Thức uống dân gian chanh, sả, mật ong: Không ngừa COVID-19 mà còn nguy hại!

Trao đổi về vấn đề VietTimes đặt ra liên quan đến hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc đang được truyền tay trên MXH những ngày phòng dịch COVID-19 gồm chanh, sả, mật ong, các chuyên gia ngành Y đều nhất loạt cho rằng không có sở cứ và thậm chí còn có thể nguy hại tới sức khỏe người dùng.

Đây là một trong những nội dung được các khách mời và người tham dự trao đổi sôi nổi tại cuộc tọa đàm Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch COVID-19, do Câu lạc bộ Café số (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam – VDCA) và Báo Giao thông phối hợp tổ chức chiều nay (20/2).

Thức uống dân gian chanh, sả, mật ong: Không ngừa COVID-19 mà còn nguy hại! - Hình 1

Ths. Vũ Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế (trái), BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (người cầm mic) và BS. Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).

Không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh

Từ thời điểm bắt đầu chống dịch COVID-19, nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng xã hội liên tục đăng đàn để cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Cùng với đó, một số trí thức đã chia sẻ cách phòng dịch bằng món thức uống dân gian từ nguyên liệu dân dã, ít tiền. Họ cho rằng thứ nước uống này được cho là phòng và chữa được nhiều thứ bệnh về phổi, kể cả ung thư phổi và tất nhiên, trong danh sách này có cả viêm phổi cấp Vũ Hán (nCoV).

Công thức nấu món đồ uống từ chanh – sả – mật ong rất đơn giản: Cho một nắm lá sả vào nồi nấu lấy nước, thêm chanh bào nhỏ sau khi cấp đông, pha cùng mật ong rồi khuấy đều và uống nóng .

Trao đổi với VietTimes tại cuộc tọa đàm, BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho rằng nguyên tắc của đông y là căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để họ biện luận bệnh lý, rồi từ đó, họ luận ra cách trị. Ông lấy ví dụ thầy thuốc Đông y sẽ đánh giá các triệu chứng bệnh để phán đoán vấn đề thuộc về âm hư hay dương hư, về phế, về tì hay về thận,…

Cũng trao đổi về nội dung này, Ths. Vũ Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khẳng định người dân chỉ cần thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Bộ Y tế về đảm bảo sức khỏe để không bị lây nhiễm COVID-19.

Trong đó, đặc biệt lưu ý rửa tay thường xuyên, vệ sinh máy tính, điện thoại, đảm bảo bề mặt vật dụng sạch sẽ.

Theo BS. Cấp, ở Trung Quốc, hiện có chừng 70 – 80 ngàn bệnh nhân mắc COVID-19, nên họ có cơ sở thống kê rất lớn về triệu chứng và họ đủ dữ liệu để luận ra triệu chứng ấy thuộc phạm vi gì của Đông y và ra cách chữa trị.

Còn ở Việt Nam mới có 16 bệnh nhân. Tại Hà Nội, có số bệnh nhân nhiều nhất, cũng chỉ 5 bệnh nhân; các bệnh viện khác chỉ có 1, 2 trường hợp. Cho nên tập hợp được các triệu chứng thì ngoài Bộ Y tế ra chưa có đơn vị nào có. Và khi chưa tập hợp được triệu chứng thì chưa thể có cơ sở để luận được ra hướng điều trị.

“Anh không biết bệnh ấy là gì, thậm chí chưa nhìn thấy tận mắt, chưa gặp, chưa được bắt mạch,… thì dựa vào cái gì để làm cơ sở đưa ra hướng điều trị?”, BSCKII Nguyễn Trung Cấp đặt vấn đề.

Video đang HOT

Thức uống dân gian chanh, sả, mật ong: Không ngừa COVID-19 mà còn nguy hại! - Hình 2

Món đồ uống nước chanh, sả, mật ong được cho là có khả năng hỗ trợ phòng các bệnh về phổi, trong đó có cả COVID-19. Ảnh: Sở Y tế HN.

Vì thế, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng người dân cần cẩn trọng về những loại thức uống được người dùng MXH “nâng cấp” thành bài thuốc Đông y và đang trôi nổi trên mạng hiện nay, bởi nó không có sở cứ, không xuất phát từ cơ sở thực tế bệnh lý nên không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh.

Bài thuốc “trôi nổi”, chưa được công nhận

Chia sẻ thông tin các bác sĩ đều có thời gian học bắt mạch, kê đơn và học các nguyên lý của Đông y khi còn đang là sinh viên đại học, BS. Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho rằng: Xuất phát điểm của hai lĩnh vực Đông y và Tây y là tương đối khác nhau. Đông y thì đi từ vũ trụ để suy ra con người.

Con người là một thực thể của vũ trụ, của tự nhiên, vậy mọi thay đổi của vũ trụ đều sẽ tác động đến con người. Một người bị bệnh là người đang mất cân bằng âm dương. Còn Tây y thì lại đi từ vi thể ra đại thể, họ phải tìm ra được nguồn gốc bệnh, phải tìm ra được con virus đó. Tuy vậy, hai lĩnh vực Đông y và Tây y đều có điều trị hỗ trợ.

Thức uống dân gian chanh, sả, mật ong: Không ngừa COVID-19 mà còn nguy hại! - Hình 3

BS. Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội)

“Đối với những bài thuốc đang trôi nổi trên mạng, không phải bài thuốc do thầy thuốc chính danh kê đơn, chưa được sự công nhận của ngành Y tế, tôi cho rằng nó rất nguy hiểm đối với người dùng”, BS Phúc trả lời trực diện vào vấn đề VietTimes đưa ra tại tọa đàm.

Cũng theo BS. Phúc, đây cũng là một trong những trường hợp điển hình về dịch tin giả mà Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng phải thốt lên vào ngày 8/2 vừa qua, rằng: “Có dịch virus ngoài đời và nhưng dịch lan truyền trên mạng còn nguy hiểm hơn nhiều”.

Trao đổi với VietTimes, Thầy thuốc Nhân dân, Bác sĩ cao cấp Trần Văn Bản – Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị sĩ về sức khỏe Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội thẳng thắn: “nCoV là một chủng cúm mới, trước đây chưa từng có, khoa học chưa từng nghiên cứu. Việc dùng loại nước uống từ chanh, sả, mật ong để phòng, chống hay chữa COVID-19 là do cảm nhận cá nhân, chưa có cơ sở khoa học. Vì thế, ta không nên ngộ nhận”.

Theo viettimes

Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này

Nhân viên y tế mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc.

Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này - Hình 1


Các bác sĩ ở tâm dịch.

Virus không đáng sợ

Dịch do chủng virus mới Corona - nCoV đã khiến hơn 42 nghìn người mắc và 1018 người tử vong. Tại Việt Nam, số ca mắc nCoV đã lên tới 15 người. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương là cơ sở tuyến đầu ở miền Bắc trong điều trị bệnh dịch nCoV.

Sau 20 ngày kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở Việt Nan, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, đến nay điều khiến các bác sĩ vui mừng là việc kiểm soát bệnh dịch khá hiệu quả, các ca bệnh nhập viện trên tương đối nhẹ nhàng nên công tác điều trị không mấy vất vả. Về chuyên môn, các bác sĩ không bị áp lực hay căng thẳng điều gì.

Điều bác sĩ Cấp và các đồng nghiệp mệt mỏi nhất đó là vì sự bất hợp tác của một số người nghi nhiễm nCoV bị cách ly. Bác sĩ Cấp cho biết tâm lý bị cách ly là bức bách, khó chịu nhưng đây là dịch bệnh và lây qua đường hô hấp nên để bảo vệ cộng đồng cách tốt nhất là cách ly. Tuy nhiên, ngày nào các bác sĩ cũng nhận được những phàn nàn, những đòi hỏi vô lý đến từ những người bị cách ly.

Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này - Hình 2


Khu vực cách ly đặc biệt của BV Bệnh Nhiệt đới cơ sở Đông Anh

Bác sĩ Cấp cho biết những ngày đầu, việc xét nghiệm rất khó khăn, phải mất 3-5 ngày mới có kết quả hoặc lâu hơn. Bệnh nhân liên tục phàn nàn "nằm mãi không có kết quả". Hay khi có được kết quả âm tính của bệnh nhân, trái lại với niềm vui mừng, phấn khởi của cán bộ y tế, thì người bệnh nghi nhiễm cáu kỉnh quát lớn "đã bảo không sao lại cứ giữ lại, đây là bệnh viện chứ ở ngoài kia thì đừng có trách". Hay những câu nói phũ phàng "bác sĩ kiểu gì mà giờ mới biết âm tính...".

Nhiều bác sĩ, điều dưỡng trẻ mới vào nghề họ đã sốc trước những ứng xử của người bệnh phải cách ly.

Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này - Hình 3


Hai bác sĩ tham gia đưa 30 người Việt ở Vũ Hán về Việt Nam đang phải cách ly được trao bằng khen.

Bác sĩ Cấp kể vì trong nhóm cách ly cũng đủ thành phần từ người buôn bán vùng biên, dân lao động, du học sinh, trí thức, người Việt Nam, người Trung Quốc và cả người châu Âu.... Nên xảy ra nhiều chuyện và nhân viên y tế đôi khi lại trở thành nơi để nhiều người khác phàn nàn.

Nhiều trường hợp cách ly giao tiếp qua bảng hỏi thì họ cho rằng nhân viên y tế không quan tâm. Họ không biết rằng dịch bệnh lây qua đường hô hấp thì càng hạn chế tiếp xúc càng hạn chế nguy cơ gây bệnh.

Nỗi niềm áo bảo hộ

Bác sĩ Trần Hải Ninh - khoa Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết đến thời điểm này, bác sĩ Ninh và các đồng nghiệp khác không cảm thấy áp lực về chuyên môn mà áp lực lớn nhất là thái độ bất hợp tác của người bệnh và thứ hai là việc mặc trang phục phòng hộ, cực kỳ khó thở, nóng bức, mất nước và thường phải mặc suốt 1 ca làm việc.

Sự thật khi mặc trang phục phòng hộ vào rồi thì cán bộ y tế thậm chí nhịn uống nước và nhịn cả đi vệ sinh. Bởi đã cởi ra là buộc phải bỏ đi 1 bộ bảo hộ, hơn nữa quá trình thay bảo hộ có nguy cơ lây nhiễm... nên cán bộ y tế thường nhịn chờ hết ca 4 tiếng.

Bác sĩ Ninh tâm sự, với các ca cách ly, cán bộ y tế không phải vất vả với việc tiêm truyền nhiều nhưng chỉ riêng việc giải thích cho hàng trăm câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra trong mỗi buổi thăm khám trong bộ trang phục phòng hộ kín mít, nóng bức toát mồ hôi, mất nước mới thấu hiểu cảnh khát nước và nhịn uống suốt ca làm của cán bộ y tế như thế nào.

Bác sĩ Ninh chia sẻ, lòng cũng không khỏi gợn sóng khi các nhân viên y tế giờ kiêm luôn nhiệm vụ nhân viên phục vụ, bê cơm đến tận phòng bệnh, thu gom quần áo lót của bệnh nhân mang đi giặt nhưng vẫn bị gọi đường dây nóng báo là bỏ đói bệnh nhân.

Dù ngân sách đã hỗ trợ nhiều kinh phí nhưng vẫn có những mục bệnh nhân phải tự chi trả và khi giải thích điều này cho bệnh nhân thì có những người lớn tiếng "nhốt tôi ở đây bây giờ còn dám mở miệng đòi tiền à". Đủ các tình huống khiến nhân viên y tế cảm thấy mệt mỏi.

Mùa dịch xảy ra vào dịp Tết nên hầu như chẳng ai có được cái Tết trọn vẹn cả và mọi người đều sẵn sàng trực chiến. Có những người ở bệnh viện vài ngày chỉ liên hệ với con nhỏ qua facetime cho đỡ nhớ hay có những bác sĩ, điều dưỡng bố mẹ, chồng con gọi điện liên tục hỏi về tình hình dịch bệnh và điều mà người nhà của họ lo đó là nguy cơ lây nhiễm cho chính nhân viên y tế. May mắn, đến thời điểm này do nắm bắt thông tin, phòng chống tốt nên chưa có nhân viên y tế nào bị lây bệnh nCoV.

Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng chống dịch bệnh nCoV, Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 03 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra.


Các tập thể gồm: Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Khoa nội tổng hợp Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa vi rút Ký sinh trùng Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW.


Cá nhân gồm có một bác sĩ Phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một điều dưỡng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một bác sĩ nội trú phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Theo infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
08:06:51 22/05/2025
Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
06:30:12 23/05/2025
Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?
20:39:57 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lờiTắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
17:42:21 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thởNgã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
23:32:29 21/05/2025
Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người ViệtNhững thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt
17:28:20 21/05/2025
7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm
07:51:43 22/05/2025
5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường
08:04:04 22/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss WorldHoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss World
10:27:23 23/05/2025
Tôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắtTôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắt
10:41:29 23/05/2025
Tôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưngTôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưng
10:32:14 23/05/2025
Mẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biếtMẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biết
10:16:50 23/05/2025
Bố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng "rải" cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu khiến con dâu chạnh lòngBố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng "rải" cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu khiến con dâu chạnh lòng
10:03:21 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn sốY bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
10:37:57 23/05/2025
Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz ViệtHồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt
13:17:02 23/05/2025
Xoài Non muốn cưới lần 2, lộ khoảnh khắc Gil Lê 'thái độ' ra mặt, chồng cũ hả hêXoài Non muốn cưới lần 2, lộ khoảnh khắc Gil Lê 'thái độ' ra mặt, chồng cũ hả hê
10:46:28 23/05/2025

Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

10:43:48 23/05/2025
Một người mất khứu giác vẫn đi làm. Một người khác định uống kháng sinh để phòng Covid-19 . Cách người trẻ ứng xử với dịch bệnh đang thay đổi và cả lệch lạc.
Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

08:33:22 23/05/2025
Theo chuyên gia này, trường hợp song thai trong đó một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp, hiện y văn thế giới chưa có số liệu thống kê. Thai bất thường có thể ảnh hưởng đến môi trường trong tử cung, tác động đến sự phát triển của thai nhi...
Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

08:31:13 23/05/2025
Các bác sĩ ghi nhận, vòng sắt siết chặt quanh gốc ngón III (ngón giữa), ngón tay sưng to, kích thước gấp 1,5 lần so với bình thường, có hiện tượng ứ máu tĩnh mạch, da quanh ngón bị trầy xước do những nỗ lực tháo gỡ trước đó.
Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

08:30:47 23/05/2025
Đặc biệt đối với những người đang mắc các bệnh có liên quan đến thuốc lá hoặc không liên quan đến thuốc lá, nếu hút thuốc lá và bị ảnh hưởng của thuốc lá thụ động sẽ gây ra tiên lượng bệnh khó khăn, chi phí điều trị tốn kém, kèm theo ng...
Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

08:28:35 23/05/2025
Nhờ đó, hệ thống có thể tự động vẽ contour (vùng mô lành và mô đích), phân bố liều, điều chỉnh theo hình ảnh và các thông số lâm sàng của bệnh nhân. Ung thư đầu cổ là nhóm bệnh có diễn tiến nhanh, dễ di căn hạch cổ và di căn xa.
Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

08:25:40 23/05/2025
Đặc biệt, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng (sốt, phát ban ở tay chân, loét miệng, biếng ăn), cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.
Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

08:24:03 23/05/2025
Lời khuyên ngắn gọn từ các chuyên gia y tế có thể làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công lên đến 30%, trong khi lời khuyên chuyên sâu làm tăng cơ hội bỏ thuốc lá lên 84%.
Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

08:15:07 23/05/2025
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến huyết áp như thói quen trước khi ngủ ban đêm.
Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

08:09:39 23/05/2025
Hàng nghìn tỷ vi khuẩn, virus và nấm sống trong ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến hầu hết bệnh viêm nhiễm, bao gồm cả viêm khớp, gout.
Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

07:49:20 23/05/2025
Bỏ bữa sáng, ăn tối quá muộn hay ăn đêm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ví dụ, việc ăn khuya khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi lẽ ra nó cần nghỉ ngơi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ, thậm chí là rối loạn chuyển hóa.
57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

06:27:02 23/05/2025
Qua tập huấn, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các nhân viên y tế, giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các loại bệnh, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em.
Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

06:17:54 23/05/2025
Đầu tiên có thể chỉ là hóc xương ở họng, sau có thể bị đâm thủng thành cơ quan tiêu hóa như các trường hợp nêu trên. Nếu không kịp phát hiện sẽ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Nhạc việt

15:10:55 23/05/2025
Bước ra từ Vietnam Idol 2015 với vị trí top 4, Hà Nhi ngày càng trưởng thành với những sản phẩm âm nhạc ấn tượng.
Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

Thế giới

15:06:00 23/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đang thực thi mệnh lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới với Ukraine.
Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!

Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!

Pháp luật

15:02:40 23/05/2025
Trong lúc đến bệnh viện thăm người thân mới sinh, một vụ xô xát đã xảy ra giữa hai nam thanh niên, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khiến một người thiệt mạng. Cơ quan chức năng đã tiến hành tạm giữ một người liên quan để phục vụ công tác đ...
The Coffee House nghi 'đuổi khách' ngồi lâu, MXH tẩy chay đóng cửa 48 cửa hàng?

The Coffee House nghi 'đuổi khách' ngồi lâu, MXH tẩy chay đóng cửa 48 cửa hàng?

Netizen

15:00:10 23/05/2025
The Coffee House đang đối mặt làn sóng tẩy chay khi bị tố dùng chiêu trò bịt ổ điện, đuổi khéo khách ngồi lâu. Sự việc gây tranh cãi gay gắt về văn hóa phục vụ và quyền lợi khách hàng, đẩy thương hiệu vào tâm bão khủng hoảng truyền thôn...
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Thời trang

14:51:58 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ - Juhi Vyas và Mohini Sharma - thu hút mọi ánh nhìn trên thảm đỏ Liên hoan phim (LHP) Cannes 2025 khi diện trang phục đến từ NTK Việt Nam, thể hiện thông điệp bảo vệ môi trường.
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc

Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc

Tin nổi bật

14:40:05 23/05/2025
Khi đến vùng rừng ở vực đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) hái rau rừng, người dân phát hiện thi thể đang phân hủy nên trình báo cơ quan chức năng.
j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

Nhạc quốc tế

14:30:34 23/05/2025
Thành viên nhóm nhạc BTS là nghệ sĩ solo nam thứ 2 cùa Hàn Quốc xuất hiện trên trang bìa của tạp chí âm nhạc này sau PSY, vào năm 2012.
Alejandro Garnacho sẽ rời MU theo 'vết xe đổ' của Marcus Rashford?

Alejandro Garnacho sẽ rời MU theo 'vết xe đổ' của Marcus Rashford?

Sao thể thao

14:22:22 23/05/2025
Garnacho đang quậy đục nước ở MU. Ở mùa này, anh liên tục bật HLV Ruben Amorim, mới đây là những lời nói sau trận chung kết Europa League 2024/25. Có vẻ như sao Argentina đang đi vào vết xe đổ của Rashford.
Seo Ye Ji "Điên nữ" xâm chiếm Việt Nam, U35 visual 'ăn đứt' Park Shin Hye?

Seo Ye Ji "Điên nữ" xâm chiếm Việt Nam, U35 visual 'ăn đứt' Park Shin Hye?

Sao châu á

14:11:34 23/05/2025
Mặc dù là bông hoa nở muộn của làng giải trí Hàn, nhưng có lẽ điều này không thể ngăn cản được sự phát triển của Seo Ye Ji bởi ở cô hội tụ đủ cả tài năng lẫn nhan sắc. Seo Ye Ji được đông đảo người hâm mộ chú ý sau Điên Thì Có Sao.
Nam Em đòi công bằng cho Thùy Tiên, lên án 1 kẻ có hành vi lấp liếm bán đồ giả

Nam Em đòi công bằng cho Thùy Tiên, lên án 1 kẻ có hành vi lấp liếm bán đồ giả

Sao việt

14:07:37 23/05/2025
Những ngày qua thông tin Hoa hậu Thùy Tiên khởi tố vì có tham gia vào đường dây sản xuất hàng giả và ăn chia lợi nhuận theo hình thức cổ đông đã khiến MXH dậy sóng. Sự sụp đổ của Thùy Tiên khiến không ít người tiếc nuối trong đó phải kể...
5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày

5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày

Làm đẹp

13:42:26 23/05/2025
Matcha hiện rất phổ biến tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe và quán càphê, thường được phục vụ dưới dạng trà, latte, món tráng miệng hoặc các loại đồ uống pha chế.