Thực hiện tinh giản nội dung dạy học chương trình GDPT hiện hành
Trong 3 ngày từ 5/6 đến ngày 7/6, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn về xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục cho gần 600 tổ trưởng chuyên môn cốt cán các trường THPT của 16 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
Giáo viên tham gia khoá tập huấn tổ trưởng chuyên môn về xây dựng kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục.
Đây là đợt cuối cùng cho các tỉnh còn lại, tiếp nối các khoá tập huấn trước đã tổ chức tại Hải Phòng, Nghệ An, Đăk Lăk, cho tổ trưởng chuyên môn 63 tỉnh/ thành phố.
Thống nhất tinh giản nội dung dạy học
Phát biểu tại khóa tập huấn, TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, thực hiện Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT). Mục tiêu của chương trình là chuyển từ nền giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh.
Để học sinh đang học chương trình hiện hành có thể thụ hưởng những lợi ích của việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học, đồng thời giúp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có bước đệm để triển khai CT GDPT 2018, từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4612 hướng dẫn thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Công văn này yêu cầu các nhà trường tinh giản các nội dung dạy học vượt quá nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng của CT GDPT hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học và hoạt động giáo dục; bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay thế cho thông tin cũ, lạc hậu… Việc dạy học và kiểm tra đánh giá cũng được yêu cầu đổi mới theo hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh, dạy học thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp.
Thực hiện công văn 4612, nhiều nhà trường triển khai hiệu quả, được học sinh và giáo viên hưởng ứng. Tuy nhiên, còn một số địa phương thực hiện chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả.
Vừa qua, để ứng phó với dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã tinh giản nội dung dạy học của chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020. Hoạt động này nhận được những hiệu ứng tích cực từ học sinh, giáo viên và toàn xã hội.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng GD&ĐT, thời gian tới sẽ thực hiện tinh giản nội dung dạy học của CT GDPT hiện hành, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Chủ trương này sẽ thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Như vậy, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục sẽ thuận lợi trong công tác đổi mới dạy học và học sinh là người hưởng lợi cuối cùng.
“Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cần phải đồng bộ với hoạt động tinh giản nội dung dạy học. Điều này giúp giáo viên, học sinh có thêm nhiều thời gian thực hiện các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá mới để hình thành và phát triển phẩm chất năng lực người học”, TS Sái Công Hồng nói.
Video đang HOT
Tổ trưởng chuyên môn môn Hoá học tập huấn tập trung.
Gắn thực tiễn với khoa học trong hoạt động tinh giản
Tại khoá tập huấn, các tổ tưởng chuyên được hướng dẫn thực hiện rà soát tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục trong thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Đồng thời hướng dẫn việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng CT GDPT 2018.
Theo đó, về tinh giản nội dung dạy học, giáo viên sẽ rà soát và đề xuất tinh giản các nội dung dạy học vượt quá nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng của CT GDPT hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học và hoạt động giáo dục; bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay thế cho thông tin cũ, lạc hậu… Sau khi tinh giản, giáo viên thực hiện tích hợp hoặc ghép hợp nội dung kiến thức thành bài học hoặc chủ đề dạy học.
Để tổ chức dạy học sau tinh giản, các nhà trường, tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch chuyên môn của từng môn học. Từng giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch dạy học cho cá nhân, để thực hiện linh hoạt, sáng tạo các bài học, các chủ đề. Trong kế hoạch dạy học, cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của chủ đề, từ đó định hướng phương pháp giảng dạy và phân bổ thời gian hợp lý.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, tức kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Đánh giá bằng nhận xét không thực hiện chung chung mà đánh giá sự tiến bộ của người học về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá sẽ đa dạng như: hỏi đáp, viết, thuyết trình, đánh giá bằng sản phẩm học tập. Đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học sinh.
Như vậy, kết thúc khoá tập huấn, tổ trưởng chuyên môn sẽ hiểu rõ quy trình tinh giản và tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá sau tinh giản, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn được tập huấn sẽ bồi dưỡng hoạt động tinh giản nội dung dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch chuyên môn cho giáo viên toàn tỉnh.
“Tới đây, giáo viên của các tổ chuyên môn sẽ đề xuất nội dung tinh giản, xây dựng các chủ đề, nhóm chủ đề theo nội dung đã tinh giản. Sản phẩm này được Sở GD&ĐT các tỉnh tổng hợp, gửi về Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT sẽ mời các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất của giáo viên để tiến hành tư vấn cho Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn và thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Như vậy sẽ là sản phẩm trí tuệ chung, kết hợp cả thực tiễn và khoa học”, TS Sái Công Hồng nói.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết, hướng dẫn nội dung tinh giản sẽ được Bộ GD&ĐT ban hành trong thời gian tới đây. Hiện nay Bộ đang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để các giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.
Giáo viên mong muốn sớm áp dụng tinh giản chương trình
Giáo viên Phạm Thị Kim Sanh, trường THPT Trương Vĩnh Ký (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đánh giá, việc tinh giản nội dung dạy học của CT GDPT hiện hành để đổi mới dạy học, định hướng theo CT GDPT 2018 là hết sức cần thiết. Lý do là chương trình, sách giáo khoa hiện nay có nhiều nội dung nặng tính hàn lâm, thiếu ứng dụng thực tiễn, nội dung kiến thức một số môn và giữa các lớp học có sự trùng lặp. Đây là một phần lý do khiến học sinh chưa hứng thú học tập.
Những năm gần đây, thực hiện công văn 4612 của Bộ GD&ĐT, trường THPT Trương Vĩnh Ký đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá. Như tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động tìm hiểu mô hình sản xuất, thị trường kinh doanh thực tế của địa phương. Học sinh và giáo viên đều rất hứng thú.
“Tuy nhiên, nội dung cần dạy học theo chương trình, sách giáo khoa rất nặng, một học kỳ chúng tôi chỉ tổ chức được một vài buổi cho học sinh học trải nghiệm. Tới đây, nếu Bộ GD&ĐT tinh giản chương trình và áp dụng thống nhất trên toàn quốc, giáo viên sẽ có thêm thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, mang lại sự hứng thú và hiểu biết kiến thức chuyên môn lẫn thực tế cho học sinh”, giáo viên Phạm Thị Kim Sanh nói.
Tổ trưởng chuyên môn môn Giáo dục công dân của trường THPT Trương Vĩnh Ký cho biết, sau tinh giản chương trình, việc tích hợp hoặc kết hợp các nội dung kiến thức thành chủ đề hoặc nhóm chủ đề dạy học là cần thiết. Với hệ thống kiến thức vừa logic, vừa không bị trùng lặp, học sinh sẽ dễ học tập và học hiệu quả hơn.
Giáo viên môn Địa lý trường THPT Chiêm Thành Tấn (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) – cô Đặng Thị Nâu, cũng cho rằng, việc tinh giản chương trình hiện hành, đổi mới dạy học và kiểm tra tránh giá định hướng CT GDPT mới là cần thiết và hữu ích cho cả giáo viên, học sinh. Tham gia 3 ngày tập huấn, cô và các tổ trưởng chuyên môn trường THPT khác đã hiểu được căn kẽ yêu cầu và quy trình tinh giản, xây dựng kế hoạch giáo dục và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng của CT GDPT 2018. Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá tới đây của cô sẽ được thực hiện bài bản, khoa học hơn, thay vì mang tính tự phát như vừa qua.
Cô Nâu và các tổ trưởng chuyên môn tham gia đợt tập huấn rất phấn khởi khi tới đây, các giáo viên sẽ được góp tiếng nói quan trọng – tiếng nói từ thực tiễn giảng dạy – vào việc giúp Bộ GD&ĐT ban hành được hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của chương trình hiện hành, định hướng việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho người học.
Hai trường đại học Luật công bố đề án tuyển sinh đại học 2020
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh và trường ĐH Luật Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2020, trong đó, trường ĐH Luật TP.HCM tuyển 2.100 chỉ tiêu, trường ĐH Luật Hà Nội tuyển 2.265 chỉ tiêu.
Theo đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2020 vừa được công bố, năm 2020, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thực hiện tuyển sinh trên phạm vi cả nước.
Trường không tổ chức kỳ thi Kiểm tra năng lực, thay vào đó là tuyển sinh theo 2 phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Trong đó, xét tuyển thẳng tối đa 25%/ tổng chỉ tiêu dành cho 3 đối tượng theo quy định của Bộ GDĐT (đối tượng 1) và thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc có kết quả thi SAT hoặc thí sinh học tại các Trường THPT chuyên, năng khiếu hoặc thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2017, 2018 và 2019, theo quy định của Trường (đối tượng 2 và 3).
Riêng thí sinh thuộc đối tượng 2 và 3 tuyển thẳng sử dụng điểm học bạ của 5 học kỳ THPT (điểm học bạ của lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21,0 trở lên. Đối với thí sinh thuộc đối tượng 3 của phương thức xét tuyển thẳng phải có kết quả học tập của cả 3 năm lớp 10, 11 và 12 đạt từ loại Giỏi trở lên.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trường dành tối thiểu là 75%/tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Phương thức này được thực hiện theo quy định và kế hoạch chung của Bộ GDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/ nhóm ngành/ khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đại học, cụ thể như sau:
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng qua hệ thống Sở GDĐT, theo thời hạn và cách thức do Bộ GDĐT quy định, đối tượng 2 và 3 nộp hồ sơ từ ngày 15/6-31/7. Sau khi có kết quả xét trúng tuyển, thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi và các giấy tờ minh chứng cho việc được xét tuyển thẳng để Nhà trường kiểm tra và đối chiếu, trước ngày 05/9/2020.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh nộp hồ sơ tại các trường THPT hoặc tại các điểm thu nhận hồ sơ do Sở GDĐT quy định, theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT.
Nhà trường cũng cho biết, học phí dành cho sinh viên chính quy trong năm học 2020-2021 là từ 18.000.000Đ/sinh viên (lớp đại trà) tới cao nhất là 49.500.000Đ (lớp chất lượng cao ngành Quản trị - Luật).
Trong các năm học tiếp theo, sinh viên sẽ được thông báo mức học phí ngay sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt lại Đề án tự chủ của Nhà trường.
Năm 2020, trường ĐH Luật Hà Nộituyển tổng cộng 2.265 chỉ tiêu trình độ đại học dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (nếu chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định).
Nhà trường thực hiện tuyển sinh trên phạm vi cả nước, sử dụng các phương thức tuyển sinh: tuyển thẳng các thí sinh theo quy định của Bộ GDĐT và xét tuyển dựa trên kết quả học tập loại Giỏi của 3 năm bậc THPT (40% tổng chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành (60% tổng chỉ tiêu).
Chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành/nhóm ngành/khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo tại trụ sở chính và phân hiệu tại Đắk Lắk của trường như sau:
Ngoài ra, trường không sử dụng kết quả bảo lưu của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 để xét tuyển năm 2020, trừ các trường hợp đã trúng tuyển vào trường năm 2019 và được bảo lưu kết quả tuyển sinh.
Nhà trường cũng sẽ tuyển 160 chỉ tiêu đào tạo chất lượng cao ngành Luật. Việc tuyển chọn được thực hiện ngay sau khi các thí sinh trúng tuyển vào Trường.
Nhà trường quy định học phí đối với sinh viên học các chương trình đại trà là 980.000Đ/tháng, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có) là 11%. Đối với sinh viên học chương trình đào tạo chất lượng cao, học phí gấp 4 lần chương trình đại trà. Sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo chất lượng cao đóng 230 triệu đồng/năm học.
Đắk Lắk khó khăn vận động học sinh trở lại trường sau dịch Covid-19 Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, toàn tỉnh vẫn còn hơn 260 học sinh chưa trở lại trường dù đã 1 tháng kể từ khi Sở có thông báo đi học trở lại. Đã 1 tháng kể từ khi học sinh các cấp ở Đắk Lắk trở lại học bình thường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch Covid-19, nhưng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025