Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sẽ thăm Greenland vào tuần sau, chỉ vài ngày sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ JD Vance và sự kiện thành lập liên minh cầm quyền mới tại vùng lãnh thổ tự trị này.
Trong thông báo phát đi ngày 29.3, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết chuyến thăm nhằm “củng cố mối quan hệ với Greenland” và tăng cường hợp tác giữa hai bên, theo tờ Politico. “Tôi mong tiếp tục mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy giữa Greenland và Đan Mạch”, bà nói.
Phó tướng của ông Trump chê Đan Mạch không bảo vệ được Greenland trước Nga, Trung Quốc
Trước đó, Greenland đã công bố liên minh cầm quyền mới vào ngày 28.3, bao gồm đảng Dân chủ Greenland và các đảng khác. Thủ lĩnh liên minh Jens-Frederik Nielsen nhấn mạnh đây là động thái thể hiện sự đoàn kết, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng sức ép nhằm sáp nhập Greenland vào lãnh thổ Mỹ.
Trong khi bà Frederiksen sẽ gặp ông Nielsen và người dân Greenland, Phó tổng thống Mỹ JD Vance không được chính quyền Greenland mời và cũng không gặp gỡ người dân trong chuyến thăm của ông hôm 28.3. Thay vào đó, ông đến căn cứ không gian Pituffik của Mỹ tại Greenland và kêu gọi lãnh thổ này “đạt được một thỏa thuận” với Washington.
Chim hải âu bay trên thủ phủ Nuuk của Greenland ngày 29.3. ẢNH: REUTERS
Tổng thống Trump đã nhiều lần nhấn mạnh tham vọng đưa Greenland vào lãnh thổ Mỹ, coi đây là ưu tiên an ninh quốc gia. Ông tuyên bố tại Nhà Trắng hôm 28.3 rằng “chúng ta phải có” Greenland để đảm bảo vị thế của Mỹ ở Bắc Cực.
Tuy nhiên, ông Vance lại đưa ra lập trường mềm mỏng hơn, khẳng định Mỹ tôn trọng quyền tự quyết của Greenland. “Chúng tôi tin rằng Greenland sẽ tự quyết định tách khỏi Đan Mạch, và khi đó Mỹ sẽ thảo luận với người dân Greenland”, ông nói.
Chuyến thăm của ông Vance đã gây phản ứng mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lkke Rasmussen. Ông chỉ trích chuyến đi này là thiếu tôn trọng và không phù hợp với quan hệ đồng minh. “Đây không phải cách nói chuyện với một đồng minh thân cận”, Ngoại trưởng Rasmussen tuyên bố.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận Đan Mạch có thể cần tăng cường hiện diện quân sự tại Greenland để đối phó với các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.
Ông Putin lần đầu lên tiếng việc ông Trump muốn mua Greenland
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nghiêm túc với kế hoạch mua lại đảo lớn nhất thế giới Greenland.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp năm 2017 (Ảnh: AFP).
"Thoạt nhìn, điều này có thể khiến một số người ngạc nhiên. Thật là sai lầm lớn khi nghĩ rằng đây chỉ là kế hoạch viển vông của chính quyền Mỹ mới", Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Bắc Cực Quốc tế ở Murmansk (Nga) ngày 27/3.
Nhà lãnh đạo Nga nhắc lại, Mỹ đã cân nhắc khả năng mua lại Greenland, vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, ngay từ thế kỷ XIX, nhưng quốc hội Mỹ không ủng hộ ý tưởng đó.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần bày tỏ mong muốn biến Greenland trở thành một phần lãnh thổ Mỹ và ông không loại trừ việc sử dụng sức mạnh quân sự hoặc kinh tế để thuyết phục Đan Mạch.
Thực tế, ông đã theo đuổi tham vọng này ngay ở nhiệm kỳ đầu, song không nhận được sự ủng hộ của giới chức Đan Mạch và Greenland.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết, họ đã thông báo với chính quyền Tổng thống Trump rằng Greenland không phải để bán và người dân tại đây không mong muốn trở thành một phần của nước Mỹ.
Greenland nằm ở vị trí chiến lược dọc theo tuyến đường ngắn nhất từ châu Âu đến Bắc Mỹ, rất quan trọng đối với hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Theo ông Ulrik Pram Gad, nhà nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, với vị trí chiến lược ở Bắc Cực, Greenland được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Mỹ để đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga.
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu nóng lên, băng ở Bắc Cực ngày càng tan nhanh, Greenland càng trở nên quan trọng về mặt chiến lược đối với Washington khi Nga thúc đẩy khai thác Bắc Cực. Băng tan sẽ giúp mở thêm các tuyến hàng hải qua Greenland cho cả tàu hàng và tàu quân sự.
Ngoài ra, Greenland còn hấp dẫn bởi nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Một khảo sát năm 2023 cho thấy ngoài dầu mỏ và khí tự nhiên, hòn đảo này còn có 25 trong tổng số 34 loại khoáng sản quý hiếm rất thiết yếu đối với công nghiệp bán dẫn như than chì, lithium, niken, coban và đất hiếm.
Các nhà địa chất tin rằng Greenland là nơi tồn tại của 43 trong số 50 loại đất hiếm với trữ lượng khổng lồ. Những tài nguyên thiên nhiên này có giá trị để sản xuất pin cho xe điện, cũng như cho một loạt ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ xanh. Do vậy, Greenland nổi lên như mục tiêu số một của Mỹ.
Phát biểu hôm 24/3, ông Trump nhấn mạnh: "Tôi nghĩ Greenland sẽ thuộc về tương lai của chúng ta. Điều này rất quan trọng, xét về mặt an ninh quốc tế".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đang làm việc với rất nhiều người dân Greenland, những người muốn thấy điều gì đó xảy ra liên quan đến việc họ được bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Họ đang mời gọi chúng tôi. Không phải chúng tôi mời gọi họ. Chúng tôi đã được mời đến đó. Chúng tôi nhận được rất nhiều đề nghị".
Tham vọng Greenland của chính quyền Tổng thống Trump khiến Nga đặc biệt quan tâm. Moscow cho biết họ đang theo dõi những diễn biến liên quan đến chính quyền ông Trump và Greenland vì "lợi ích chiến lược" của Nga ở khu vực Bắc Cực.
Phát biểu tại diễn đàn hôm qua, Tổng thống Putin cho biết Nga ủng hộ hợp tác bình đẳng ở Bắc Cực, bất chấp thực tế là hợp tác quốc tế trong khu vực "đang trải qua thời kỳ khó khăn".
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác không chỉ với các quốc gia Bắc Cực mà còn với tất cả những ai, như chúng tôi, cùng chia sẻ trách nhiệm vì một tương lai ổn định, bền vững cho hành tinh và có thể đưa ra những quyết định cân bằng trong nhiều thập niên tới", ông nói.
Rộ tin Mỹ lên kịch bản rời khỏi ghế chỉ huy NATO Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét kế hoạch cải tổ sâu rộng trong cấu trúc chỉ huy quân sự Mỹ, bao gồm việc nước này từ bỏ vai trò là Tổng tư lệnh tối cao đồng minh NATO tại châu Âu (SACEUR). Mỹ đã nắm giữ vai trò SACEUR trong suốt hơn 70 năm kể từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Có thể bạn quan tâm

Công Phượng sắp tạo nên kỷ lục cùng Bình Phước
Sao thể thao
13:57:10 01/05/2025
Vòng Tay Nắng: vượt doanh thu "Thám tử Kiên", nhưng là bước lùi của Lý Hải?
Hậu trường phim
13:37:32 01/05/2025
2 ngày sau vụ sát hại người phụ nữ, phát hiện thi thể nghi phạm trên sông Hồng
Pháp luật
13:12:04 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025
Bảng giá xe Jeep tháng 5/2025: Cái tên nào đắt nhất?
Ôtô
13:06:31 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025