Thủ tướng chỉ thị về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, giáo viên
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế, địa phương, tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi.
Ngày 3/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.
Xây dựng phương án tiêm vắc xin cho học sinh
Theo chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội , các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (đối tượng dưới 18 tuổi).
Bộ GD-ĐT phải rà soát, gửi Bộ Y tế cấp bổ sung và tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên các cấp học theo quy định.
Bộ Y tế xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT nghiên cứu chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách phù hợp trong một số trường hợp đặc thù; có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú để phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ em, học sinh.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường truyền thông, tuyển sinh trực tuyến; đẩy mạnh đào tạo trực tuyến ở những ngành nghề phù hợp.
Tổ chức triển khai việc hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định.
Xem xét miễn giảm cước Internet cho học sinh, giáo viên
Cũng theo Chỉ thị, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.
Các nhà xuất bản (NXB) cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới, nhất là tại các địa phương tổ chức học trực tuyến.
Hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp; xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các nhà trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
Khẩn trương miễn giảm học phí và xem xét giảm giá cước Internet cho học sinh, giáo viên.
“Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục. Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập, nhất là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh.
Dự báo dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, để tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình, chất lượng và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe , vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm”, Chỉ thị nêu rõ.
Khẩn trương miễn giảm học phí
Đối với các địa phương, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục.
Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội hoặc tăng cường giãn cách xã hội phải có kế hoạch khống chế dịch cụ thể, nhanh nhất, sớm nhất để triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 hiệu quả.
Địa phương không có dịch Covid-19, chủ động phương án cho học sinh tựu trường và thường xuyên sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm Covid-19…
Những nơi đang có dịch và thực hiện Chỉ thị số 15 /CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Trước mắt, tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.
Khẩn trương thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm không học sinh nào không được đến trường sau dịch Covid-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non.
Có giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh, giáo viên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình…
Vụ đề thi giống 80% đề ôn tập: Bộ GDĐT lên tiếng về mối quan hệ của thầy giáo và Ban ra đề thi
Ngày 13/7, MXH xôn xao về sự việc: Buổi tổng ôn đêm cuối trước ngày thi cho 4.000 thí sinh khóa VIP của một thầy Phó Hiệu trưởng giống đến 80% đề thi thật do Bộ GD-ĐT công bố.
Thầy giáo trong sự việc là thầy Phan Khắc Nghệ (Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Tĩnh).
Ông Đinh Đức Hiền, giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội), cho biết buổi tổng kết trọng tâm đêm cuối ngày thi cho 4.000 thí sinh khóa VIP của thầy giáo Phan Khắc Nghệ có những nội dung trùng hợp với đề thi thật một cách bất ngờ.
Cụ thể, thầy Hiền phản ánh như sau: "Sau khi nhận được phản hồi của nhiều đồng nghiệp, học sinh về việc 2 video của buổi live tổng ôn cuối cùng ngay sát trước ngày thi chính thức 8/7 của thầy Phan Khắc Nghệ, khi so sánh mã đề chẵn và lẻ của đề thi thật và những tài liệu của thầy Nghệ, tôi không thể tin vào mắt về sự tương đồng giữa đề của thầy Nghệ và đề thi chính thức, tỉ lệ tương đồng/tương tự tới 80% (32/40 câu)".
Ngoài ra, theo giáo viên này, nếu đây là sự đoán trước đề thì thực sự là chuyện vô cùng lạ ở Việt Nam. Vì bên cạnh các nội dung dạng chữ, còn có nhiều hình vẽ không có trong sách giáo khoa hay bất kỳ đề nào trước đó. Đặc biệt, một số câu có sự trùng lặp từng câu chữ một cách chính xác, nguyên vẹn như trong đề thi. Liệu rằng đây có thể là do sự trùng hợp ngẫu nhiên? - ông Hiền thắc mắc. Ông Hiền cho biết thêm đã chính thức có kiến nghị gửi đến Bộ GDĐT. Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT, đã hồi đáp thư của thầy Hiền và cho biết, đang cùng các cơ quan chức năng xác minh sự việc.
Trước thông tin này, thầy giáo Phan Khắc Nghệ (giáo viên Sinh học, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) khẳng định, những nội dung mình ôn tập đều xuất phát từ kiến thức sách giáo khoa và có tham khảo đề thi thử của một số tỉnh thành có uy tín trong việc dạy và học. Ông Nghệ cho biết: "Tất nhiên khi nhìn thấy đề và nội dung phản ánh thì mọi người cũng sẽ rất tò mò và thắc mắc nhưng tôi cho rằng không lạ. Tâm lí của người luyện thi thì cả quá trình luyện rất bài bản toàn bộ chương trình nhưng những buổi cuối cùng thì thường sẽ cô đọng và đoán đề. Tôi khẳng định việc thầy Hiền nói như vậy là không đúng".
Theo lí giải của thầy giáo Nghệ, thứ nhất, nội dung được chỉ ra là những nội dung có thể đạt điểm 6-7 thì hoàn toàn là nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức để tốt nghiệp. Trong quá trình ôn thi, ông dựa vào các nguồn như: hướng dẫn giảng dạy của Bộ GDĐT, nội dung đề tham khảo được Bộ GDĐT công bố và nguồn đề của một số tỉnh có uy tín như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá...
Thầy Nghệ chỉ rõ: "Những nội dung trong đề của tôi là rất tường minh. Nói trúng đề tương đồng là đúng chứ y nguyên thì không phải. Toàn bộ nội dung mà thầy Đinh Đức Hiền băn khoăn đều là nội dung kiến thức ở mức cơ bản, có các câu hình vẽ ở mức vận dụng thấp nhưng nguồn tham khảo rất rõ ràng. Cần nói rõ thêm rằng, nội dung trong 2 buổi cô đọng kiến thức mà thầy Đinh Đức Hiền băn khoăn đều cô đọng từ những đề ôn luyện mà tôi đã đăng công khai cho học sinh trên Fanpage và kênh YouTube của mình".
Về vụ đề thi tốt nghiệp bị phản ánh giống 80% đề ôn tập, đại diện Bộ GDĐT cho hay: Thầy Nghệ năm nay không nằm trong Ban ra đề thi. Còn theo một thông tin khác, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết đã nắm được thông tin, đang phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh thông tin về sự việc phản ánh đề thi ôn tập môn Sinh học giống đề thi tốt nghiệp THPT. Về phía giáo viên bị tố là thầy Phan Khắc Nghệ cho biết sẵn sàng đối chất và hợp tác để 2 giáo viên sớm ổn định cuộc sống và chuyên tâm về việc dạy học.
"Theo kinh nghiệm của tôi, khi có giáo viên phản ánh thì Bộ GD-ĐT sẽ vào cuộc. Việc này là nên làm và hành động càng sớm càng tốt để ổn định dư luận. Tôi cũng sẵn sàng hợp tác để mọi chuyện sớm sáng tỏ, từ đấy phụ huynh và học sinh cũng yên tâm học tập hơn".
Một trong 4.000 thí sinh trong khóa VIP ôn luyện của thầy Nghệ cho biết những câu hỏi được cho là giống đề minh họa đã được thầy Nghệ cho ôn tập và rèn luyện từ tháng 2 - tháng 3 rồi.
Bạn S.Đ (THPT Hoa Lư A) cũng là một trong những học trò theo học khóa online của thầy Nghệ. Là sĩ tử 2k3 vừa hoàn thành xong kỳ thi, dù về tự tra điểm không được cao, song nam sinh cũng không phủ nhận những bài giảng chi tiết của thầy Nghệ.
"Thực tế các câu hỏi lý thuyết đơn thuần nằm trong SGK chứ có xa vời đâu mà nghĩ thầy trò tụi mình gian lận. Chỉ buồn là làm trong ngành với nhau, thầy chưa hỏi kỹ mọi chuyện đã vội đăng mọi thứ lên mạng xã hội".
Trong khi đó, cũng có rất nhiều thầy cô ủng hộ thầy Nghệ và cũng mong sự việc sớm có kết luận chính thức để cả 2 giáo viên ổn định lại cuộc sống cũng như chuyên tâm dạy học.
TP.HCM tạm ngưng lấy mẫu tầm soát diện rộng trong ngày 3/7 Để tập trung lấy mẫu cho thí sinh dự kỳ thi THPT, Sở Y tế đề nghị các địa phương tạm dừng lấy mẫu tầm soát diện rộng trong ngày 3/7. Ngày 2/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ký công văn về tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho học sinh, giáo viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025