Thúc đẩy giao thương hàng hóa qua biên giới
Ngày 5/10, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 9 tháng năm 2021.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị tỉnh Cao Bằng tiếp tục nắm tình hình xuất nhập hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tìm hiểu những khó khăn, hạn chế để cùng trao đổi để tìm hướng khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Cao Bằng đã tích cực trong công tác quản lý, triển khai các giải pháp đảm bảo quản lý chặt chẽ cũng như tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác liên quan.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu trên cơ sở thực hiện Chỉ thị Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Từ đó, có những lộ trình, giải pháp để kịp thời nắm bắt những cơ hội, khắc phục những khó khăn, tồn tại; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Cao Bằng theo tiêu chí vừa thông suốt vừa an toàn, đặc biệt là bền vững và hiệu quả.
Ông Nguyễn Kiên Cường, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết, 9 tháng năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra tương đối ổn định. Từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Cao Bằng đạt trên 405 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 83% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 306,68 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 99,1 triệu USD, tăng 131% so vói cùng kỳ. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đến 31/12 hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng nhưng chưa ổn định; một số hàng hóa nông sản không xuất khẩu được do phía Trung Quốc có sự chỉ định phân luồng hàng hóa nhập khẩu qua từng cửa khẩu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng tuy đã được chú trọng đầu tư, nhưng còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các cửa khẩu với nước bạn; hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu chỉ có các kho, bến bãi thông thường, chưa thu hút được đầu tư các kho lạnh, khu chế xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, siêu thị, trung tâm thương mại,…
Tỉnh Cao Bằng đề nghị các Bộ ngành Trung ương xem xét đưa danh mục Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) và danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật; nghiên cứu khả thi chung về Khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam để chuẩn bị nghiên cứu các hạng mục đầu tư, các tiểu dự án thành phần trong Khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Đồng thời, xem xét, bố trí nguồn vốn cho tỉnh Cao Bằng để triển khai Dự án Khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy sản tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện.
Cùng với đó, Cao Bằng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục chủ động đàm phán với phía Trung Quốc để thống nhất về cơ chế, chính sách chung để phát triển hoạt động thương mại biên giới; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hướng dẫn, điều tiết một số mặt hàng nông, thủy sản đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, giảm ách tắc cục bộ trong xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu của các tỉnh khác.
Mặt khác, tỉnh đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung thêm quy hoạch trung tâm logistics hạng II của tỉnh Cao Bằng tại cửa khẩu Trà Lĩnh; hỗ trợ, phối hợp với tỉnh trong việc rà soát để hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu…
Xuất khẩu chính ngạch, hướng đi hiệu quả và bền vững
Với khoảng cách vận chuyển ngắn và chi phí thấp, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ưu thế nổi trội khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, với quan niệm đây là thị trường dễ tính khiến giao thương chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Thế nhưng, gần đây quốc gia này đã siết chặt quản lý theo hướng chính ngạch để tăng cường quản lý chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Vì vậy, xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đang bộc lộ nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đối diện với nguy cơ bị hủy hợp đồng, giá trị xuất khẩu không cao, đối tác đột ngột đóng cửa... Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt phải nâng chất cho sản phẩm và chuyển đổi nhận thức bởi xuất khẩu chính ngạch mới thực sự là hướng đi hiệu quả và bền vững.
Phương tiện chuẩn bị xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Tồn tại thói quen
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, bà Vũ Thị Hà (Đồng Đăng-Lạng Sơn) chia sẻ: Tuy mỗi năm xuất khẩu khoảng 3.000 tấn nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nhưng năm nào doanh nghiệp cũng thiệt hại vài xe với chi phí 20 triệu/xe do quá trình lưu thông hàng hoá bị dập nát, hỏng thối.
Vẫn biết giao dịch qua tiểu ngạch rủi ro cao vì chủ yếu là hợp đồng miệng nên nhiều khi hàng hoá bị ép giá, trả hàng nhưng ngược lại giao dịch lại nhanh, thuận tiện nên không chỉ bà Vũ Thị Hà mà rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn lựa chọn xuất khẩu theo hình thức này.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên lượng xe chở nông sản tồn đọng ở cửa khẩu rất lớn.
Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt vì phải tăng chi phí trong thời gian đợi thông quan.
Hiện lái xe Việt phải đưa hàng sang gần bãi của phía Trung Quốc, giao phương tiện và hàng hóa cho lái xe phía Trung Quốc vận chuyển vào bãi. Chi phí thuê vận chuyển giao động từ 1.000- 1.300 tệ tương đương từ 3,5 - 4,5 triệu đồng. Đó là chi phí đối với các xe hàng thuận lợi khi sang tới nơi và được doanh nghiệp bên kia sang tải bốc xếp ngay.
Tuy nhiên, với các xe chưa được bốc hàng ngay thì phải chạy lạnh để giữ cho nông sản tươi, chờ hôm sau bốc xếp. Khi đó, chi phí đội thêm lên thêm 200 tệ/đêm tương đương khoảng trên 700.000 đồng.
Đáng lưu ý, hầu hết chi phí này được các doanh nghiệp thỏa thuận miệng với nhau, nên khi xảy ra các rủi ro về hỏng hàng, va quệt xe, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu và nhiều khi cũng không biết lái xe Trung Quốc đưa hàng đi đâu.
Ông Đoàn Ngọc Lân, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả thực phẩm Thanh Hóa cũng cho hay, từ trung tuần tháng 4 trở lại đây, các cửa khẩu đường bộ giao thương với Trung Quốc đã thông thương trở lại. Tuy nhiên, năng lực thông quan hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thông quan ngắn dẫn đến tình trạng xe hàng bị ùn ứ tại các cửa khẩu.
Hơn nữa, do xuất khẩu tiểu ngạch, không có cam kết với đối tác về các điều khoản thực thi hợp đồng nên các chi phí lưu xe tại kho bãi, đơn vị đều phải tự gánh chịu. Ngoài ra, công ty còn bị tồn vốn lưu động, làm tăng thêm những khó khăn trong bối cảnh duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm dịch bệnh.
Theo ông Đoàn Ngọc Lân, vẫn biết xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định và bền vững hơn, nhưng do các chi phí logistics nội tỉnh và vận chuyển hàng hóa ra các cửa khẩu phía Bắc hiện khá cao so với phía Nam. Vì thế, nếu cộng thêm các chi phí, thủ tục đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch thì các mặt hàng không phải là đặc trưng riêng của tỉnh sẽ rất khó cạnh tranh được về giá so với các địa phương khác.
Bên cạnh đó, để có được các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, nông sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP hay cao hơn là GlobalGAP.
Thế nhưng, đây lại là một trong những điểm hạn chế bởi muốn đáp ứng các tiêu chuẩn này, nông dân cần thông qua các hợp tác xã, các doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Theo phân tích của Bộ Công Thương, thực tế cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều, so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, các thương nhân, doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ...
Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Điều này nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng xuất khẩu của Việt Nam thực sự thiếu tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp, nông dân có tâm lý cho rằng, Trung Quốc có chung đường biên giới nên thường đưa hàng lên các chợ biên giới để chào bán, nhiều trường hợp không bán được phải giảm giá, bán tống bán tháo hoặc bỏ đi.
Hơn nữa, do thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp không chú ý nhu cầu, tiêu chuẩn, thậm chí đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm như: sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách tắc ngay tại cửa khẩu do phía bạn cấm biên bởi doanh nghiệp không tìm hiểu mặt hàng nào có thể xuất khẩu chính ngạch.
Mặt khác, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và hàng hoá thiếu sức cạnh tranh cộng với xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch đã tiềm ẩn nhiều rủi ro do không có ràng buộc pháp lý giữa người mua và người bán. Vì thế, việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi sang thương mại chính quy.
Chuyển đổi phương thức
Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho thấy, đã qua thời kỳ hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, bởi hiện tại Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới, nên phải siết chặt các điều kiện kinh doanh và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đây cũng là một cơ hội, đồng thời gắn liền với thách thức mà các doanh nghiệp Việt đón bắt một cách nghiêm chỉnh. Từ đó, xuất khẩu sang thị trường này với đầy đủ chứng chỉ, xuất xứ, điều kiện kinh doanh.
Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều mà các ngành chức năng của cả Việt Nam và Trung Quốc đều hướng các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu thực hiện.
Chính vì vậy, vừa qua Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sớm thực hiện chuyển nhanh, chuyển mạnh từ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch. Điều này thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, bà Lê Hoàng Oanh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường để từ đó xác định mặt hàng và khu vực thị trường trọng điểm.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nâng chất cho sản phẩm và tuân thủ các quy định nhập khẩu của quốc gia này. Đây cũng là bước đệm để hình thành thị trường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang hình thức chính ngạch đang được Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp rốt ráo thực hiện. Từ đó, hướng đến hoạt động xuất khẩu bền vững, tạo thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa và phương tiện, đặc biệt tại cửa khẩu khu vực biên giới.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương khu vực biên giới chủ động đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ 13 Sáng 10/9, diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam (CLMV) lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn và chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì tại điểm cầu Hà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền
Có thể bạn quan tâm

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ
Lạ vui
09:12:33 26/05/2025
Smartphone mạnh bậc nhất thế giới, đa sắc màu, pin 6.000mAh, camera selfie 50MP, giá chưa tới 11 triệu đồng
Đồ 2-tek
09:12:15 26/05/2025
Vén màn thế giới 'Dưới đáy hồ' ma mị: Thử thách từ rêu 'nhân vật kể chuyện' cực kỳ đặc biệt
Hậu trường phim
09:10:25 26/05/2025
Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều
Mọt game
09:09:58 26/05/2025
Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!
Phim âu mỹ
09:05:58 26/05/2025
Huỳnh Hiểu Minh lập di chúc, 35.000 tỷ Diệp Kha không có 1 xu, chuyện gì đây?
Sao châu á
09:05:31 26/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang
Phim việt
08:58:51 26/05/2025
Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác
Góc tâm tình
08:52:25 26/05/2025
Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16
Thế giới số
08:49:38 26/05/2025
Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"
Sao việt
08:35:35 26/05/2025