Thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng mật mã, an toàn thông tin vào chuyển đổi số tại Việt Nam
Quy tụ nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin – CryptoIS 2022″ sẽ được Học viện Kỹ thuật Mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 28/4.
Được tài trợ chính bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup – VINIF, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin – CryptoIS 2022″ diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp với trực tuyến qua nền tảng số.
Theo Ban tổ chức, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số, các cuộc tấn công vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin, làm lộ lọt, xuyên tạc thông tin… đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn cho mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Diễn ra trong bối cảnh đó, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin – CryptoIS 2022″ hướng tới mục tiêu tạo dựng và phát triển môi trường trao đổi học thuật, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về mật mã, an toàn thông tin tại Việt Nam.
Phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ mật mã và tạp chí An toàn thông tin tổ chức sự kiện này, Học viện Kỹ thuật mật mã muốn kết nối và hình thành cộng đồng các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về mật mã, an toàn thông tin; khẳng định tầm quan trọng của mật mã và an toàn thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin – CryptoIS 2022″ là diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi và trình bày các công trình khoa học và kết quả nghiên cứu mới của bản thân về những lĩnh vực liên quan; tạo cơ hội tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học giữa Học viện Kỹ thuật mật mã với các trường đại học trong khu vực và quốc tế.
Các diễn giả tại hội thảo là những chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam, họ sẽ trình bày những nghiên cứu mới nhất giúp định hướng và tìm kiếm ý tưởng cho cộng đồng nghiên cứu tại Học viện nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cụ thể, các diễn giả chính gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, với tham luận “An toàn thông tin cho chuyển đổi số”; Giáo sư Phan Dương Hiệu, Trưởng nhóm An ninh mạng – Mật mã tại Viễn thông Paris thuộc trường Bách khoa Paris, trình bày báo cáo “Hướng tới mật mã phi tập trung”; Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, mang đến báo cáo “Xây dựng khung kiến trúc tham chiếu bảo mật thông tin cho chính phủ điện tử Việt Nam”; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện trưởng Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia TP.HCM với tham luận về “An toàn thông tin và Trí tuệ nhân tạo”; Tiến sĩ Nguyễn Khoa, Giảng viên Cao cấp Khoa Máy tính và Công nghệ Thông tin – Đại học Wollongong (Úc), trình bày báo cáo “Tổng quan về mật mã hậu lượng tử”.
Theo kế hoạch, trong ngày 28/4, bên cạnh 5 báo cáo mời, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin – CryptoIS 2022″ còn có 2 phiên thảo luận song song về 2 chủ đề mật mã và an toàn thông tin với sự chủ trì của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các diễn giả khách mời từ nước ngoài.
Sẽ có hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT trong quý II năm nay là xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia.
Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số được Bộ TT&TT phê duyệt hồi tháng 2 đã một lần nữa nhấn mạnh nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn. Từ đó, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trong lần công bố thứ nhất, Bộ TT&TT đã xác định rõ 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển, với 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 15 nền tảng do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội. Danh sách nền tảng số quốc gia ưu tiên phát triển sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT cập nhật, bổ sung, điều chỉnh và công bố trong thời gian tới.
Hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia là nhiệm vụ Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin đảm trách (Ảnh minh họa)
Với quan điểm coi đảm bảo an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, Bộ TT&TT đã giao Cục An toàn thông tin chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn thông tin mạng, kịp thời phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ khắc phục lỗ hổng, điểm yếu của các nền tảng số quốc gia.
Đồng thời, có hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia; cũng như tổ chức các cuộc diễn tập về an toàn thông tin mạng để tập huấn, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia.
Cục An toàn thông tin cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục trong quý II này là xây dựng văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia.
Liên quan đến vấn đề an toàn, bảo mật của các nền tảng số, theo đại diện Cục An toàn thông tin, thời gian qua, nhiều ứng dụng, nền tảng số được phát triển nhưng chưa chú trọng an toàn thông tin. Nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng, có khoảng 60% dự án phần mềm áp dụng quy trình DevSecOps (Phát triển - An toàn thông tin - Vận hành).
Ở Việt Nam, khoảng 90% dự án phần mềm được phát triển chưa áp dụng quy trình DevSecOps. Những lỗi sơ đẳng trong phát triển phần mềm có thể gây ra mất an toàn thông tin nghiêm trọng. Có những nền tảng được sử dụng nhiều, nếu mất an toàn thông tin sẽ gây hậu quả khó lường.
Để giải quyết vấn đề trên, trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ICT thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn, thay đổi từ quy trình "Phát triển - Vận hành" sang "Phát triển - An toàn thông tin - Vận hành". Sử dụng công cụ đánh giá an toàn mã nguồn phần mềm và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng an toàn thông tin cho nhân lực phát triển phần mềm.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các nền tảng số an toàn, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, các nền tảng số lớn, quan trọng, với sự tham gia của nhiều chuyên gia an toàn thông tin trong và ngoài nước.
Mạo danh Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên để lừa đảo người dân Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cho biết nhiều người dân đã phản ánh họ nhận được tin nhắn giả mạo Công ty TikTok tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo. Những phản ánh của người dân về hiện tượng các đối tượng giả mạo Công ty...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Microsoft đưa tính năng Recall gây tranh cãi trở lại PC Copilot+

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Xiaomi ngừng hỗ trợ 7 mẫu điện thoại phổ biến
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 30/4: Tuyết Lan mang thai con đầu lòng
Sao việt
13:45:44 30/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi nghe tin mẹ Liên sắp về nước
Phim việt
13:43:09 30/04/2025
Nagano Mei lên tiếng việc bị nói 'bắt cá 2 tay', phát ngôn sốc khiến fan sụp đổ
Sao châu á
13:34:17 30/04/2025
Tiết lộ thú vị về ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" của Phạm Tuyên
Nhạc việt
13:33:49 30/04/2025
Vợ chồng trẻ rời TPHCM về quê trồng hoa, nuôi cá ở mảnh đất hơn 3.000m2
Sáng tạo
13:28:35 30/04/2025
Vụ cha 'xử' tài xế hại con ở Vĩnh Long: lộ bản KL va chạm, khiếu nại VKS bị bác?
Tin nổi bật
13:23:08 30/04/2025
Đại tá lái Su-30MK2 nhào lộn: bắt cận visual phong độ, nhận cuộc gọi nóng
Netizen
13:12:32 30/04/2025
Nghỉ lễ, về An Giang 'check-in'
Du lịch
12:40:14 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
Sức khỏe
12:19:52 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025