Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn (Ảnh: Reuters).
Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 1/7 đã ra quyết định đình chỉ công tác Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong lúc chờ xét xử vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm bà, gia tăng thêm áp lực lên chính phủ vốn đang chịu ch.ỉ tríc.h từ nhiều phía.
Trong thông cáo, tòa án cho biết đã chấp nhận đơn kiến nghị của 36 thượng nghị sĩ cáo buộc bà Paetongtarn không trung thực và vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức theo hiến pháp, liên quan đến vụ rò rỉ một cuộc điện đàm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen .
Chính phủ Thái Lan dự sẽ được lãnh đạo tạm quyền bởi một phó thủ tướng trong thời gian tòa án xem xét vụ kiện chống lại bà Paetongtarn.
Theo trang Nation Thailand, toàn bộ 9 thẩm phán Tòa án Hiến pháp Thái Lan bỏ phiếu nhất trí xem xét đơn kiện chống lại Thủ tướng Paetongtarn. Ngoài ra, 7 thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ phương án đình chỉ chức vụ của bà Paetorngtarn, trong khi hai thẩm phán còn lại phản đối.
Tòa yêu cầu bà Paetongtarn phải đệ trình văn bản bào chữa trong vòng 15 ngày. Đồng thời, tòa cũng yêu cầu bà tạm ngừng thực hiện nhiệm vụ thủ tướng từ ngày 1/7, cho đến khi có phán quyết cuối cùng về vụ kiện.
Theo Bangkok Post, trong thời gian bà Paetongtarn bị đình chỉ, Phó Thủ tướng Suriya Jungrungreangkit sẽ trở thành quyền Thủ tướng lãnh đạo chính phủ.
Video đang HOT
Kịch bản này không chỉ có nguy cơ bộc lộ mâu thuẫn nội bộ, mà còn làm gia tăng sức ép từ phe đối lập cũng như một bộ phận công chúng đang kêu gọi giải tán Hạ viện để tổ chức bầu cử sớm. Dù cuộc chiến pháp lý sẽ chưa thể khép lại ngay vào ngày 1/7, nhưng việc tòa quyết định thụ lý đơn kiện sẽ chính thức khởi động tiến trình xét xử, có khả năng tái định hình toàn cảnh chính trường Thái Lan.
Trong khi đó, bà Paetongtarn vẫn sẽ giữ ghế trong nội các với vai trò tân Bộ trưởng Văn hóa sau đợt cải tổ chính phủ vừa qua.
Chính phủ Thái Lan chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận về việc bà Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ.
Đơn kiến nghị do 36 thượng nghị sĩ đệ trình ngày 19/6 đề nghị Tòa án Hiến pháp Thái Lan điều tra đoạn ghi âm bị rò rỉ về cuộc trò chuyện của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Họ cho rằng, đoạn ghi âm cho thấy bà Paetongtarn có thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức. Họ cũng cáo buộc bà đã lạm dụng quyền lực bằng cách trộn lẫn lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia, vi phạm nguyên tắc phụng sự công và quản trị minh bạch.
Họ đề nghị bãi nhiệm bà Paetongtarn khỏi chức vụ thủ tướng. Các thượng nghị sĩ cũng yêu cầu đình chỉ chức vụ của bà trong thời gian tòa xem xét vụ việc.
Trong cuộc điện đàm hôm 15/6 nhằm xoa dịu căng thẳng biên giới với Campuchia, bà Paetongtarn, 38 tuổi, bị cho là đã tỏ thái độ nhún nhường trước ông Hun Sen, trong khi ch.ỉ tríc.h một chỉ huy quân đội Thái Lan. Sau đó, bà đã công khai xin lỗi và nói rằng phát biểu này chỉ là một chiến thuật đàm phán.
Cuộc điện đàm ông Hun Sen bị rò rỉ đã đẩy chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vào tình thế chông chênh khi liên minh cầm quyền giờ chỉ còn đa số sít sao . Một đảng chủ chốt đã rút khỏi liên minh và dự kiến sớm thúc đẩy bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội, trong lúc các nhóm biểu tình kêu gọi bà từ chức.
Chính phủ của bà Paetongtarn đang vật lộn để hồi sinh nền kinh tế, trong khi mức độ ủng hộ dành cho bà giảm. Theo một cuộc khảo sát dư luận diễn ra từ 19/6 đến ngày 25/6, tỷ lệ ủng hộ bà giảm còn 9,2%, so với mức 30,9% hồi tháng 3.
Cha bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, cũng đang đối mặt với các vấn đề pháp lý tại hai tòa án trong tháng này. Theo luật sư, ông Thaksin đã xuất hiện tại phiên tòa đầu tiên vào hôm nay tại Tòa Hình sự Bangkok để đối mặt với cáo buộc phỉ báng hoàng gia Thái Lan , một tội danh có thể bị phạt tới 15 năm tù nếu bị kết án. Ông Thaksin phủ nhận cáo buộc và nhiều lần tuyên bố trung thành tuyệt đối với hoàng gia.
Vụ án bắt nguồn từ một cuộc phỏng vấn ông Thaksin thực hiện với truyền thông vào năm 2015 khi đang sống lưu vong . Đến năm 2023, ông trở về Thái Lan sau 15 năm ở nước ngoài để thụ án tù vì xung đột lợi ích và lạm quyền. Ông được ân xá sau đó do vấn đề sức khỏe .
Thủ tướng Thái Lan trình kế hoạch cải tổ nội các
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 28/6 đã trình danh sách cải tổ nội các lên Nhà Vua, Bangkok Post dẫn nguồn thạo tin cho biết.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra (Ảnh: Bangkok Post).
Theo nguồn thạo tin, danh sách cải tổ nội các mà Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đệ trình Nhà vua bao gồm 16 bộ trưởng, thứ trưởng mới đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phumtham Wechayachai được dự đoán sẽ đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Nội vụ.
Thứ trưởng Quốc phòng Nattaphon Narkphanit nhiều khả năng sẽ được thăng chức lên Bộ trưởng Quốc phòng, khi đảng Pheu Thai cầm quyền hiện muốn cựu quân nhân này phụ trách các vấn đề an ninh.
Nhiều nhà phân tích chính trị dự đoán Thủ tướng Paetongtarn cũng sẽ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Văn hóa trong đợt cải tổ này, cho phép bà tiếp tục giữ chức bộ trưởng kể cả nếu bị đình chỉ chức thủ tướng. Đây là chiến thuật từng được cựu Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prayut Chan-o-cha áp dụng.
Ông Suchart Tancharoen, nghị sĩ đảng Pheu Thai và cựu Phó Chủ tịch Hạ viện, dự kiến được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng và được đề cử làm tân Phó Chủ tịch Hạ viện theo chỉ tiêu của Pheu Thai.
Bộ trưởng Văn hóa Sudawan Wangsuphakijkosol, thuộc Pheu Thai, dự kiến trở thành Bộ trưởng Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới.
Trong khi đó, ông Pongkawin Jungrungruangkit, Phó lãnh đạo Pheu Thai, có thể đảm nhiệm chức Bộ trưởng Lao động. Ông Pongkawin, người phụ trách các khu vực bầu cử ở Bangkok cho đảng, cũng là cháu trai của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Suriya Jungrungreangkit. Ngoài ra, ông còn là cố vấn cho Bộ trưởng Giao thông.
Cựu Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Jakkapong Sangmanee thuộc đảng Pheu Thai nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Thương mại.
Theo nguồn tin, Bộ trưởng Kinh tế Số và Xã hội Prasert Jantararuangtong cùng Bộ trưởng Ngoại giao Maris Sangiampongsa được dự kiến tiếp tục giữ các vị trí hiện tại.
Thứ trưởng Thương mại Suchart Chomklin, người đã dẫn đầu nhóm 18 nghị sĩ tách ra từ đảng Thống nhất Quốc gia Thái Lan (United Thai Nation), được kỳ vọng sẽ trở thành Thứ trưởng Nội vụ.
Trong khi đó, ông Jatuporn Buruspat, Tổng thư ký Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường, có thể được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại. Ông cũng dự kiến trở thành lãnh đạo đảng New Opportunity, mà nhóm 18 nghị sĩ liên kết với ông Suchart sẽ gia nhập trong kỳ tổng tuyển cử tiếp theo. Đảng này được cho là nhận được hậu thuẫn tài chính từ các nhân vật có ảnh hưởng trong ngành năng lượng của đất nước.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Narumon Pinyosinwat, thuộc đảng Klatham, sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục. Trong khi đó, ông Anudit Nakornthap, cựu thành viên đảng Thai Sang Thai nay đã chuyển sang Klatham, nhiều khả năng sẽ giữ chức Thứ trưởng Giáo dục.
Kế hoạch cải tổ nội các của Thủ tướng Paetongtarn được đưa ra giữa lúc bà đối mặt với sức ép lớn do vụ rò rỉ nội dung điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Hôm 28/6, khoảng 20.000 người đã xuống đường ở Bangkok, đề nghị Thủ tướng từ chức.
Tòa án sắp quyết định vận mệnh chính trị của Thủ tướng Thái Lan Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đang đứng trước bước ngoặt khi Tòa án Hiến pháp sắp xem xét có chấp nhận đơn kiến nghị đình chỉ chức vụ của bà hay không. Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra (Ảnh: Reuters). Theo Bangkok Post, đơn kiến nghị do 36 thượng nghị sĩ đệ trình ngày 19/6, đề nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do ông Putin ban hành Luật bảo vệ tiếng Nga

Tổng tư lệnh Ukraine ra mệnh lệnh khẩn cấp sau làn sóng tấ.n côn.g của Nga

Tổng thống Trump hé lộ nhân vật "siêu giàu và bí ẩn" chuẩn bị mua TikTok

Tổng thống Trump úp mở biện pháp cứng rắn với tỷ phú Musk

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy giải cứu 87 người tại Địa Trung Hải

Tiêm kích F-16 thứ 4 bị rơi: Ukraine vào thế "ngồi trên đống lửa"

Nga áp dụng chiến thuật tấ.n côn.g mới, phòng không Ukraine gặp khó

Chính quyền hai cấp ở Israel: Kết hợp hiệu quả giữa quản trị trung ương và địa phương

Tình huống chưa có tiề.n lệ khi Thủ tướng Thái Lan bị tạm đình chỉ chức vụ

47.000 người tại Na Uy trúng x.ổ s.ố 'hụt'

Bước đi lặng lẽ của chính quyền Tổng thống Trump nhằm vào trụ cột của nền kinh tế Nga
Có thể bạn quan tâm

Tài tử Người Tình Ánh Trăng "báo hỉ" cùng mỹ nhân King The Land: Hẹn hò bí mật 10 năm mới cưới!
Sao châu á
21:55:12 01/07/2025
Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ ở TPHCM
Tin nổi bật
21:53:10 01/07/2025
Chồng gọi đến phòng công chứng, tôi sửng sốt khi biết phải ký giấy tờ gì
Góc tâm tình
21:50:27 01/07/2025
Midu, Minh Đạt kỷ niệm 1 năm ngày cưới: Không phô trương, chỉ cần tình yêu
Sao việt
21:47:06 01/07/2025
Khởi tố vụ dùng AI giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025, giám thị có bị liên đới?
Pháp luật
21:41:44 01/07/2025
Dung nhan 'chân dài' 17 tuổi cao 1m9 của bóng chuyền Việt Nam
Sao thể thao
21:36:20 01/07/2025
Thiết lập hàng rào kiểm duyệt nội dung cho thương mại điện tử
Thế giới số
21:34:50 01/07/2025
Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn
Làm đẹp
21:15:42 01/07/2025
Honda CBR150R CyberRoar Special Edition 2025 bản giới hạn 250 xe có gì đặc biệt
Xe máy
21:10:18 01/07/2025
Cầu thủ Quang Hải hồi sinh mạnh mẽ: Câu trả lời đanh thép sau thời Troussier?
Netizen
21:08:38 01/07/2025