnh, ngay từ những ngày đầu, Bộ GD-ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương, nhà trường duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình và liên lạc giữa giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm) với học sinh để giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn các em tự học qua hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường. Tuy nhiên, lúc đó mới đặt ra vấn đề việc học chủ yếu là ôn tập.
Sau đó, vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ của học sinh kéo dài, Bộ GD-ĐT có văn bản về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học. Khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. "Hiện chưa có quy định cụ thể về việc dạy học trực tuyến, trên truyền hình với các yêu cầu về tài liệu, bài học, đội ngũ, hạ tầng... để kiểm soát chất lượng học tập của học sinh. Bởi vậy, Bộ GD-ĐT đang dự thảo quy định những nội dung này.
Theo đó, nếu địa phương, nhà trường có hệ thống để tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình bảo đảm quy định của Bộ GD-ĐT; việc học của học sinh được giám sát, bảo đảm chất lượng thì khi đó, kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình học trực tuyến, học trên truyền hình được công nhận. Các nhà trường sẽ công nhận kết quả đó cho học sinh", ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, đây cũng không phải là vấn đề mới. Trong hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018 mà các trường đang thực hiện, bộ đã hướng dẫn thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau. Trong đó, bao gồm: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá đó cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp THCS, THPT). Do đó, Bộ GD-ĐT sẽ soạn thảo quy định cụ thể về việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, để từ đó có thể công nhận kết quả học tập khi các em học bằng phương thức này. "Bộ sẽ sớm ban hành quy định này để các địa phương, nhà trường có căn cứ thực hiện", ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.
Hiện nay, dù Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT có phương án giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học cho học sinh, nhưng hiện tại chưa có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về vấn đề giảm nhẹ chương trình ra sao, nên các địa phương lúng túng khi triển khai. Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ GD-ĐT đã từng có văn bản giao các nhà trường chủ động rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành...
Trong lần này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để cụ thể hơn, Bộ GD-ĐT đang rà soát, tinh giản chương trình và sớm ban hành hướng dẫn, giúp các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học, tinh gọn, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu của chương trình, phù hợp với bối cảnh học sinh phải nghỉ dài vì dịch bệnh.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, bộ đã 2 lần điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, hết tháng 3 hoặc tuần đầu tháng 4 học sinh có thể quay lại trường học thì chúng ta vẫn đủ quỹ thời gian để nhà trường, học sinh ôn tập. Nếu việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình được triển khai tốt thì với chuẩn bị đó, thời gian hoàn thành chương trình năm học sẽ bảo đảm.
PHAN THẢO
Bộ GDĐT lưu ý 3 nội dung tinh giản trong chương trình học cho học sinh Trong thời gian này học sinh các cấp học trên toàn quốc vẫn đang phải nghỉ học để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là nội dung chương trình học tới đây sẽ như thế nào, Bộ GDĐT sẽ tinh giản nội dung học ra sao... Trước diễn biến phức tạp của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

G-Class Trung Hoa sắp xuất hiện, động cơ lai có thể chạy hơn 1.000 km
Ôtô
12:10:58 20/05/2025
Vụ Thùy Tiên bị 'tóm': chủ đích nói dối ăn 7 tỷ, CĐM mất niềm tin với giới KOL?
Netizen
12:10:30 20/05/2025
Xe số thiết kế cá tính hơn Honda Wave Alpha, giá từ 17,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
12:10:29 20/05/2025
Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc!
Sao châu á
11:48:18 20/05/2025
Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực
Thế giới
11:33:46 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025