Thủ tướng Đức nêu một số ưu tiên trong chính sách đối nội, đối ngoại
Thủ tướng Scholz nêu một số ưu tiên như sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu để đảm bảo Ukraine nhận được trang thiết bị vũ khí cần thiết; chính sách năng lượng của Đức và châu Âu…
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Nguồn: DPA)
Ngày 16/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội nước này, trong đó đề cập một số ưu tiên của Đức trong chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trong tuần tới, dự kiến thảo luận về một số cải cách nội khối.
Liên quan cuộc xung đột tại Ukraine, Thủ tướng Scholz cho biết Berlin sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu để đảm bảo rằng Ukraine nhận được trang thiết bị vũ khí cần thiết.
Cũng theo Thủ tướng Scholz, trong 1 năm qua kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, Đức đã hỗ trợ song phương cho Ukraine hơn 14 tỷ euro bên cạnh khoản viện trợ của Đức trong EU.
Ông cũng bày tỏ mong muốn châu Âu có thể đạt được nhất trí về kế hoạch mua sắm chung, đồng htời cho biết Đức sẵn sàng mở rộng các dự án mua sắm vũ khí cho các quốc gia thành viên khác.
Video đang HOT
Về chính sách tị nạn của Đức và châu Âu, Thủ tướng Scholz cho biết Chính phủ Đức đã chi trên 3,5 tỷ euro cho các bang và địa phương trong năm 2022 và năm nay thêm 2,75 tỷ euro cho mục đích hỗ trợ người tị nạn Ukraine.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh người dân Ukraine đến Đức vì lý do nhân đạo và tìm kiếm sự bảo vệ đều sẽ nhận được sự bảo vệ, trong khi những người không đủ điều kiện nhận quyền cư trú phải “nhanh chóng hồi hương.” Ông kêu gọi đạt được các thỏa thuận tốt hơn với các nước mà người di cư ra đi nhằm giảm bớt “di cư bất hợp pháp” và mở ra “các tuyến di cư hợp pháp.”
Trong tuyên bố trước Quốc hội, Thủ tướng Scholz cũng đề cập đến chính sách năng lượng của Đức và châu Âu. Ông ca ngợi sự chung tay hành động quyết đoán của Đức, điều đã giúp nước này chỉ trong 8 tháng có thể độc lập với khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga cũng như “chuyển đổi hoàn toàn” nguồn cung năng lượng bằng các đường ống và thiết bị đầu cuối mới.
Đối với thị trường châu Âu, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh nhiệm vụ lúc này của châu Âu là phải củng cố thị trường nội khối và để làm được điều này cần phải thúc đẩy các khoản đầu tư và đổi mới thân thiện với khí hậu trên toàn châu Âu.
Trong tiến trình này, Đức cần phải hành động nhanh hơn và tốt hơn “trong việc sản xuất, giới thiệu và ứng dụng các công nghệ tương lai xanh.” Theo ông, cần xây dựng “cơ sở hạ tầng năng lượng mới” ở châu Âu và một trong những yếu tố quan trọng là cải cách mô hình thị trường điện châu Âu, vấn đề đang được các Bộ trưởng Năng lượng EU thảo luận.
Theo Thủ tướng Đức, khả năng cạnh tranh tốt của châu Âu là “điều kiện tiên quyết cho thành công kinh tế” và cho tương lai châu Âu, giúp châu Âu “mạnh toàn diện.” Thủ tướng Scholz cũng cảnh báo rằng khả năng cạnh tranh chỉ có thể đạt được với ngân sách quốc gia ổn định.
Các tuyên bố trên của Thủ tướng Scholz được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới, trong đó các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các chủ đề như khả năng cạnh tranh, vấn đề năng lượng và trọng tâm là cuộc xung đột ở Ukraine.
Chuyến công du nhiều mục tiêu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du tới Ấn Độ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng liên quan đến xung đột tại Ukraine, cũng như chủ trương đa dạng hóa kinh tế của Chính phủ Đức để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chuyến thăm này được đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trọng tâm của chuyến thăm sẽ là cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Olaf Scholz với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi. Sau đó, hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc thảo luận với đại diện doanh nghiệp hai bên. Thủ tướng Đức cũng sẽ tới thăm "thành trì công nghệ cao" của Ấn Độ ở Bangalore, miền Nam đất nước. Tháp tùng Thủ tướng Scholz trong chuyến thăm này là phái đoàn doanh nghiệp lớn của Đức.
Chuyến thăm đầu tiên của ông Olaf Scholz tới Ấn Độ trên cương vị Thủ tướng Đức được cho là cơ hội tốt để hai bên đánh giá lại những kết quả chính của cuộc tham vấn lần thứ sáu giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Ấn Độ hồi tháng 5/2022; tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng, hướng tới các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, thúc đẩy hợp tác về lao động và đưa ra hướng dẫn chiến lược cho sự hợp tác về khoa học và công nghệ.
Về kinh tế, hiện tại nước Đức đang tích cực đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ấn Độ với quy mô dân số khoảng 1,4 tỷ dân và là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, là đối tác hết sức quan trọng của Đức tại châu Á. Mặc dù vậy, trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Đức năm 2022, Ấn Độ chỉ xếp thứ 22 về xuất khẩu và thứ 24 về nhập khẩu. Kim ngạch thương mại song phương Đức-Ấn đạt khoảng 30 tỷ euro. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn hợp tác của cả hai bên. Trong khi đó, việc đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Tại Đức, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa về kinh tế, thương mại với Ấn Độ - động lực tăng trưởng của châu Á, là rất lớn. Theo ông Stefan Halusa, lãnh đạo Phòng Thương mại Đức tại Ấn Độ, với mối quan hệ chính trị tốt, chia sẻ nhiều giá trị chung, hai nước có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại. Vì không có sự phụ thuộc từ một phía nên cán cân thương mại song phương giữa Đức và Ấn Độ hiện khá cân bằng.
Ấn Độ đang giữ cương vị chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại New Delhi vào tháng 9 tới, trong đó chủ đề khí hậu và các ngành công nghiệp xanh sẽ là một phần quan trọng của các cuộc đàm phán. Giống như EU và Mỹ, Ấn Độ đang tích cực đầu tư cho các công nghệ mới, trong đó có công nghệ năng lượng Mặt Trời, hydro xanh và xe điện. Đây đều là các lĩnh vực mà nền kinh tế Đức hết sức quan tâm. Chuyến đi của Thủ tướng Scholz tới "thành trì công nghệ cao" Bangalore của Ấn Độ cho thấy rõ điều này.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Berlin hồi tháng 5/2022, Đức và Ấn Độ đã ký kết tổng cộng 14 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo vệ khí hậu, phát triển công nghệ hydro xanh... Thủ tướng Đức đã tuyên bố sẽ cung cấp 10 tỷ euro để thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Ấn Độ trong những năm tới. Với một phái đoàn doanh nghiệp lớn đi cùng, chuyến thăm tới New Delhi của Thủ tướng Đức vừa để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác đã có, vừa hướng tới mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho nền kinh tế Đức. Ấn Độ được coi là thị trường rất tiềm năng cho các ngành công nghiệp Đức như hóa chất, dược phẩm, công nghệ y tế, ô tô, kỹ thuật cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Về chính trị, giới chuyên gia cho rằng không phải ngẫu nhiên chuyến thăm Ấn Độ lại được tổ chức đúng vào dịp tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong suốt thời gian qua, bất chấp sức ép từ phương Tây, Chính phủ Ấn Độ vẫn kiên định lập trường trung lập, không tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại Nga cả về kinh tế lẫn chính trị. Ngược lại, New Delhi tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với Moskva, đặc biệt là việc nhập khẩu năng lượng. Nếu trước xung đột, lượng dầu nhập khẩu từ Nga chỉ chiếm 1% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ, thì đến tháng 1/2023, tỷ lệ này đã tăng lên 28% và Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ. Nhập khẩu phân bón từ Nga cũng tăng vọt. Tính chung, giá trị nhập khẩu từ Nga đã tăng lên hơn 37,3 tỷ USD trong vòng 10 tháng, từ tháng 4/2022 - 1/2023, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước, đưa Nga lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp của Ấn Độ.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Đức lần này là nỗ lực tiếp theo của Đức nhằm gắn kết Ấn Độ chặt chẽ hơn với phương Tây.
Theo chuyên gia Christian Wagner từ Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP), phương Tây đang thúc đẩy sự hợp tác nhiều hơn với Ấn Độ nhằm giảm sự phụ thuộc của New Delhi vào Moskva. Còn theo nhận định của báo Thế giới (Die Welt), Ấn Độ là đối tác rất quan trọng của phương Tây nói chung và nước Đức nói riêng.
Đại sứ Đức tại Ấn Độ Philipp Ackermann cho biết xung đột Nga - Ukraine và các hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm của Thủ tướng Scholz. Ngoài ra, Đức cũng rất cần Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng sẽ là một chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận tại New Delhi.
Đức thất bại trong tập hợp lực lượng ủng hộ Ukraine ở Nam Mỹ Các nước Nam Mỹ vẫn còn hoài nghi về chủ nghĩa can thiệp và các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong quá khứ đối với chính họ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva (không có hình), tại Cung điện Planalto, ở Brasilia, ngày 30/1/2023....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tuyên bố giảm 59% giá thuốc ở Mỹ

Tổng thống Zelensky mời tân Giáo hoàng thăm Ukraine

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Người Mỹ "trả góp" cả nhu yếu phẩm: Khủng hoảng đang tới gần?

Bắt giữ nghi phạm sau vụ cháy nhà Thủ tướng Anh Keir Starmer

3 nhà lãnh đạo có thể đưa xung đột Ukraine đến hồi kết

Ukraine sử dụng vũ khí mới mạnh hơn UAV

Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli

Cảnh sát Israel ngăn chặn hành động tế lễ động vật tại Núi Đền

Núi lửa ở Philippines phun trào tro bụi cao hàng nghìn mét

Bước đi quyết liệt nâng cao năng lực tấn công chiến lược của Liên bang Nga
Có thể bạn quan tâm

VPBank đưa G-Dragon và nhạc hội VPBank K-Star Spark đến Việt Nam
Nhạc quốc tế
17:11:48 13/05/2025
Lãnh án tù vì trộm chai nước hoa ở sân bay Tân Sơn Nhất
Pháp luật
17:08:53 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025
Ngọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờ
Sao việt
16:59:08 13/05/2025
Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025
Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ
Netizen
16:51:22 13/05/2025
Sự nghiệp của Ronaldo đã chấm hết?
Sao thể thao
16:49:13 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
Tin nổi bật
16:34:54 13/05/2025
Dương Mịch gặp rắc rối với nhà chồng cũ, hết kiếm chuyện đến nói lời khó nghe
Sao châu á
16:22:11 13/05/2025
Xuất hiện sứa lửa gây nguy hiểm tại nhiều bãi tắm ở biển Nha Trang
Sức khỏe
16:18:03 13/05/2025